Cạm bẫy nhận thức nào đang dẫn dắt hành vi đầu tư của bạn?
Trong cuốn sách The Little Book of Behavioral Investing (tạm dịch “Cuốn cẩm nang hành vi trong đầu tư”) của James Montier, ông ấy đề cập về những cạm bẫy mà mỗi con người gặp phải khi ra quyết định đến từ: thông tin chưa đầy đủ, vấn đề phức tạp, mục tiêu không được xác định rõ ràng, tình trạng căng thẳng, quyết định dựa vào sự tác động của đối tượng khác.
Đầu tư là một công việc có nét đặc trưng riêng và để trở nên tốt hơn thì nhà đầu tư cần phải học được cách kiểm soát được những bản năng cơ bản của chính mình. Quả thực, nó gần như không thể để thực hiện trừ khi bạn hiểu về những cảm bẫy đó.
Cạm bẫy đối với tôi đó chính là lỗi “thiên lệch nhận thức”. Tôi đã phải chịu đựng điều này thường xuyên hơn tôi muốn và lý do là tôi không bao giờ nhận ra rằng tôi đang làm nó.
Thiên lệch nhận thức là xu hướng hướng đến những thông tin ưa thích nhằm xác nhận cho niềm tin hay giả thiết của mình. Nó nghĩa là bỏ qua những thông tin mà nó không phù hợp hoặc không tốt với những gì bạn nghĩ, chỉ ghi nhớ những thông tin đã được gạn lọc hay giải thích theo cách thiên lệch. Bạn rơi vào sự thiên vị nhận thức trong đầu tư khi bạn làm những điều này (bạn có thể dễ dàng tìm ra nhiều yếu tố hơn trong danh sách này:
– Bạn nghĩ là công ty này rẻ, vì thế bạn sẽ Google những chủ đề có khuyến nghị Mua, hoặc tìm kiếm những báo cáo bởi những phân tích mà họ nghĩ giá cổ phiếu sẽ tăng.
– Bạn sẽ có xu hướng tụ tập lại với những nhóm có chung views với bạn và sẽ lẵng tráng những tông khác nhịp.
– Bỏ qua những thông tin mà nó chống lại quan điểm của bạn. Ví dụ, khi bạn thích 1 công ty, và công ty ra báo cáo kết quả kinh doanh kém, bạn có lẽ sẽ tự biện minh cho những thông tin rằng đây là không bình thường và nó sẽ không xảy ra nữa, và bạn mua vào, khi tình hình kinh doanh tiếp tục ra không tốt, bạn vẫn tiếp tục giữ hàng và đôi lúc quyết định mua thêm, và đến khi nhận ra thì con số thua lỗ thực sự rất lớn rồi. Việc bỏ qua cảnh báo từ những thông tin hay từ người khác không phù hợp với quan điểm của bạn rõ ràng sẽ dẫn đến kết quả tai hại.
– Khi bạn nghĩ rằng cổ phiếu là “rẻ” khi nó hiện đang giao dịch thấp hơn 10-20% so với tuần trước, bạn thấy thích và mua vào, và nó lại giảm tiếp (việc đầu tư trên thị trường neo vào mức giá mà không phải giá trị có lẽ sẽ khiến bạn nhanh chóng rời khỏi bàn chơi).
Montier mô tả một bài kiểm tra đơn giản nhưng khéo léo để cho thấy sự thiên lệch này trong thí nghiệm thực tế:
“Hãy tưởng tượng bạn đang phải đối mặt với chuỗi các con số sau: 2-4-6. Công việc của bạn là tìm ra quy tắc tôi đã sử dụng để xây dựng trình tự này. Để khám phá ra quy tắc đó, bạn có thể xây dựng các bộ ba số khác và tôi sẽ cung cấp cho bạn phản hồi về việc liệu chúng có đáp ứng được quy luật tôi đã sử dụng không. Nếu bạn chắc chắn giải pháp của mình là đúng, bạn có thể ngừng việc kiểm tra lại và cho tôi biết bạn nghĩ gì về quy tắc.”
Với bài test này, hầu hết mọi người đều chọn các dãy số như 4-6-8, hay 100-102-104…,và khi phản hồi của cả 2 dãy số trên đều đáp ứng quy luật, thì họ sẽ dừng việc kiểm tra lại và khẳng định là “bất cứ chuỗi dãy số nào mà số sau tăng thêm 2 so với số trước”.
Đây là giải pháp sai vì quy tắc đúng là “bất kỳ chuỗi số tăng dần nào.” Bạn có thể nhận ra sự thiên lệch nhận thức ở đây không? Ngay khi bạn nhìn thấy trình tự 2-4-6, bạn đưa ra giả thuyết rằng đây là một dãy mà mỗi số liên tiếp là một tăng của 2 từ trước đó. Bạn kiểm tra giả thuyết của bạn bằng cách bỏ phiếu cho các dãy số phù hợp với giả thuyết của bạn. Nếu bạn test bằng các dãy chữ số như 4-6-8 rồi dãy số theo quy luật khác như 100-101-103… thì có thể bạn sẽ đưa ra một nhận định đúng hơn.
Quả thực ví dụ trên, đa số người đã chọn cách sai lầm để đi. Để test giả thuyết thì cách tốt nhất là tìm kiếm những thông tin không xác nhận với giả thuyết đó chứ không phải những thông tin xác nhận với nó. Để giải thích nó tốt hơn, tôi sẽ miêu tả 1 thí nghiệm khác nơi bạn có thể thấy rõ ràng hơn.
Giả sử sau 1 thời gian tham gia trên thị trường chứng khoán, chúng ta đã tìm ra được 1 công thức chiến thắng. Và công thức thì đơn giản, khi các tiêu chí đáp ứng thì cổ phiếu được mua sẽ có khả năng tăng gấp đôi sau 3 năm (trung bình 25%/năm). Bây giờ, làm thế nào bạn có thể kiểm tra lại công thức của bạn có hoạt động không? Hãy để chúng tôi đưa ra 3 lựa chọn:
1. Bạn tìm kiếm những cổ phiếu thỏa mãn công thức của bạn và tăng gấp đôi sau 3 năm.
2. Bạn tìm kiếm những cổ phiếu gấp đôi sau 3 năm và sau đó xác minh lại công thức của bạn.
3. Bạn tìm kiếm những cổ phiếu thỏa mãn công thức của bạn nhưng lại không tăng gấp đôi sau 3 năm.
Khuynh hướng thông thường mọi người sẽ check theo tiêu chí 1 hoăc 2 (những nhà phân tích hay những người viết sách hay làm). Nhưng cách kiểm tra đúng nhất công thức của bạn là theo tiêu chí 3. Nó sẽ cho bạn cái nhìn khách quan hơn về công thức của bạn, vì sao những cổ phiếu phù hợp với công thức lại không thể tăng, vì thế bạn có thể điều chỉnh lại và đưa ra đánh giá hợp lý hơn.
Karl Popper, triết gia người Anh và cũng là người thầy của nhà đầu tư huyền thoại George Soros, đã quan sát và nhận xét rằng cách duy nhất để test giả thuyết của bạn là tìm tất cả các thông tin không đồng ý với nó. Tiến trình này được gọi là kiểm định sai.
Câu hỏi đặt ra bây giờ là:
Có thể loại bỏ những lỗi lệch lạc nhận thức này không?
Bước đầu tiên thực hiện điều này là quay trở lại từ quyết định của bạn, và nhận ra được những lỗi lệch lạc nhận thức đó.Ví dụ, nhà đầu tư A đã đưa cp VNM vào danh sách theo dõi, tuy vậy giá cổ phiếu hiện là 150 và anh ấy chỉ xem xét giải ngân nếu giá cổ phiếu nằm ở vùng giá 120, một vài ngày sau, anh ấy đọc được thông tin Warren Buffett đầu tư vào Việt Nam và đã mua cổ phiếu VNM, bạn biết Buffett là ai, sự nổi tiếng cả về sự nghiệp đầu tư cũng như lòng nhân ái(trao hầu hết tài sản của mình làm từ thiện) của ông ấy. Và bạn nghỉ rằng cổ phiếu VNM ở mức giá này nếu hợp lý cho ông ấy thì cũng là rất tốt để cho bạn. Lưu ý rằng, bạn đã nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa cổ phiếu VNM vào danh sách theo dõi của bạn, chứ không phải là chỉ nghe tin tức về Buffett để nhắm mắt đu theo.
Đó thực sự vẫn là lỗi “thiên lệch nhận thức”. Bạn đã tính toán mức độ risk/return của cổ phiếu và có mức biên an toàn cho mình khi định ra vùng giá 120 là hợp lý cho mục tiêu đầu tư của bạn. Nhận ra được vấn đề đó đã là 1 nửa của cuộc chiến, một khi bạn nhận ra được lỗi “lệch lạc nhận thức” của mình, bạn nên bắt đầu trở lại với một cái đầu thật “tĩnh”. Bỏ qua việc Warren Buffett mua vào, định giá lại doanh nghiệp và đánh giá xem có hợp lý không nếu đầu tư ở mức giá hiện tại.
Một ví dụ khác cũng do Montier chỉ ra, đó là nghỉ về tất cả những điều xấu nhất có thể xảy ra với ý tưởng đầu tư của bạn, nếu nó xảy ra mà bạn vẫn có thể xử lý được thì hẳn ra quyết định đầu tư khi các tiêu chí đáp ứng hệ thống của bạn.
Nguồn: chungkhoanblog
The New Trading For A Living – Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống