Có bước vào hay không? – 7 câu hỏi mà nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi “xâm nhập” vào Thị trường Chứng khoán (phần 1)
Để trở thành một nhà đầu tư giỏi, chúng ta cần một khuôn khổ vững chãi cho cả việc mua và bán cổ phiếu. Khi đã có những khía cạnh để tạo nên những khoản đầu tư tuyệt vời. Quyết định đầu tư vào đâu chỉ là nữa trận chiến đầu – phần dễ “xơi”. Chúng ta cũng cần đến một khuôn khổ mẫu vững chãi cho quyết định bán.
Bán cổ phiếu còn khó hơn cả quyết định mua – do đó, cần được chống đỡ bằng một khuôn khổ vững chãi. Câu hỏi đặt ra là: Khi nào thì chúng ra có thể “thâm nhập” vào thị trường chứng khoán? Dưới đây là 7 câu hỏi mà nhà đầu tư nên tự hỏi chính mình trước khi ra quyết định đầu tư nhé!
1. Đó có phải là doanh nghiệp tôi hiểu rất rõ, tức nằm trong vòng tròn năng lực của tôi?
Nếu một ngành nào đó có ý nghĩa với bạn, bạn sẽ hiểu được môi trường mà một doanh nghiệp đang cạnh tranh.
Nếu bạn thích máy tính–không chỉ là những gì chúng làm được mà còn là cách thức hoạt động của nó–thì ngành công nghiệp máy tính có thể có những công ty mà bạn có khả năng thấu hiểu. Nếu bạn là bếp trưởng, ngành công nghiệp nhà hàng có thể hợp với bạn hơn. Nếu bạn là một “con nghiện” thức ăn nhanh như, bạn có thể thấy ngành công nghiệp thức ăn nhanh là “khung trời tuổi mộng” của mình.
Khi hiểu về một ngành có nghĩa là:
+ Bạn sẽ biết sản phẩm của công ty đó làm ra có gì khác biệt, có dễ bán hay không? Có được người tiêu dùng chấp nhận hay không? Họ có sẵn sàng trả tiền, thậm chí rất nhiều tiền để mua sản phẩm đó không?
+ Nếu có 1 sự cố gì đó: bạn có đủ kiến thức để phân tích và giữ vững niềm tin để nắm giữ tiếp, hay tìm cách thoát thân sớm?
+ Hiểu về ngành hàng: hiểu được chu kỳ tăng trưởng của sản phẩm, và hiểu được các yếu tố cấu thành sản phẩm, từ đó xác định được lợi thế của doanh nghiệp.
2. Tôi có biết giá trị nội tại của doanh nghiệp hiện tại không, và trả lời với độ tự tin cao về những khả năng thay đổi của nó trong vài năm tới?
Giá trị nội tại có thể được hiểu là giá trị thực của một doanh nghiệp, khác với giá trị thị trường hay giá trị ghi sổ của loại chứng khoán đó. Giá trị nội tại bao gồm các biến số khác như nhãn hiệu, thương hiệu, bản quyền… mà các biến số này rất khó tính toán, định lượng, đôi khi không được phản ánh một cách chính xác qua giá thị trường.
3. Doanh nghiệp có đang đề giá ở mức chiết khấu lớn so với giá trị nội tại của nó hôm nay cũng như hai đến ba năm nữa không? Và trên 50% chứ?
Bạn sẽ giảm thiểu rủi ro bất lợi khi nhìn vào tiềm năng tăng trưởng. Nếu bạn mua tài sản với mức giá chiết khấu thấp hơn nhiều so với giá trị cơ bản của nó, ngay cả khi viễn cảnh tương lai mờ mịt hơn dự kiến, tỷ lệ mất vốn cố định vẫn thấp.
Đó chính xác là những gì Papa patel thực hiện. Ông sở hữu biên an toàn khổng lồ khi mua nhà trọ. Theo Benjamin Graham thì:
Thực chất, chức năng của biên an toàn là lớp trát không cần thiết của ước tính chính xác trong tương lai.
4. Nếu bạn mua tài sản với mức giá chiết khấu thấp hơn nhiều so với giá trị cơ bản của nó, ngay cả khi viễn cảnh tương lai mờ mịt hơn dự kiến, tỷ lệ vốn cố định vẫn thấp.
Bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro khi viễn cảnh tương lai của cổ phiếu không như những gì bạn dự đoán. Đó chính xác là những gì Papa Patel và những người Patel khác đã và đang thực hiện để nâng cao tỷ lệ thắng cược “Ngửa thì tôi thắng, sấp thì tôi chẳng thiệt bao nhiêu”.
Nguồn: Sách Nghệ Thuật Đầu Tư Dhandho” – Mohnish Pabrai (Phương pháp đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận cao).
Có thể bạn quan tâm: Nghệ thuật đầu tư Dhandho
(Phương pháp đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận cao)