fbpx

Chứng khoán a bờ cờ: Cổ phiếu không chỉ là giấy tờ có giá để bạn “lướt sóng”?

Các doanh nghiệp luôn cần vốn để phát triển kinh doanh, và việc niêm yết trên sàn chứng khoán là một cách để huy động vốn chứ không chỉ là tạo ra giấy tờ có giá trên thị trường. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa thật sự của cổ phiếu.

Cổ phiếu không chỉ là giấy tờ có giá để “lướt sóng”?

1. Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào một hay nhiều công ty phát hành cổ phiếu. Đây là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, hoặc bút toán ghi số để xác nhận quyền sở hữu cổ phần của công ty đó.

Người nắm giữ cổ phiếu có thể trở thành cổ đông và đồng thời trở thành chủ sở hữu của công ty  phát hành.

Như vậy, nhà đầu tư đừng nên chỉ nhìn nhận cổ phiếu như một loại giấy tờ có giá để giao dịch, mà cần hiểu rõ về doanh nghiệp cổ phiếu đại diện và đằng sau mỗi mã cổ phiếu là câu chuyện gì về công ty.

Chứng khoán a bờ cờ: Cổ phiếu không chỉ là giấy tờ có giá để bạn “lướt sóng”?

2. Nhà đầu tư được gì khi mua cổ phần của doanh nghiệp?

– Bạn muốn trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp

– Nhận cổ tức: Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận, họ có thể chi trả cổ tức cho cổ đông, tạo ra nguồn thu nhập thêm.

– Ăn chênh lệch giá cổ phiếu: Nhà đầu tư có thể kinh doanh chênh lệch giá trong ngắn hạn hoặc trung và dài hạn nhờ hưởng lợi từ sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu bạn mua cổ phiếu Vinamilk từ năm 2006 và nắm giữ cho đến năm 2019 như anh Thái, thì bạn sẽ thấy cổ phiếu này giá giá đến 38 lần, đạt tỷ lệ tăng trưởng kép về tài sản là 24%/năm (không tính cổ tức).

Để biết cổ phiếu bạn mua ngày hôm nay có tiềm năng sinh lợi trong tương lai hay không, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu một vài chỉ số cơ bản sau đây.

3. Các chỉ số cơ bản cần biết

EPS (Earnings Per Share)

chi-so-eps-la-gi-tam-quan-trong-cua-chi-so-nay-trong-dau-tu-chung-khoan-happy-live-1

EPS là phần lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu thường, sau khi đã trừ đi cổ tức ưu đãi. Chỉ số EPS được các nhà phân tích sử dụng như một chỉ báo về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Có hai loại EPS:

– EPS cơ bản: Lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu thường.

– EPS pha loãng: là chỉ số bổ sung nhằm điều chỉnh rủi ro pha loãng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu, ESOP…

EPS (Earnings Per Share)

Trong đó:

– Lợi nhuận sau thuế (Lợi nhuận ròng): Là khoản lợi tức của công ty sau khi điều chỉnh các chi phí (Nộp thuế, khấu hao, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh như quản lý công ty, phí bán hàng, lương nhân viên…).

Công thức tính lợi nhuận ròng = Lợi nhuận thuần + doanh thu thuần + khoản thu bất thường – chi phí.

– Cổ tức cổ phiếu ưu đãi: Lợi nhuận mà nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu ưu đãi nhận được.

– Số cổ phiếu sẽ được chuyển nhượng là cổ phiếu thưởng, có thể chuyển nhượng.

– Số lượng cổ phiếu lưu thông có thể là:

+ Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông (cho kết quả EPS chính xác hơn)

+ Số lượng cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ (thuận tiện cho việc tính toán)

PEG (Price/Earnings to Growth)

PEG được xác định bằng tỉ lệ giá trên thu nhập (P/E) của cổ phiếu chia cho tốc độ tăng trưởng thu nhập của nó trong một khoảng thời gian xác định.

Tỉ lệ PEG là tỉ lệ được sử dụng để định giá cổ phiếu khi tính đến tốc độ tăng trưởng thu nhập dự kiến từ cổ phiếu đó. Tỉ lệ này được cho là cung cấp một bức tranh đầy đủ hơn so với tỉ lệ P/E.

– Tỉ lệ PEG = 1, tăng trưởng thu nhập EPS của cổ phiếu đã được thị trường định giá đầy đủ vào trong giá của cổ phiếu.

– Tỉ lệ PEG > 1, cổ phiếu có thể đang bị định giá quá cao. Nói cách khác, mức tăng trưởng thu nhập mà thị trường kì vọng vào cổ phiếu đó cao hơn mức tăng trưởng thật sự mà cổ phiếu đó có thể tạo được.

– Tỉ lệ PEG < 1, cổ phiếu có thể nào đó đang bị định giá thấp hoặc thị trường đã không kì vọng công ty có thể đạt được tăng trưởng thu nhập giống như những dự báo mà công ty đưa ra.

BVPS (Book Value Per Share)

Book value per share (BVPS) hay còn được gọi là Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, thường được dùng để phản ánh giá trị thực tế của cổ phiếu một doanh nghiệp. Đây cũng được coi là giá trị mỗi cổ phiếu mà cổ đông nhận được trong trường hợp công ty phá sản.

BVPS = (Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình – Nợ)/ Số lượng cổ phiếu lưu hành

So sánh giá trị thị trường với giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu sẽ giúp doanh nghiệp xác định được cổ phiếu công ty đang được định giá như thế nào. BVPS cũng là một phần quan trọng để xác định P/B – Hệ số giá trên giá trị sổ sách.

P/B (Price to Book)

Đây là chỉ số dùng để so sánh giá của một cố phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó.

Hệ số P/B sẽ có thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố như doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh trong ngày hay mức độ tài chính của doanh nghiệp, các yếu tố vĩ mô.

P/B = Giá trị thị trường của cổ phiếu/ Giá trị sổ sách của cổ phiếu

Chỉ số P/B cho cho chúng ta biết giá cổ phiếu đang cao hơn hay thấp hơn giá trị ghi sổ tại doanh nghiệp bao nhiêu lần. Giá trị thị trường của cổ phiếu là một thước đo thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào dòng tiền trong tương lai của công ty, trong khi giá trị sổ sách lại là một thước đo kế toán dựa trên nguyên tắc giá gốc và phản ánh các đợt phát hành vốn chủ sở hữu trong quá khứ.

Nếu chỉ số P/B cao thì có nghĩa thị trường đang kỳ vọng quá nhiều vào mã cổ phiếu này, từ đó đẩy giá trị của nó cao hơn giá trị thực. Với trường hợp này, nhà đầu tư luôn sẵn sàng bỏ ra một số tiền cao hơn để mua được mã cổ phiếu của doanh nghiệp này

Khi chỉ số P/B thấp, có nghĩa nhà đầu tư đang cảnh giác với mã cổ phiếu này, nhà đầu tư không còn thấy tiềm năng đối với hoạt động kinh doanh của loại cổ phiếu này trong tương lai. Vì vậy nhà đầu tư chỉ có thể bỏ ra những số tiền thấp hơn giá trị thực của cổ phiếu.

Happy Live Team

Các viết cùng chủ đề