fbpx

Con đường làm giàu – Bài học bất hủ từ Benjamin Franklin (Phần 2)

“Con đường làm giàu” là một trong những tác phẩm đời đầu của “người cha khai quốc” Benjamin Franklin với bút danh Richard Saunders. Đó là một tác phẩm đầy tham vọng về con đường thành công và làm giàu được xuất bản như lời nói đầu trong cuốn “Niên lịch của Richard nghèo khổ năm 1758” và tái bản với hơn 100 ngôn ngữ dưới tựa đề: “Con đường làm giàu”.

III

“Đã quá đủ những lời răn về sự nghiệp và quản lý việc kinh doanh cho ngày hôm nay, hỡi các con; nhưng từ những bài học này chúng ta phải bổ sung sự cần kiệm nếu muốn thành công bền vững hơn. Một kẻ mà khi kiếm được lại không biết tiết kiệm thì sẽ chết đi không đáng một xu. ‘Nếu các con muốn được giàu có, hãy nghĩ tới việc tiết kiệm đi đôi với việc kiếm thêm. Những người thổ dân Indies cũng không thể đủ sức làm người Tây Ban Nha giàu có được, bởi vì số chi tiêu của họ luôn luôn lớn hơn số họ thu về – đó chính là con đường làm giàu của họ’ Từ đó hãy tránh xa những thói quen đắt đỏ đi, và các con sẽ không phải có những lí do để phàn nàn về thuế má, kinh tế khó khăn hay cuộc sống gia đình vất vả, bởi vì:

‘Rượu chè, trai gái; những thú xa hoa và phù phiếm,

Làm túi tiền ta nhỏ đi và ham muốn ta lớn thêm.’

‘Rượu chè, trai gái; những thú xa hoa và phù phiếm, Làm túi tiền ta nhỏ đi và ham muốn ta lớn thêm.’

Tuy nhiên, ‘Làm thế nào một phút sa cơ lại có thể đem đến hai đứa trẻ’. Các con nghĩ rằng phải chi thêm một chút trà, hay một chút rượu thôi, dùng bữa sang trọng hơn một tí, ăn vận đẹp hơn, một vài đêm giải trí thôi thì không đáng bao nhiêu. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, ‘Tích tiểu thành đại.’ Hãy cực kì cẩn trọng với những khoản chi tiêu tưởng chừng như vụn vặt; Chỉ một lỗ thủng nhỏ có thể làm đắm một chiến hạm lớn.’ – như lời của Poor Richard đã nói.

Và giờ đây khi các con tụ tập lại buổi hội chợ giảm giá những thứ xa xỉ này. Các con gọi chúng là hàng hóa thiết yếu, nhưng sớm muộn chúng sẽ trở thành gánh nặng cho con. Con kì vọng rằng chúng sẽ được bán rẻ hơn giá vốn, và các con sẽ được mua rẻ. Nhưng nếu như con không hề có dịp cần dùng đến chúng, thì chúng là thứ xa xỉ đối với con. Hãy thuộc bằng lòng lời của Poor Richard đã dạy: ‘Mua những thứ bạn không cần đến, và sớm muộn bạn sẽ phải bán đi những thứ bạn cần.’ Và khi mua những món đồ này – cộng với những thứ xa xỉ khác – những kẻ học làm sang bị bòn rút cho đến khi nghèo đói, buộc phải vay mượn lại những người mà trước đây họ khinh rẻ – những người mà nhờ lối sống giản dị và chịu khó kinh doanh, họ đã gầy dựng lấy chỗ đứng trong xã hội. Trong trường hợp ấy, chúng ta thấy rõ rằng ‘Một người cày ruộng trên đôi chân của anh ta luôn đứng cao hơn một quý ông nhưng lại quỳ dưới gối.’

Hơn nữa, ‘Lòng tự hào sẽ khiến ta nghèo đói nhanh như Sự ham muốn, và nó cực kỳ cám dỗ.’ Khi con mua một thứ đẹp đẽ, con sẽ phải mua mười thứ thêm để vẻ ngoài của con toàn vẹn. Hãy nhớ lấy: ‘Kìm hãm sự mong muốn đầu tiên luôn dễ dàng hơn rất nhiều so với việc phải đáp ứng những thứ nó mang lại sau này.’ Và điều này thực sự ngu ngốc khi một người nghèo bắt chước theo những kẻ giàu có – giống như một chú ếch cố gắng lớn lên để ngang bằng với chú bò rừng.

‘Chiếc chiến hạm lớn có thể giăng buồm ra biển khơi

Nhưng chiếc thuyền nhỏ bé chỉ nên neo ở gần bờ mà thôi.’

Sau tất cả, thứ tự hào về vẻ bề ngoài này lại có tác dụng gì cơ chứ? Tại sao vì nó mà chúng ta phải rủi ro quá nhiều thứ, phải chịu đựng quá nhiều thứ? Nó không giúp sức khỏe ta tốt lên – hay giảm đau được; nó không giúp ta hạnh phúc tại tâm hơn, nó chỉ tạo ra sự ghen tức và mang lại những điều không may mắn đến với chúng ta. Tại thời điểm này, các con có thể nghĩ rằng mình đang thịnh vượng, rằng các con có thể chi xa xỉ một chút mà không gặp vấn đề gì, nhưng hỡi các con:

Vì tuổi già và ước muốn trong tương lai, hãy tiết kiệm ngay khi có thể;

Không có ánh mặt trời nào soi sáng cả ngày cho ta về.’

IV

“Những lời răn này, hỡi các bạn, chính là lý lẽ và trí tuệ của cuộc sống. Tuy nhiên, đừng chỉ phụ thuộc vào sự cần kiệm, cẩn trọng và công việc kinh doanh thôi; vì dù cho những thứ tốt đẹp này được thực hiện – nếu không có sự ban phước từ trời đất – thì chúng cũng sẽ đều tan vỡ. Do đó, hãy luôn cầu nguyện và biết ơn một cách khiêm tốn; hơn hết, đừng quên làm những việc từ thiện cho những mảnh đời mà hiện tại họ cần đến chúng.

Và bây giờ để kết lại: ‘Kinh nghiệm là một bài học đắt giá, nhưng những kẻ ngốc sẽ không bao giờ học được từ thứ nào khác ngoài nó.’ Ta có thể đưa ra lời khuyên, nhưng hành động thì thuộc về các con. Vì thế, hãy nhớ rằng: ‘Những người không biết lắng nghe phải trái, sẽ không bao giờ được cứu rỗi.’ – như lời của Poor Richard đã nói.

Vị linh mục già kết thúc bài giảng của ông ta ở đó. Mọi người xung quanh lắng nghe và lặng thầm đồng ý với những lời răn ấy, và ngay lập tức thực hành những hành vi trái ngược hoàn toàn, y như thể rằng đó là một điều bình thường trong cuộc sống. Khi buổi đấu giá bắt đầu, họ chen lấn nhau và mạnh tay mua hàng loạt những món đồ xa xỉ, mặc cho những lời cảnh báo của vị linh mục và chính nỗi sợ của họ về thuế quan.

Poor Richard cảm thấy rất vui vì vị linh mục liên tục nhắc đến ông, nhưng cũng một phần áy náy vì thực ra không đến một phần mười những trí tuệ ấy do ông nghĩ ra – mà hầu hết đến từ quan sát của ông về mọi thành phần xã hội trong nhiều thế kỷ của loài người. Và dù cho thoạt đầu Poor Richard muốn dừng lại buổi đấu giá để mua một chiếc áo mới, ông bỏ đi và quyết định sẽ mặc chiếc áo choàng cũ thêm một thời gian nữa. Hỡi các bạn đọc thân mến, nếu các bạn có thể làm như vậy, chắc chắn các bạn sẽ tìm được con đường làm giàu như Poor Richard đã làm.

(*) Bài viết được dịch và tóm tắt từ tác phẩm bất hủ “The Way to Wealth” (Con đường làm giàu) – Benjamin Franklin (1757)”

Con đường làm giàu – Bài học bất hủ từ Benjamin Franklin (Phần 1)

Nguồn: newslettervietnam

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề