fbpx

Chiến dịch marketing là gì? 6 chiến dịch marketing thành công ở Việt Nam

Thực hiện những chiến dịch marketing là cách giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm và dịch vụ của mình đến với khách hàng, xây dựng thương hiệu và gia tăng doanh số. 

Mỗi chiến dịch Marketing đều là độc nhất và được xây dựng trên nhiều yếu tố về mục tiêu, sản phẩm, ngân sách, đặc thù doanh nghiệp, thị trường. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm và các chiến dịch marketing thành công. 

1. Chiến dịch marketing là gì?

Chiến dịch marketing là các hoạt động quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các loại phương tiện khác nhau. Bao gồm cả truyền thống: truyền hình, phát thanh, báo giấy…, cho đến các kênh digital: ADX, trang tin điện tử, mạng xã hội…

Các chiến dịch marketing thường được thiết kế với các mục tiêu khác nhau: truyền bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm mới, tăng trưởng doanh số sản phẩm, xử lý khủng hoảng truyền thông,… Mục tiêu marketing campaign sẽ quyết định số lượng, tần suất và phương tiện truyền thông cần thiết để tiếp cận hiệu quả nhất phân khúc khách hàng hướng tới.

5 bước xây dựng chiến lược marketing khác biệt | Advertising Vietnam

2. Các bước xây dựng chiến dịch marketing hiệu quả

Bước 1: Xác định mục tiêu Marketing

Mục tiêu của mỗi chiến dịch marketing là khác nhau. Nó có thể hướng tới việc tăng trưởng khách hàng mới trong một thời gian cụ thể hay biến những khách hàng đã mua hàng quay trở lại trải nghiệm lần nữa. 

Từ việc xác định mục tiêu này, doanh nghiệp có thể xây dựng được ngân sách phù hợp:

– Đặt ngân sách theo từng nhiệm vụ

– Phù hợp với ngân sách các đối thủ trên thị trường 

– Tính trên phần trăm doanh thu. Theo Small Business Administration, các doanh nghiệp có thể dành từ 2 – 20% doanh số bán hàng dự kiến cho hoạt động marketing.

Bước 2: Nghiên cứu thị trường

Hiểu về thị trường và sự cạnh tranh của bạn là cách tốt nhất để định hình một chiến dịch marketing. Đừng cố gắng bán những thứ mà không ai muốn. Một thị trường phù hợp để kinh doanh là nơi bao gồm những người có mong muốn mua sản phẩm nhưng chưa được đáp ứng, hoặc có hứng thú nhưng chưa tìm được thời điểm thích hợp để chuyển sự háo hức thành nhu cầu mua sắm.

Nghiên cứu thị trường (Market research) là gì? Mục tiêu và qui trình nghiên  cứu thị trường

Bước 3: Phân khúc thị trường

Xác định phân khúc thị trường càng cụ thể thì chiến dịch marketing càng được xây dựng sát nhất để đảm bảo 100% tiếp cận và chuyển đổi tốt.

Xác định thị trường mục tiêu của bạn liên quan đến các đặc điểm nhân khẩu học và tâm lý học của những người ra quyết định mua. Khi xác định đối tượng mục tiêu của bạn, bạn nên tìm hiểu những loại phương tiện truyền thông nào có nhiều khả năng nhận được phản hồi mong muốn nhất. 

Ví dụ, với những nhóm đối tượng Gen Z,  rõ ràng địa điểm tương tác mạnh của họ sẽ nằm trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội hoặc các nền tảng sáng tạo video clip. Họ yêu thích tương tác với các dạng nội dung review, chia sẻ bí kíp hay các thông tin giải trí hàng ngày.

Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu

Xác định một thị trường ngách cụ thể cho phép bạn tập trung và tối đa hóa các nỗ lực tiếp thị của mình. Bằng cách thể hiện chuyên môn của mình, bạn sẽ nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.

Bước 5: Xây dựng chiến lược marketing

Khi đã tìm ra cho mình một thị trường mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp cần xây dựng một số chiến lược marketing.

Gợi ý 7 bước xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm mới

Bước 6: Triển khai chiến dịch

Để triển khai chiến dịch, doanh nghiệp cần lựa chọn kênh truyền thông phù hợp. Ngân sách của bạn sẽ có tác động lớn đến sự lựa chọn của bạn. Càng nhiều tiền, bạn càng có nhiều kênh để lựa chọn. Tuy nhiên, việc này không phải lúc nào cũng là tốt nhất.

Điều quan trọng nhất không phải là có bao nhiêu kênh mà là tìm kênh phù hợp mà khán giả của bạn tương tác hàng ngày. Trong thời đại 4.0, các kênh truyền thông trực tuyến được rất nhiều người lựa chọn, bên cạnh đó các mạng xã hội hay PR báo chí cũng là yếu tố tốt để tăng tốc cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp.

Bước 7: Theo dõi và đánh giá chiến dịch marketing

Bước cuối cùng trong một chiến dịch truyền thông marketing liên quan đến việc phân tích kết quả. Kết quả của bạn có thể cho bạn biết mục tiêu nào được phản hồi tốt nhất và kênh nào tạo cơ hội tốt nhất để bạn đạt được mục tiêu, đồng thời đưa ra các điều chỉnh ở những điểm chưa phù hợp, tránh tình trạng chạy chiến dịch không hiệu quả dẫn tới lãng phí ngân sách, nhân lực và thời gian.

3. Những chiến dịch marketing thành công ở Việt Nam

Chiến dịch Marketing “Vươn cao Việt Nam” của Vinamilk

Mục tiêu của chiến dịch “Vinamilk 40 năm – Vươn cao Việt Nam” là phục vụ cho sự kiện kỷ niệm 40 năm thành lập tập đoàn Vinamilk, dựa trên một thông điệp xuyên suốt của nhãn hàng này từ những năm 2008 đến nay.

Chiến dịch Marketing “Vươn cao Việt Nam” của Vinamilk

Để thực hiện chiến lược gây “Quỹ sức Việt Nam” và các hoạt động truyền thông khác, Vinamilk đã thực thi trên rất nhiều kênh truyền thông đa dạng:

TVC: Với Thông điệp “Hãy tiếp tục đồng hành và chia sẻ niềm tin cùng Vinamilk nuôi dưỡng ước mơ “Vươn Cao Việt Nam – Vươn Tầm Thế Giới”, TVC của Vinamilk được đầu tư với mặt hình ảnh và âm thanh xuất sắc. Tần suất hiển thị trên các kênh quảng cáo youtube, truyên hình, OOH dày đặc với độ phủ sóng lớn.

Social: Thông qua lượng lớn KOLs và mạng lưới fanpage dày đặc, Vinamilk khiến chiến dịch viral một cách tự nhiên và mang lại nhiều thiện cảm cho công chúng, thay vì cảm giác quảng cáo quá lộ liễu.

Activation: Thông qua các hoạt động trao sữa cho hơn 40.000 trẻ em nghèo tại 40 tỉnh thành khó khăn trên cả nước.

PR: Chuỗi bài khai thác từ thành công trên thị trường chứng khoán, kinh doanh của doanh nghiệp, theo dòng sự kiện với các chiến dịch nhỏ trong khuôn khổ, chạy bài trên hàng loạt kênh tin tức uy tín.

Chiến dịch Marketing “Vươn cao Việt Nam” của Vinamilk đã mang về kết quả ấn tượng:

– 1 triệu views cho clip “Kỉ niệm 40 năm Vinamilk – Vươn cao Việt Nam” trên Facebook, 5 triệu views trên Youtube

– Hơn 200 tin bài trên 50 đầu báo và kênh truyền hình

– Hơn 100.000 lượt like, share trên nền tảng mạng xã hội

Chiến dịch Marketing của KFC

Với hơn 140 cửa hàng tại 19 tỉnh/thành phố ở Việt Nam, KFC là một trong những thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng tại thị trường Việt. Đặc biệt sau khi áp dụng chiến lược Marketing “bản địa hóa” để chinh phục một thị trường vốn đầy cạnh tranh này.

Chiến dịch Marketing của KFC

Có thể tóm gọn chiến lược Marketing Mix của KFC như sau:

– Chiến lược sản phẩm với Đông – Tây kết hợp hoàn hảo, pha trộn vào thực đơn thêm những món ăn phù hợp với người Việt (bánh mì mềm, bắp cải trộn…,), được thay đổi kích cỡ và nêm nếm gia vị cho phù hợp thị hiếu người dùng.

– Chiến lược điều chỉnh giá để phù hợp với mức chi tiêu của Việt Nam

– Chiến lược mở rộng kênh phân phối rtải khắp Bắc, Trung, Nam để tiếp cận đa dạng khách hàng

– Đầu tư quảng cáo mạnh mẽ trên các kênh truyền thông: Mạng xã hội, PR, TVC hay quảng cáo trên các nền tảng gọi món,… Đặc biệt, slogan “Vị ngon trên từng ngón tay” của KFC đến giờ vẫn in đậm trong tâm trí người tiêu dùng Việt.

Chiến dịch Marketing gây tranh cãi của Điện Máy Xanh

TVC quảng cáo gây “ám ảnh” một thời của Điện máy xanh đến giờ vẫn để lại những ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người tiêu dùng.  Điện máy xanh đã triển khai hoạt động activation bằng một đội quân người xanh hùng hậu, rải khắp phố phường Hà Nội và Hồ Chí Minh, thành ông trong việc tạo trend và thu hút cả giới truyền thông lẫn khách hàng. 

Điện Máy Xanh và chiến lược Marketing ám ảnh | Công ty dịch vụ Marketing

Tuy có nhiều ý kiến trái chiều trước chiến dịch marketing này, nhưng không thể phủ nhận sự thành công trong việc tạo trend và viral khắp “hang cùng ngõ hẻm”. Trong những năm qua vẫn khó có quảng cáo của đơn vị phân phối đồ điện tử, gia dụng nào vượt qua được Điện máy xanh.

Chiến dịch marketing của Beer Tiger

Năm 2021, Beer Tiger đã tạo ra một chiến dịch quảng cáo thương hiệu như xây dựng MV, quảng cáo Storytelling ngày tết thì thương hiệu này đã tổ chức một chương trình đại nhạc hội thực tế ảo với quy mô lớn. Sự kiện này được quay bằng các kỹ xảo điện ảnh và công nghệ 3D đem lại cảm giác sống động, chân thật cho người xem như hòa mình vào không khí lễ hội.

Độc đáo lễ hội âm nhạc Tiger Remix 2015

Chương trình này được phát trực tiếp trên facebook với sự tham gia của nhiều ca sĩ nổi tiếng như Sơn Tùng MTP, Chi Pu, Wowy, Bích Phương, Tóc Tiên…Chương trình đã giúp cho thương hiệu Beer Tiger khẳng định được tên tuổi và hình ảnh của mình trên thị trường và trong lòng khách hàng.

Chiến dịch đi về nhà của Honda

Vào năm 2021, Chiến dịch “Đi về nhà” của Honda cũng được xem là một trong những chiến dịch marketing nổi bật và thành công. Bởi thu hút sự chú ý của đông đảo người xem khi tác động mạnh vào cảm xúc của những người con xa quê, khát khao trở về nhà tụ họp với gia đình vào dịp lễ tết.

Chiến dịch Marketing Đi về nhà và đằng sau sự chuyển mình của Honda -  ESight.vn - Giúp người trẻ sống đam mê & hạnh phúc hơn

Với hình ảnh đẹp mắt cùng nội dung và ca từ ý nghĩa. Đặc biệt là bối cảnh cuộc sống quen thuộc, bài hát “Đi về nhà” kết hợp giữa Rapper Đen Vâu và Justatee đã chiếm trọn con tim của người xem. Từ khi ra mắt, MV đã thu về 18 triệu lượt xem video và đứng thứ 2 trên top thịnh hành của nền tảng youtube.

Chiến dịch marketing của Pepsi

Với chiến dịch “Pepsi mang tết về nhà” cùng các hoạt động thiết thực như hỗ trợ vé máy bay cho các đối tượng người lao động có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên và học sinh được về quê ăn tết, Pepsi đã xây dựng được hình ảnh một thương hiệu có mức độ ảnh hưởng và quan tâm đến cộng đồng, san sẻ khó khăn cho xã hội.

Theo thống kê, sau khi triển khai chiến dịch marketing này, Pepsi đã thu về hơn 84% tỷ lệ người xem hết video Instreams. Và tăng 10,6 điểm Ad Recall và 92% người xem video từ ba giây trở lên.

Chiến dịch marketing của Pepsi

Hà An

Nguồn: bizfly

Có thể bạn quan tâm

Quyển sách được viết bởi cựu CMO Coca-Cola Sergio Zyman

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề