fbpx

Học cách cảm thông với người khác cũng là đang cảm thông với chính mình

Cảm thông cho người khác, kỳ thực là đang cảm thông cho chính mình. Sự lương thiện cao nhất chính là phải học được đồng cảm, điều gì mình muốn thì hãy cho người khác, điều gì mình không muốn thì cũng đừng làm với người khác.

cảm thông với người khác cũng là cảm thông với chính mình
Cảm thông với người khác cũng là cảm thông với chính mình

Lương thiện là phẩm chất cao quý của một người, có câu rằng: “Cho đi tình yêu sẽ nhận lại được tình yêu, cho đi phước lành sẽ nhận lại được phước lành”. Hầu hết những người sống lương thiện đều sẽ gặp may mắn.

1. Lương thiện cao nhất, nhất định phải học được cảm thông

Trong câu chuyện “Thiên tài bên trái, kẻ điên bên phải”, kể về một bệnh nhân tâm thần luôn nghĩ rằng bản thân mình là một cây nấm, thế là anh ta ngồi xổm trong góc, mỗi ngày đều không ăn uống gì cả, giống như một cây nấm thực sự vậy.

Nếu muốn chữa trị cho anh ta thì chúng ta phải xử lý thế nào? Chúng ta có thể nói: “Anh không phải cây nấm, mau đứng dậy đi”. Nhưng dù có nói hàng trăm lần, thậm chí có thể trói anh ta lại, bệnh nhân vẫn làm một cây nấm thờ ơ, bất động.

Tuy nhiên, một bác sĩ tâm lý đã tới, ông cũng cầm một chiếc ô, ngồi xổm bên cạnh bệnh nhân. Bệnh nhân thấy lạ bèn hỏi: “Ông là ai?”

Bác sĩ trả lời: “Tôi cũng là một cây nấm”. Bệnh nhân gật đầu và tiếp tục làm cây nấm. Sau khi ngồi được một hồi, bác sĩ đứng dậy và bước đi.

Bác sĩ tâm lý bước đến và bảo với anh ta rằng: "Tôi cũng là một cây nấm"
Bác sĩ tâm lý bước đến và bảo với anh ta rằng: “Tôi cũng là một cây nấm”

Bệnh nhân hỏi một cách bối rối: “Ông là một cây nấm mà sao ông có thể di chuyển vậy?” Bác sĩ nói: “Nấm cũng có thể di chuyển được mà”. Bệnh nhân lại nói: “Ồ, thì ra nấm cũng có thể di chuyển”. Cho nên anh ta cũng di chuyển theo.

Sau đó bác sĩ bắt đầu ăn cơm, anh ta liền hỏi: “Sao ông có thể ăn cơm vậy?”. Bác sĩ trả lời: “Nấm không ăn cơm thì làm sao mà lớn lên được?”. Bệnh nhân cảm thấy đúng nên cũng bắt đầu ăn cơm. Sau vài tuần, người này đã có thể sinh hoạt như một người bình thường.

Câu chuyện này cho chúng ta một gợi ý: Đồng cảm nói khó thì rất khó, nhưng nói dễ cũng rất dễ, chỉ là khi thấy người khác gặp rắc rối, bạn có thể cúi xuống và cùng anh ta làm cây nấm hay không?

2. Biết cách cảm thông, thì mới có thể chạm tới nơi sâu thẳm trong lòng người khác

Tôi có một người bạn số mệnh đặc biệt tốt, anh ta quen biết rất nhiều người, và còn rất biết quan tâm tới người khác. Năm đó, khi anh ta bắt đầu gây dựng sự nghiệp, thì mọi người từ khắp nơi đều đến hỗ trợ. Chúng tôi hỏi anh ta đã “tu luyện” như thế nào, anh đã kể một câu chuyện.

Năm học phổ thông, gia đình anh chuyển đến một nơi ở mới, chủ nhà bên cạnh là một viên cảnh sát. Vào một ngày trong lúc làm nhiệm vụ, viên cảnh sát đã không may qua đời, để lại đứa con trai 10 tuổi và mẹ của đứa trẻ.

Trước đây khi anh tan học về nhà không bao giờ cầm theo chìa khóa, mà sẽ gọi cho cha anh ra mở cửa, bởi ông tan làm sớm nên về nhà trước. Sau khi viên cảnh sát láng giềng qua đời, cha anh đặc biệt dặn dò rằng: “Sau này con hãy tự mang theo chìa khóa để mở cửa, đừng kêu cha ra mở cho con nữa”.

“Sau này con hãy tự mang theo chìa khóa để mở cửa, đừng kêu cha ra mở cho con nữa”.
“Sau này con hãy tự mang theo chìa khóa để mở cửa, đừng kêu cha ra mở cho con nữa”.

Anh không hiểu chuyện gì nên đã hỏi tại sao. Cha anh nói: “Con gọi tiếng cha thì cậu bé bên cạnh nghe thấy sẽ không chịu được đâu”.

Từ đó trở đi, anh biết rằng khi người khác có điều gì đó mà không muốn nhắc đến, hoặc một điểm gì đó mà họ cảm thấy không dễ chịu, thì anh sẽ chú ý tránh đi, nếu vô ý nhắc đến thì cũng sẽ xin lỗi ngay lập tức.

Ấm lòng biết cảm thông của cha đã truyền lại cảm hứng cho anh. Từ đó về sau, mọi chuyện từ lớn đến bé anh đều có thể suy nghĩ cho người khác, vì vậy anh mới có rất nhiều bạn thân như vậy, mọi người đều sẵn sàng hợp tác với anh.

3. Những người lương thiện đều gặp may mắn

Vào buổi trưa của kỳ nghỉ mùa đông lúc học tiểu học, có một người đàn ông mang theo một cái bị đến trước cửa nhà, tay cầm một cái bát sứ bị nứt đi xin ăn, quần áo trên người rất bẩn, nhưng mặt ông lại khá sạch sẽ.

Ông ta thấy chúng tôi đang ăn cơm, liền hỏi chúng tôi liệu có thể cho ông thứ gì đó để ăn hoặc uống không, thậm chí là nước rửa nồi cũng được. Bên ngoài cửa có người vợ ốm yếu của ông đang nằm trên xe.

Ngay lúc đó, một người hàng xóm ở cạnh nhà tôi, nói rằng cứ đưa đại cho ông ta miếng bánh màn thầu dư, để ông đi đi. Nhưng bà nội đã buông đũa xuống, kêu mẹ mang một nửa số bánh màn thầu vừa ra lò cho ông ta, và còn nói bố cho họ ít tiền nữa.

Người ăn xin

Người đàn ông đó đã cầm lấy bánh, nhưng khăng khăng không nhận tiền. Cuối cùng, bố cũng nhét được tiền cho ông ta. Người hàng xóm không hiểu, cứ buông lời châm chọc, còn nói rằng chúng tôi thật có tiền.

Bà nội thở dài, nói rằng để nuôi sống mấy đứa con, ngày xưa bà cũng đã đi xin ăn như thế, lúc đón năm mới được ăn lá khoai môn là may lắm rồi. Điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất với bà là có một gia đình kia đã cho bà một cái bánh bột bắp. Chuyện này đã ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thơ của tôi, khiến tôi ghi nhớ mãi trong lòng.

Nhiều khi chúng ta cảm thông cho người khác, kỳ thực là đang cảm thông cho chính bản thân mình. Sự lương thiện cao nhất chính là phải học được đồng cảm, điều gì mình muốn thì hãy cho người khác, điều gì mình không muốn thì cũng đừng làm với người khác.

Nguồn: Tinh hoa

Có thể bạn quan tâm:

Bí mật của Phan Thiên n – Cuốn sách thay đổi cuộc đời hàng triệu ngườiBí mật của Phan Thiên  n

Đặt sách

 

 

Các viết cùng chủ đề