fbpx

CHỨNG KHOÁN ABC: Chỉ báo xu hướng đường trung bình động lũy thừa (EMA)

Đường trung bình động lũy thừa (Exponential moving average – EMA) là một trong những chỉ báo kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất bởi các nhà giao dịch.

MÔ TẢ ĐƯỜNG TRUNG BÌNH ĐỘNG LŨY THỪA (EXPONENTIAL MOVING AVERAGE – EMA):

Đường trung bình động lũy thừa (EMA) có nét tương đồng với đường trung bình động đơn giản (SMA), chúng đo lường hướng xu hướng trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, trong khi SMA chỉ đơn giản tính toán trung bình từ dữ liệu giá, EMA lại áp dụng trọng số tăng dần từ thời điểm quá khứ đến hiện tại. Do tính toán độc đáo của nó, EMA sẽ theo dõi giá chặt chẽ hơn so với SMA trong cùng khung thời gian.

CHỨNG KHOÁN ABC: Chỉ báo xu hướng đường trung bình động lũy thừa (EMA)

CÁCH HOẠT ĐỘNG:

  • Khi diễn giải các đường EMA chúng ta cũng sử dụng chung các quy tắc áp dụng cho các đường SMA. EMA nhìn chung sẽ thường nhạy cảm hơn với những biến động giá. Đây có thể là con dao hai lưỡi. Một mặt, đường EMA có thể giúp xác định xu hướng sớm hơn đường SMA. Nhưng mặt khác, đường EMA có thể sẽ trải qua nhiều những thay đổi ngắn hạn hơn đường SMA tương ứng.
  • EMA được sử dụng để xác định hướng của xu hướng. Khi đường EMA đi lên, bạn có thể muốn xem xét mua vào khi giá giảm xuống gần hoặc ngay bên dưới đường EMA. Khi đường EMA đi xuống, bạn có thể cân nhắc bán khi giá tăng lên gần hoặc ngay trên EMA.

CHỨNG KHOÁN ABC: Chỉ báo xu hướng đường trung bình động lũy thừa (EMA)

  • Tương tự SMA, các đường EMA cũng có thể chỉ ra các vùng hỗ trợ và kháng cự. EMA đi lên sẽ có xu hướng hỗ trợ những hành động giá, trong khi EMA đi xuống có xu hướng tạo Kháng cự chống lại những hành động giá. Điều này sẽ củng cố các chiến lược mua khi giá gần đường EMA đi lên và bán khi giá gần đường EMA đi xuống.
  • Tất cả các đường trung bình động, bao gồm EMA, không được thiết kế để nhận diện được các điểm giao dịch ở đáy và đỉnh một cách chính xác. Các đường trung bình động có thể giúp bạn giao dịch theo hướng của xu hướng chung, nhưng với độ trễ nhất định tại các điểm vào và ra. Các đường EMA sẽ cho độ trễ ngắn hơn so với các đường SMA trong cùng khung thời gian.

CÁCH TÍNH:

Bạn nên chú ý cách EMA sử dụng giá trị trước đó của EMA trong tính toán của nó. Điều này có nghĩa là EMA bao gồm tất cả dữ liệu giá trong giá trị hiện tại của nó, dữ liệu giá mới nhất có tác động nhiều nhất đến đường EMA và dữ liệu giá cũ nhất chỉ có mức tác động tối thiểu.

EMA = (K x (C – P)) + P

Trong đó:
C = Giá hiện tại
P = Giá trị EMA của nến trước đó
K = Hằng số làm mượt lũy thừa, được tính bằng công thức: K = 2:(N+1) với N là khung thời gian tính toán.
Ví dụ: với EMA 10 ngày thì có hệ số K là: 2:(10+1) = 0.1818 ~18.18%

P/s: – Công thức tính sẽ được thực hiện tự động trên hệ thống biểu đồ.
– Bài viết chỉ mang tính chất giới thiệu, nên tham khảo thêm những bài viết chuyên sâu, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng hiệu quả các công cụ chỉ báo này.

– Nguồn: Fidelity –

Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

“Bộ vuốt” phân tích đồ thị cho những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm

Tuyệt kỹ Giao dịch bằng đồ thị nến Nhật - Japanese Candlestick Charting Techniques

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề