fbpx

Câu chuyện con gà tây và quyết định bán cắt lỗ sai lầm của đại đa số nhà đầu tư, bạn có mắc phải?

Đầu tư mà cụ thể là quyết định bán cắt lỗ và câu chuyện bẫy gà tây thì có liên quan gì với nhau? Hãy theo dõi phân tích ngắn từ William O’Neil nhé!

Từ nhiều năm trước, tôi đã nghe kể câu chuyện của Fred C.Kelly, tác giả cuốn sách Why You Win or Lose (Lý Do Bạn Thành Công Hay Thất Bại), minh họa hoàn hảo cho cách tư duy của một nhà đầu tư bình thường tại thời điểm phải đưa ra quyết định bán cắt lỗ:

Câu chuyện con gà tây và quyết định bán cắt lỗ sai lầm của đại đa số nhà đầu tư, bạn có mắc phải?

Một cậu bé đang đi đường bỗng bắt gặp ông lão đang tìm cách bắt lũ gà tây hoang. Ông ta có một cái bẫy gà tây, là một thiết bị thô sơ gồm một cái hộp lớn có cửa gắn bản lề ở trên đỉnh. Cánh cửa này được giữ mở lên bằng một thanh chống có cột đoạn dây nối dài khoảng hơn 30 mét về phía sau tới chỗ người đặt bẫy. Một ít hạt bắp được rãi dọc trên đường để nhử lũ gà tây vào bẫy. Sau khi đã vào trong chiếc hộp, lũ gà tây sẽ phát hiện bên trong còn có nhiều bắp hơn nữa. Khi thấy có nhiều gà tây vào trong chiếc hộp, ông lão sẽ dật thanh chống ra để cánh cửa sập xuống. Một khi cánh cửa sập xuống, ông ta sẽ không mở nó lên vì sẽ làm cho số gà bên trong sợ hãi và chạy mất. Thời điểm mà người đi săn giật thanh chống là khi ông ta đã hài lòng với số gà tây đi vào bên trong bẫy.

Một ngày nọ, có 12 con gà chui vào bẫy của ông ta. Sau đó, 1 con bước ra và còn lại 11 con. Ông lão nghĩ: “Tiếc quá, phải chi mình giật sợi dây khi còn đủ 12 con trong đó. Thôi mình chờ thêm một chút, có thể con kia sẽ quay trở lại vào trong.” Trong khi ông ta chờ đợi con gà tây thứ 12 đi vào lại bên trong, thêm 2 con nữa bước ra khỏi bẫy. “Đáng lẽ ra mình nên biết hài lòng với 11 con. Thôi, giờ chỉ cần 1 con bước vào lại bên trong là mình sẽ giật bẫy”, ông lão nghĩ. Nhưng lại thêm 3 con gà tây đi ra khỏi bẫy trong khi ông ta chờ đợi. Từng có 12 con gà chui vào bẫy, giờ chỉ còn 8 con.

Thế nhưng, ông ta vẫn chưa từ bỏ hy vọng sẽ có một vài con gà quay trở lại bên trong chiếc bẫy. Đến khi chỉ có duy nhất một con trong chiếc bẫy, ông ta tự nhủ: “Mình sẽ đợi tới khi nào nó đi ra hoặc một con khác bước vào, rồi mình sẽ về.” Nhưng con gà tây cuối cùng bước ra khỏi bẫy và chạy theo đàn. Ông lão trắng tay ra về.

Tâm lý của một nhà đầu tư thông thường cũng không khác nhiều so với ông lão bẫy gà tây kia. Họ hy vọng nhiều gà tây hơn sẽ quay trở lại bên trong chiếc hộp trong khi lẽ ra họ phải lo sợ rằng, tất cả lũ gà còn lại sẽ bước ra và họ sẽ trắng tay.

___

Là một nhà đầu tư, bạn nên có nhật ký giao dịch. Hãy nhìn lại cuốn nhật ký để xem lại hành động giao dịch của bạn. Khi bạn dự định bán cổ phiếu, bạn thường so sánh với giá mua. Nếu cổ phiếu có lãi, bạn bán đi. Nếu cổ phiếu lỗ, bạn giữ lại. Bạn cho rằng mình không đầu tư vào thị trường chứng khoán chỉ để chịu mất tiền. Tuy nhiên, điều đáng lẽ bạn nên làm là bán các cổ phiếu bị lỗ đầu tiên. Đầu tư cũng giống như làm vườn, phải nhổ hết cỏ dại (bán cỗ phiếu lỗ) và chăm chút những bông hoa (giữ cổ phiếu lãi).

Nguồn: Trích từ Bộ sách Làm giàu từ chứng khoán

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Làm giàu từ chứng khoán (phiên bản mới) + Hướng dẫn thực hành CANSLIM cho người mới bắt đầu

(Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu)

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề