CHỨNG KHOÁN ABC: Mẫu hình giá đo lường chuyển động tăng (Bullish measured move)
Mẫu hình giá đo lường chuyển động tăng (Bullish measured move) là một dạng mẫu hình tiếp diễn xu hướng tăng trung tính, thường dùng cho dài hạn.
NHẬN DIỆN MẪU HÌNH GIÁ ĐO LƯỜNG CHUYỂN ĐỘNG TĂNG (MEASURED MOVE):
Mẫu hình được hình thành từ ba phần, bắt đầu với một mẫu hình đảo chiều và được tiếp tục với một mẫu hình tiếp diễn. Bao gồm một lần đảo chiều tăng, một nhịp điều chỉnh hoặc tích lũy và một lần tiếp tục xu hướng tăng. Mẫu hình đo lường chuyển động tăng giá này chỉ có thể nhận biết sau giai đoạn điều chỉnh hoặc tích lũy, cho nên nó được xếp vào loại mẫu hình tiếp diễn.
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA MẪU HÌNH:
- Xu hướng ban đầu: Một xu hướng giảm cần được hình thành thật sự từ trước đó để bước vào giai đoạn đảo điều. Vì mẫu hình đo lường chuyển động có thể diễn ra như một phần của một xu hướng tăng lớn, nên là độ dài và độ lớn của xu hướng giảm trước đó có thể nằm từ khoảng vài tuần đến nhiều tháng.
- Đảo chiều tăng: Giai đoạn đảo chiều tăng thường bắt đầu ở gần mức đáy thấp nhất của xu hướng giảm trước đó. Có thể sẽ có một mẫu hình đảo chiều ở đây, cũng có thể sẽ là một lân tạo đỉnh hồi phục của xu hướng giảm hoặc vượt qua kháng cự trên. Lý tưởng nhất là lần tăng đó nên có sự đều đặn giữa các đỉnh – đáy và có thể tạo thành một kênh giá.
- Giai đoạn điều chỉnh/tích lũy: Sau khi đảo chiều và xu hướng tăng được kéo dài một thời gian, giai đoạn điều chỉnh hoặc tích lũy diễn ra. Khi tích lũy, có thể là một mẫu hình tiếp diễn như hình chữ nhật hoặc tam giác tăng giá. Khi điều chỉnh, có thể sử dụng mức Fibonaci thoái lui ở vùng 33% đến 67% của lần tăng trước, hoặc cũng có thể xuất hiện những mẫu hình như lá cờ dốc xuống hoặc cái nêm hướng xuống. Nhìn chung, lần tăng trước đó càng mạnh thì lần điều chỉnh càng sâu.
- Tiếp tục xu hướng tăng – Về độ dài: Khoảng cách từ đáy đến đỉnh của giai đoạn tăng đầu tiên sẽ có thể được áp dụng để dự đoán mức tăng tính từ điểm thấp nhất của giai đoạn tích lũy/điều chỉnh.
- Tiếp tục xu hướng tăng – Về điểm vào: Nếu giai đoạn tích lũy/điều chỉnh được hình thành từ một mẫu hình tiếp diễn thì có thể xác định điểm vào bằng những quy tắc điểm phá vỡ thông thường. Tuy nhiên, nếu không có mẫu hình nào xuất hiện thì cần phải tìm những tín hiệu của điểm phá vỡ khác. Trường hợp này sẽ phụ thuộc vào phong cách giao dịch, mục tiêu, khả năng chịu rủi ro và thời gian. Có thể tìm kiếm trên các đường Fibonacci hay những mẫu hình đảo chiều ngắn hạn. Hoặc cũng có thể đợi cho đến khi thật sự có một lân phá vỡ vượt qua đỉnh của giai đoạn tăng đầu tiên. Phương pháp này sẽ làm điểm vào bị muộn, nhưng ít nhất mẫu hình hoặc điểm phá vỡ được xác nhận.
- Khối lượng: Nên có sự gia tăng về khối lượng ở giai đoạn đảo chiều tăng, giảm khi tích lũy/điều chỉnh và tăng trở lại khi tiếp tục xu hướng tăng.
LƯU Ý:
- Trong một thị trường tăng, có thể sẽ xuất hiện một loạt các mẫu hình đo lường chuyển động tăng giá.
– Nguồn: Stockchart –
Có thể bạn quan tâm