Làm nông nghiệp tự nhiên, trồng cây không dùng hoá chất, không phân bón, không cày xới đất đai sẽ cần ít chi phí đi, và lợi nhuận thuần của người nông dân vì thế sẽ cao hơn.
Trong những năm qua, tôi đã gửi đi từ 88 đến 110 giạ lúa gạo (hơn 2 tấn đến 3 tấn) tới các cửa hàng bán thực phẩm tự nhiên ở nhiều nơi trên nước Nhật. Tôi cũng đã chuyển 400 thùng các-tông quýt (mỗi thùng nặng tầm 16 ký) chất lên xe tải loại 10 tấn đến hiệp hội các khu chung cư ở quận Suginami trên Tokyo. Chủ tịch hiệp hội muốn bán ra những sản phẩm không bị ô nhiễm, và điều này là nền tảng trong thỏa thuận hợp tác giữa chúng tôi.
Năm đầu khá thành công nhưng cũng có một số phàn nàn. Kích cỡ trái cây quá khác biệt, bên ngoài hơi dơ, vỏ đôi lúc bị héo và những chuyện tương tự. Tôi đã chuyển trái cây đi trong các thùng các-tông không nhãn mác, và thế là một số người nghi ngờ rằng đây là trái cây “loại hai.” Giờ tôi đóng trái cây vào thùng có ghi chữ “quýt tự nhiên.”
Vì thực phẩm tự nhiên có thể được sản xuất với chi phí và công sức tối thiểu, tôi suy luận rằng nó phải được bán với giá rẻ nhất. Năm ngoái, ở khu vực Tokyo, trái cây của tôi có giá thấp nhất. Nhiều cửa hàng nói chúng thơm ngon nhất. Tất nhiên, sẽ tốt hơn cả nếu trái cây có thể bán được ngay tại chỗ, loại trừ được khoảng thời gian và chi phí cho vận chuyển, nhưng cho dù có phải vận chuyển xa thì giá cả vẫn vừa phải, trái cây không nhiễm hoá chất và có vị rất ngon. Năm nay, người ta yêu cầu tôi chuyển đi số lượng gấp hai đến ba lần so với trước.
Vào lúc này, câu hỏi đặt ra là việc bán trực tiếp thực phẩm tự nhiên có thể vươn ra được bao xa. Tôi có hy vọng trong chuyện này. Thời gian gần đây, những nhà vườn sử dụng hoá chất đã bị đẩy vào một tình cảnh o ép về kinh tế cực kỳ căng thẳng, và điều đó khiến cho việc sản xuất thực phẩm tự nhiên có hấp lực với họ hơn. Cho dù một người nông dân bình thường phải làm việc vất vả thế nào trong việc sử dụng hoá chất, chất tạo màu, đánh bóng và những đòi hỏi tương tự, ông ta cũng chỉ có thể bán trái cây của mình với cái giá gần như chỉ vừa đủ bù đắp chi phí. Năm nay, ngay cả một trang trại có trái cây thuộc loại xuất sắc cũng chỉ có thể mong chờ thu được lợi nhuận dưới 13 yên một ký. Người nào trồng ra trái cây có chất lượng chỉ kém hơn một chút, rốt cục sẽ chẳng có lời.
Vì giá cả sụt giảm trong mấy năm qua, các hợp tác xã nông nghiệp và các cơ sở phân loại trở nên rất nghiêm ngặt, chỉ lựa chọn trái cây có chất lượng rất cao. Trái cây chất lượng thấp hơn không thể bán được cho các cơ sở này. Sau khi bỏ cả ngày lao động trong vườn để thu hoạch quýt, xếp vào các thùng chứa và mang đến kệ phân loại, người nông dân phải làm việc đến mười một hoặc mười hai giờ đêm để lựa chọn trong số trái cây của mình, từng trái từng trái một, chỉ giữ lại những trái có kích cỡ và hình dạng hoàn hảo nhất.
Số “trái tốt” đôi khi chỉ chiếm tỷ lệ trung bình từ 25 đến 50% trên tổng lượng thu hoạch, ngay cả một số trái tốt cũng vẫn bị cơ sở phân loại từ chối. Nếu lợi nhuận còn lại chỉ là 5 hoặc 6 yên một ký cũng đã được xem là tốt lắm rồi. Dạo này, những nông dân trồng cam quýt tội nghiệp phải lao động thật vất vả mà cũng phải khó khăn lắm mới hòa vốn.
Trồng cây không dùng hoá chất, không phân bón, không cày xới đất đai sẽ cần ít chi phí đi, và lợi nhuận thuần của người nông dân vì thế sẽ cao hơn. Số trái cây mà tôi chuyển đi thực tế là không phân loại; tôi chỉ đóng trái cây vào hộp, gửi ra chợ và lên giường đi ngủ sớm.
Những nông dân láng giềng của tôi nhận ra rằng họ đang làm việc rất vất vả để rồi cuối cùng trong túi chẳng có gì. Người ta càng ngày càng cảm thấy không có gì kỳ lạ trong việc nuôi trồng những thực phẩm tự nhiên nữa, và các nhà sản xuất đã sẵn sàng chuyển đổi sang làm nông không hoá chất. Nhưng người nông dân bình thường sẽ vẫn lo lắng về chuyện không có thị trường để bán sản phẩm của mình cho đến khi nào thực phẩm tự nhiên có thể phân phối được ngay tại chỗ.
Người tiêu dùng có một niềm tin thường gặp là thực phẩm tự nhiên thì phải đắt. Nếu không đắt, người ta sẽ nghi ngờ rằng nó không phải là thực phẩm tự nhiên. Một nhà bán lẻ nói với tôi rằng sẽ chẳng ai mua sản phẩm tự nhiên nếu giá không cao.Tôi vẫn cảm thấy rằng thực phẩm tự nhiên cần phải được bán rẻ hơn so với bất kỳ loại nào khác.
Nhiều năm trước tôi được yêu cầu gửi mật ong lấy được trong vườn cam và trứng gà núi cho một cửa hàng thực phẩm tự nhiên ở Tokyo. Khi tôi phát hiện ra vị thương gia đó bán chúng với giá cắt cổ, tôi đã rất giận dữ. Tôi biết rằng một thương gia mà lợi dụng khách hàng theo cách đó thì cũng sẽ trộn gạo của tôi với các loại gạo khác, và rằng loại gạo trộn này sẽ đến tay khách hàng với cái giá không trung thực. Tôi tức khắc ngừng giao hàng cho cửa hàng đó.
Nếu thực phẩm tự nhiên có giá cao, nghĩa là người thương gia đang thu lợi nhuận quá đáng. Hơn nữa, nếu thực phẩm tự nhiên đắt đỏ, chúng trở thành thức ăn xa xỉ và chỉ có người giàu mới có thể mua chúng.
Nếu muốn thực phẩm tự nhiên trở nên thông dụng một cách rộng khắp thì nó phải có sẵn tại địa phương với giá cả hợp lý. Chỉ cần người tiêu dùng điều chỉnh lại suy nghĩ, rằng giá thấp không có nghĩa là thực phẩm không tự nhiên, khi đó tất cả mọi người sẽ bắt đầu suy nghĩ theo chiều hướng đúng đắn.
“Bây giờ có nhiều hướng phát triển. Hầu hết là kế hoạch, chiến lược hoặc đang trong quá trình thử nghiệm. Nhưng tôi đã nhắc lại nhiều lần: Chỉ có 2 ngành mới đích thực là tương lai của kinh tế Việt Nam: IT (Công nghệ thông tin) và nông nghiệp”, Tiến sĩ Alan Phan phát biểu.
Ngành IT, đặc biệt phân khúc ứng dụng phần mềm, cần trí tuệ, sức sáng tạo và sự đam mê hơn là tư bản, kinh nghiệm, hay quan hệ chính trị và thương mại. Ngay cả trí tuệ, những khóa học kỹ thuật truyền dạy từ các trường đại học cũng không quan trọng hơn kỹ năng tự khám phá.
Việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu sẽ khiến nguồn cung gạo thế giới sụt giảm. Điều này thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm nguồn thay thế tăng cao, đồng nghĩa với việc giá gạo sẽ được nâng lên bởi nguồn cung khan hiếm. Và Việt Nam là một trong những quốc gia được cho là sẽ hưởng lợi trong bối cảnh này.
Với những điều đã quan sát được từ Việt Nam, chuyên gia Heydarian nhận định: Việt Nam ngày nay là động lực kinh tế và có thể giúp những quốc gia tương đồng như Philippines bằng những "bài học hữu ích", mà cụ thể là ba bài học sau đây.
Nhờ vai trò lịch sử trong 2 cuộc chiến tranh Pháp – Mỹ, Việt Nam đã có tiềm năng để nổi tiếng và tạo thiện cảm với nhân dân thế giới. Tuy nhiên sau 37 năm từ ngày chấm dứt chiến tranh, hình ảnh Việt Nam đã mờ dần trong trí nhớ của những thế hệ trẻ sau này. Sự thiếu vắng những thành quả ấn tượng trên mọi lãnh vực từ kinh tế đến khoa học, từ nghệ thuật đến thể thao đã bào mòn thương hiệu Việt Nam – TS. Alan Phan.
Mất mùa hạn hán thường xuyên và giá trị thị trường rẻ mạt. Từ khi có ứng dụng trí tuệ nhân tạo Plantix, người nông dân có thể nhận biết dễ dàng các loại sâu bệnh và lời khuyên nuôi trồng tương ứng.
Ông bà Fay và Joe Gock là hai người tị nạn trong chiến tranh Trung Nhật lần thứ 2. Hiện họ đang có cuộc sống hạnh phúc bên nhau tại New Zealand, công việc hàng ngày của họ là làm vườn, trồng trọt. Niềm vui của ông lão là nghĩ ra những cách trồng trọt mới, còn bà lão đóng vai trò là “ủng hộ viên” và cùng ông thực hiện những ý tưởng mới. Mỗi ngày qua đi, họ lại cùng nhau làm nông, nấu ăn, uống trà và trao nhau nụ hôn nồng thắm. Nguồn: National Geographic Vietsub by Happy.Live