fbpx

Carl Icahn – Nhà đầu tư với nhiều chiêu độc (Phần 2)

Carl Icahn dường như có cái mũi rất thính. Ông đánh hơi rất hay các công ty bị đánh giá trên thị trường dưới giá trị thật của mình và tìm cách mua bằng được cổ phiếu của các công ty đó với số lượng càng lớn càng tốt. Và khi đã nắm giữ được những cổ phiếu “ưng ý”, Carl Icahn sẽ không ngồi yên chờ giá cổ phiếu tăng lên!

>>Xem thêm: Carl Icahn: NĐT chuyên “đào mỏ” phố Wall (phần 1)

“Carl Icahn – Nhà đầu tư với nhiều chiêu độc

Khi nắm giữ một tỷ lệ cổ phần đáng kể của một công ty, Carl Icahn không chờ đợi cho giá cổ phiếu tự nhiên tăng, mà ông chủ động với nhiều biện pháp nhằm kích giá lên.

Khi nắm giữ một tỷ lệ cổ phần đáng kể của một công ty, Carl Icahn không chờ đợi cho giá cổ phiếu tự nhiên tăng, mà ông chủ động với nhiều biện pháp nhằm kích giá lên.
Khi nắm giữ một tỷ lệ cổ phần đáng kể của một công ty, Carl Icahn không chờ đợi cho giá cổ phiếu tự nhiên tăng, mà ông chủ động với nhiều biện pháp nhằm kích giá lên.

Một trong những động thái mà Carl Icahn ưa sử dụng với nhiều công ty là gây áp lực tìm cách loại trừ, sa thải Ban điều hành hiện tại của công ty. Carl Icahn bắn tin ra thị trường rằng công ty cần được cải tổ và đang trên con đường cải tổ thành công. Cái cách mà Carl Icahn làm cũng rất ghê gớm và khó chịu với giới điều hành doanh nghiệp.

Ông sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tung một tin về công ty  hay “bắn” một tin nọ không hay về Ban điều hành. Chính vì vậy, với nhiều công ty, Ban điều hành thực sự lo lắng khi biết công ty bị lọt vào tầm ngắm của “chiến sĩ săn lùng công ty” Carl Icahn.

Thậm chí rất nhiều nhà phân tích và báo giới còn chứng kiến Ban lãnh đạo những công ty như vậy còn bị sốc nặng khi biết tin Carl Icahn đã vừa “ôm vào” 5% số cổ phần của công ty họ. Không phải tất cả nhưng rất nhiều trường hợp như vậy Carl Icahn với tư cách là một cổ đông lớn đã tìm cách gây sức ép, gây ảnh hưởng để thay đổi ban điều hành.

Có những công ty đã bị chia rẽ bởi áp lực chỉ trích của vị cổ đông lớn Carl Icahn. Trường hợp của tập đoàn thực phẩm và thuốc lá RJR Nabisco là một ví dụ điển hình. Sau một thời gian dài trước sự tấn công của Carl Icahn, tập đoàn này phải chia nhỏ.

Khi nắm giữ một tỷ lệ cổ phần đáng kể của một công ty, Carl Icahn không chờ đợi cho giá cổ phiếu tự nhiên tăng, mà ông chủ động với nhiều biện pháp nhằm kích giá lên.
Dưới áp lực của Carh Icahn, RJR Nabisco buộc phải chia nhỏ

Trừ trường hợp của hãng hàng không TWA là Carl Icahn có ý định kiểm soát lâu dài khi mua cổ phiếu, còn các trường hợp khác ông không hề có ý định ấy. Với mục tiêu “đào mỏ” càng nhiều, càng nhanh càng tốt, Carl Icahn chỉ chờ giá lên là bán cổ phiếu kiếm lời.

Thông thường, các công ty phải chào đón các nhà đầu tư mua cổ phiếu của họ. Nhưng với Carl Icahn lại là trường hợp ngoại lệ. Thực tế đã chứng minh không ít công ty đã phải nghiến răng mua lại cổ phiếu của Carl Icahn với giá cao để loại trừ ánh hưởng của nhà đầu tư ghê gớm với những “chiêu độc” không lường hết được. Và Carl Icahn chỉ cần có thế, không cách này hay cách khác ông vẫn đạt được mục đích của mình là bán cổ phiếu với giá cao.

Không tha cả các tập đoàn lớn

Sự tài ba và cả sự ghê gớm trong đầu tư và kinh doanh cổ Carl Icahn còn thể hiện rõ trong đối tượng công ty mà ông tìm đến. Không chỉ tìm cách săn lùng các công ty nhỏ, nếu có cơ hội Carl Icahn cũng không bỏ qua việc mua cổ phiếu của các tập đoàn cực lớn như Tập đoàn dầu mỏ Texaco hay Tập đoàn sản xuất thép U.S.Steel hay cổ phiếu của Hãng sản xuất phim chụp ảnh Kodak.

Khi nắm giữ một tỷ lệ cổ phần đáng kể của một công ty, Carl Icahn không chờ đợi cho giá cổ phiếu tự nhiên tăng, mà ông chủ động với nhiều biện pháp nhằm kích giá lên.
Không chỉ tìm cách săn lùng các công ty nhỏ, nếu có cơ hội Carl Icahn cũng không bỏ qua việc mua cổ phiếu của các tập đoàn cực lớn.

Tiếng nói, ảnh hưởng của Carl Icahn với tư cách một nhà đầu tự đã có ảnh hưởng rất lớn với các cổ đông khác. Vì vậy dù nếu không nắm giữ cổ phần chi phối nhưng Carl Icahn vẫn có thể can thiệp, gây áp lực thay đổi các quyết định kinh doanh.

 Nhiều lãnh đạo tập đoàn đã nhận xét thẳng thừng, Carl Icahn là một kẻ chỉ thích làm theo sở thích riêng, phá đám người khác. Năm 2005, Tập đoàn dược phẩm Mylan Laboratories đã phải chịu thua trước sự “phá đám” của nhà tỉ phú này.  Số là, Mylan Laboratories quyết định bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Tập đoàn King Pharmaceuticals tại thành phố Bristol. Thế nhưng Carl Icahn kiên quyết không đồng ý, mặc dù với 10% cổ phiếu mua hồi năm 2004, ông không có quyền phủ quyết. Nhưng Carl Icahn tìm cách ngăn cản bằng được. Ông công khai chỉ trích ban đạo của tập đoàn này là sai lầm với quyết định mua King Pharmaceuticals với giá quá cao. Ông còn tuyên bố Tổng giám đốc điều hành của Mylan đã được nhận khoản tiền bồi thường, thậm chí còn phê phán bộ máy lãnh đạo của Mylan quá yếu kém.

Khi nắm giữ một tỷ lệ cổ phần đáng kể của một công ty, Carl Icahn không chờ đợi cho giá cổ phiếu tự nhiên tăng, mà ông chủ động với nhiều biện pháp nhằm kích giá lên.
Năm 2005, Tập đoàn dược phẩm Mylan Laboratories đã phải chịu thua trước sự “phá đám” của nhà tỉ phú này.

Mạnh vì gạo, bạo vì tiền, đang nắm trong tay có giá trị hơn 20 tỉ USD, Carl Icahn ra cú đòn quyết định bằng việc tung tin sẽ bỏ ra 5,4 tỉ USD để mua lại cả Mylan Laboratories. Rốt cuộc, Mylan phải từ bỏ ý định mua lại đó, những lý do đưa ra là công ty vướng phải một số vấn đề liên quan chứ không hề chịu một chút sức ép nào từ phía Icahn.

Lần này, chiến dịch này của ông cũng đã gây ít nhiều xáo động, bởi hầu như chẳng có cổ đông nào hài lòng với vị chủ tịch đương nhiệm. Icahn đang được nhắc đến như là biểu tượng của quyền sở hữu của cổ động và quyền đòi hỏi trách nhiệm của ban giám đốc. Icahn còn tuyên bố ông không hề có ý định trực tiếp cầm trịch lãnh đạo tập đoàn, nhưng ông đã tìm được một người dày dạn kinh nghiệm để ông gửi gắm công ty, và sẽ sớm đưa ra danh sách các ứng cử viên vào ban giám đốc.

Khi nắm giữ một tỷ lệ cổ phần đáng kể của một công ty, Carl Icahn không chờ đợi cho giá cổ phiếu tự nhiên tăng, mà ông chủ động với nhiều biện pháp nhằm kích giá lên.

Nếu ông thắng, đó sẽ là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy cuối cùng các cổ đông cũng đã nhận thức rõ ràng hơn về trách nhiệm người làm chủ của mình. Và một điều chắc chắn nữa, là Icahn sẽ không nhịn được cười suốt dọc đường đi đến ngân hàng.

Giới kinh doanh chứng khoán cho biết Carl Icahn đã không ít lần doạ mua cả công ty như vậy cho dù rất ít khi thực hiện thật. Chỉ biết rằng giá cổ phiếu mà Carl Icahn đang nắm lại được dịp tăng nhờ cái tin sẽ mua lại cả Mylan Laboratories với giá cao.

Với kiểu kinh doanh có một không hai của mình, Icahn được mệnh danh là “Kẻ chinh phục các doanh nghiệp”. Tên của Icahn đã được lấy để đặt cho một sân vận động trên đảo Randalls của New York, một trung tâm  khoa học và một chương trình học bổng tại trường Choate Rosemary Hall ở New England.

Khi nắm giữ một tỷ lệ cổ phần đáng kể của một công ty, Carl Icahn không chờ đợi cho giá cổ phiếu tự nhiên tăng, mà ông chủ động với nhiều biện pháp nhằm kích giá lên.
Tên của Icahn đã được lấy để đặt cho một sân vận động trên đảo Randalls của New York

Tuy đáng sợ, những Icahn cũng là một doanh nhân thích làm từ thiện . Ông luôn sẵn sàng đóng góp cho những công trình phúc lợi xã hội và đã tài trợ cho Trường đại học Princeton một khoảng tiền lớn với ý định mở một phòng thí nghiệm mang tên ông tại ngôi trường nơi ông đã từng học.”

Theo sách Những gương mặt nổi trội của phố Wall

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán (phiên bản mới) + Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM

(Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề