fbpx

Chứng khoán vượt đỉnh lịch sử xung quanh thời điểm công bố nâng hạng?

Nỗ lực cải cách của Chính phủ đẩy kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng lên cao. Vậy thời điểm nào thì thị trường thường sẽ tăng? Bối cảnh lãi suất ở các quốc gia được nâng hạng đi trước? Những bài học từ báo cáo khoa học và thực chứng từ Dubai, Qatar, UAE…

chung-khoan-vuot-dinh-lich-su-xung-quanh-thoi-diem-cong-bo-nang-hang-happy-live-1

Sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) về cả khối lượng và giá trị giao dịch đồng hành cùng kỳ vọng tăng trưởng nổi trội của nền kinh tế Việt Nam đã và đang thu hút sự quan tâm của nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Câu chuyện nâng hạng thị trường đã nhiều năm được nhắc đến, nhưng 2024-2025 như một giai đoạn dồn nén về đích nhờ vào các động thái quyết liệt cải cách để được nâng hạng từ phía Chính phủ. Điển hình và gần nhất có thể kể đến là Công điện 1360/CĐ-TTg vào ngày 13/12/2023, tăng cường các giải pháp thúc đẩy TTCK phát triển an toàn, minh bạch, hiệu quả và bền vững đã được ký bởi Thủ tướng Phạm Minh Chính; và Quyết định số 1726/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030 của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.

Việc nâng hạng TTCK đem lại nhiều lợi ích, bao gồm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp niêm yết tiếp cận vốn đầu tư từ nước ngoài. Một ví dụ điển hình là vào tháng 6 năm 2013, MSCI thông báo rằng Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) sẽ được nâng hạng từ thị trường cận biên (Frontier markets) lên thị trường mới nổi (Emerging markets) vào tháng 5 năm 2014. Nghiên cứu và phân tích của Fairvue (2014) cũng đã chỉ ra rằng từ năm 2012 đến 2014, đầu tư từ các tổ chức nước ngoài vào khu vực GCC (Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh) đã tăng từ mức 5 tỷ USD vào tháng 6 năm 2012 lên khoảng 10 tỷ USD vào cuối tháng 3 năm 2014. Trong đó, 80% tổng số vốn đầu tư nước ngoài này tập trung chủ yếu ở Qatar và UAE.

Nâng hạng TTCK cũng có tác động tích cực đến lợi nhuận của cổ phiếu. Theo giả thuyết về nhận thức của nhà đầu tư đưa ra một lời giải thích khác cho hành vi của giá cổ phiếu xung quanh thông báo nâng hạng thị trường. Theo giả thuyết này, nhà đầu tư dự đoán một số cổ phiếu niêm yết tại các thị trường này sẽ được chuyển sang một chỉ số thị trường mới (Inclusive index). Do đó, các nhà đầu tư này sẽ sẵn lòng mua chúng (Merton, 1987), dẫn đến tăng giá cổ phiếu (Yun và Kim, 2010). Trong giai đoạn từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014, TTCK Qatar và UAE (bao gồm hai chỉ số DFM – Dubai Financial Market và ADX – Abu Dhabi Securities Exchange) cũng trải qua quá trình tăng khi nhận được thông tin sẽ được nâng hạng. Cũng có thể thấy rằng quá trình tăng cũng bắt đầu trước thời điểm ra thông báo sẽ được nâng hạng.

Dưới đây là đồ thị chỉ số chứng khoán của một số quốc gia vượt đỉnh lịch sử xung quanh thời điểm công bố nâng hạng thị trường chứng khoán:

chung-khoan-vuot-dinh-lich-su-xung-quanh-thoi-diem-cong-bo-nang-hang-happy-live-2
Chỉ số QSE (Qatar Stock Exchange) tăng vượt đỉnh lịch sử khi nhận được thông tin sẽ nâng hạng thị trường từ 6/2013 đến tháng 5/2014
chung-khoan-vuot-dinh-lich-su-xung-quanh-thoi-diem-cong-bo-nang-hang-happy-live-3
Chỉ số DFM (Dubai Financial Market) của thị trường chứng khoán UAE
Chỉ số ADX (Abu Dhabi Securities Exchange) của thị trường chứng khoán UAE

Chính sách tiền tệ trong giai đoạn chờ nâng hạng?

Vào nửa cuối năm 2023, với chính sách tiền tệ Việt Nam đang duy trì mở rộng, qua bốn đợt cắt giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã tác động tích cực đến nền kinh tế. GDP quý 4/2023 tăng 6.72% so với cùng kỳ năm trước, qua đó giúp GDP cả năm tăng 5.05%.

Trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ mở rộng giúp tăng cung tiền có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán và nền kinh tế. Nhưng về lâu dài, thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực, bởi mở rộng cung tiền đồng nghĩa sẽ làm gia tăng lạm phát trong tương lai, từ đó tác động tiêu cực đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng không còn nhiều dư địa cắt giảm thêm lãi suất. Vì vậy, chính sách tiền tệ cần được sử dụng linh hoạt và hiệu quả. Đặc biệt là khi các quốc gia như Mỹ và châu Âu đảo chiều chính sách từ thắt chặt sang mở rộng.

Trong giai đoạn chờ đợi nâng hạng thị trường, việc duy trì lãi suất ổn định thường được ưu tiên lựa chọn ở các quốc gia đã được nâng hạng trước Việt Nam. Dễ thấy, lãi suất ổn định trong giai đoạn này có nhiều lợi ích đáng kể. Đầu tiên, nó tạo ra một môi trường ổn định giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp lập kế hoạch và đưa ra quyết định đầu tư dài hạn và khuyến khích phát triển kinh tế. Hơn nữa, việc duy trì lãi suất ổn định cũng giảm thiểu rủi ro tài chính cho cả người vay và người cho vay. Một biến động nằm ngoài kỳ vọng của lãi suất có thể gây ra sự không ổn định trong thị trường và ảnh hưởng đến tín dụng và đầu tư. Bằng cách giữ lãi suất ổn định, thị trường có thể duy trì niềm tin vào tín dụng và ổn định kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi việc cho vay và đầu tư. Không chỉ vậy, lãi suất ổn định còn đi kèm với tỷ giá hối đoái ổn định qua đó thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài. Trong tổng thể, việc duy trì lãi suất không đổi trong quá trình chờ đợi nâng hạng thị trường là một biện pháp đã được một số quốc gia đi trước trong vấn đề nâng hạng đã áp dụng để duy trì sự ổn định và niềm tin trong thị trường tài chính.

Cụ thể, thị trường chứng khoán Trung Quốc và Qatar đã trải qua giai đoạn chờ đợi nâng hạng thị trường. Trong thời gian này, duy trì lãi suất không đổi đã giữ cho thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro tài chính. Điều này đã thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra cơ hội đầu tư lâu dài, góp phần vào sự phát triển bền vững của cả hai quốc gia.

Happy Live team sưu tầm/vietstock

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề