Cách quản lý tiền của bạn trong bối cảnh bất ổn toàn cầu
Quản lý tiền trở luôn là vấn đề then chốt trong những. Ngày càng nhiều tin tức bất ổn trên thị trường tài chính biến động, nhà đầu tư cần phải tỉnh táo giai đoạn này.
Hiện nay, có rất nhiều tin tức trên toàn cầu có phần tiêu cực khiến thị trường tài chính biến động. Không ai biết chính xác chuyện gì sẽ xảy ra và điều đó khiến thị trường có thể diễn biến tiêu cực. Nếu lo ngại các biến động địa chính trị hay tin tức bắt giữ nhà lãnh đạo nào đó ảnh hưởng tới cách ta tiết kiệm và đầu tư thì hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây.
Dừng giao dịch khi thấy tin tức giật gân
Các thông tin về giá năng lượng và lương thực tăng vọt hoặc nói về một cuộc chiến tranh thế giới tiềm tàng hoặc cuộc tấn công hạt nhân là điều đáng lo ngại.
Lịch sử đã chỉ cho thấy rằng, việc đưa ra các quyết định tài chính dựa trên phản ứng cảm xúc đối với các sự kiện lớn thường khiến nhà đầu tư thiệt hại lâu dài.
Hãy thử nhìn lại các cuộc chiến và khủng hoảng trước đó, ta sẽ nhận ra thị trường chứng khoán phục hồi nhanh hơn dự kiến. Thậm chí, khi tính trung bình thì thị trường còn diễn biến khá tốt.
Don Bennyhoff, Giám đốc đầu tư của Liberty Wealth Advisors và là cựu chiến lược gia đầu tư tại Vanguard cho biết: “Thực hiện một thay đổi căn bản trong bối cảnh không chắc chắn này thường là một quyết định khiến bạn sẽ phải hối tiếc”.
Chẳng hạn, thời điểm tệ nhất là cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 2008, khi cổ phiếu giảm 38%. Dù vậy, trong phần lớn những năm sau đó, chỉ số S&P 500 đều tăng, có tới 4 năm tăng từ 23 – 30%. Nếu bạn quay trở lại năm 1926, lợi tức trung bình hàng năm trên S&P là 10,5%
Rob Williams, Giám đốc quản lý kế hoạch tài chính, thu nhập hưu trí và quản lý tài sản tại Charles Schwab cho biết: “Việc kiên trì theo thị trường sẽ khiến bạn đau tim, nhưng lại là lựa chọn tốt nhất cho danh mục đầu tư của bạn”.
Tất nhiên, ta không nên coi nhẹ toàn bộ những diễn biến khác trong tuơng lai, chẳng hạn như các lời đe dọa tấn công hạt nhân. Tuy nhiên, Williams cũng lưu ý rằng: “Nếu mọi chuyện thực sự diễn ra như vậy, bạn sẽ có nhiều thứ để lo hơn là danh mục đầu tư đấy”.
Có đủ tiền mặt trong ngắn hạn
Việc sở hữu một khoản tiền mặt là cần thiết, đặc biệt là khi đối mặt với những sự kiện lớn ngoài tầm kiểm soát của bạn, hãy đảm bảo rằng bạn có tài sản đủ khả năng thanh toán các hóa đơn hay những khoản chi khẩn cấp bất ngờ ập tới”.
Điều này cũng được khuyến khích nếu bạn sắp hoặc sắp nghỉ hưu, trong trường hợp đó, bạn có thể muốn có đủ tiền mặt để trang trải một năm hoặc nhiều hơn chi phí sinh hoạt mà bạn thường phải trả khi rút tiền từ danh mục đầu tư của mình, Williams nói. Đây phải là số tiền bạn cần để bổ sung cho các khoản thanh toán thu nhập cố định của mình, chẳng hạn như An sinh xã hội hoặc lương hưu tư nhân.
Ngoài ra, Williams gợi ý rằng có hai đến bốn năm với các khoản đầu tư ít biến động hơn như các quỹ đầu tư vào trái phiếu ngắn hạn. Điều đó sẽ giúp ta vượt qua những biến động của thị trường và cho các khoản đầu tư có thời gian để phục hồi.
Xem xét lại khả năng chấp nhận rủi ro của bạn
Khi S&P 500 tiếp tục thiết lập đỉnh, ta sẽ liều lĩnh hơn. Nhưng khi thị trường biến động, ta phải bình tĩnh và đánh giá lại. Đầu tư dài hạn tuy chậm nhưng có thể đem lại lợi nhuận bền vững.
Hãy đánh giá lại danh mục để đảm bảo chúng vẫn khớp với khả năng chịu đựng rủi ro của bạn cho các thử thách sắp tới. Thử định nghĩa thế nào là “mất tiền”. Chẳng hạn, nếu ta để tiền trong tài khoản tiết kiệm thì nó sẽ bị ảnh hưởng ra sao nếu có lạm phát. Đầu tư chứng khoán cũng vậy, hãy đặt ra mốc mà ta cảm thấy thoải mái khi liều lĩnh để đạt lợi nhuận lớn mà không để lạm phát ăn mòn tiền lãi.
Cân bằng lại danh mục đầu tư của bạn
Với lợi nhuận cổ phiếu kỷ lục trong vài năm qua, đây được xem là thời điểm tốt để tái cân bằng lại danh mục đầu tư của bạn. Ngoài ra, nếu bạn có 1 số tiền lớn, bạn nên cân nhắc đầu tư theo từng giai đoạn.
Adam đề xuất, để giúp ổn định lợi nhuận của bạn trong tương lai, bạn có thể phân bổ lại một số tiền vào các cổ phiếu có giá trị trả cổ tức, tăng trưởng chậm hơn thông qua một quỹ tương hỗ.
Làm hết sức mình
Hãy ghi nhớ, không có khoản đầu tư nào là an toàn tuyệt đối, bất cứ thứ gì cũng tiềm ẩn rủi ro. Chẳng ai có thể đưa ra lựa chọn hoàn hảo 100%, vì chẳng ai có đầy đủ thông tin cả. Do đó, hãy thu thập dữ liệu trong khả năng và đưa ra quyết định tốt nhất dựa trên những dữ kiện đó và quản lý tiền của mình thật chặt chẽ. Đồng thời, hãy điều chỉnh theo mục tiêu cá nhân và khả năng chịu đựng rủi ro của mình bạn nhé.
Nguồn: 24hmoney.
Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live