fbpx

Con đường trở thành đệ nhất dự trữ tiền tệ trên thế giới của đô la Mỹ

Đồng đô la Mỹ đầu tiên được in vào năm 1914 khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang thành lập. Chưa đầy 6 thập kỷ sau, đồng đô la đã chính thức trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới. Ít ai biết, đồng đô la Mỹ đã từng bước leo lên “đỉnh cao danh vọng” này như thế nào.

sự ra đời của đô la MỹSự ra đời của đồng đô la Mỹ

Ngân hàng Dự trữ Liên bang được ra đời bởi Đạo luật Dự trữ Liên bang năm 1913 để triệt tiêu sự không đáng tin và không ổn định của một hệ thống tiền tệ dựa trên các giấy bạc do từng ngân hàng phát hành. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ đã vượt qua Anh, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng Anh vẫn là trung tâm thương mại thế giới, với phần lớn các giao dịch được thực hiện bằng bảng Anh. Cũng tại thời điểm đó, hầu hết các quốc gia phát triển đã cố định tiền tệ của họ với vàng để tạo sự ổn định trong trao đổi tiền tệ. Tuy nhiên, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra vào năm 1914, nhiều quốc gia đã từ bỏ tiêu chuẩn vàng để có thể thanh toán chi phí quân sự bằng tiền giấy, làm cho tiền tệ của họ bị mất giá.

Uy lực đồng đô la Mỹ lên ngôi

Ba năm sau chiến tranh, nước Anh dù đã kiên định giữ vững tiêu chuẩn vàng để duy trì vị thế tiền tệ hàng đầu thế giới phải đứng ra vay tiền lần đầu tiên. Hoa Kỳ khi ấy trở thành người cho vay được nhiều quốc gia lựa chọn và sẵn sàng mua trái phiếu bằng đô la Mỹ. Năm 1919, Anh cuối cùng đã buộc phải từ bỏ tiêu chuẩn vàng, “tàn phá” hàng loạt tài khoản ngân hàng của các trader quốc tế, những người giao dịch bằng bảng Anh. Đến lúc đó, đồng đô la đã thay thế vị trí đồng bảng trở thành đồng tiền dự trữ hàng đầu thế giới.

Giống như trong Thế chiến I, Hoa Kỳ đã tham gia Thế chiến II sau khi cuộc chiến bắt đầu. Trước khi tham chiến, Hoa Kỳ là nguồn cung cấp chính các vũ khí, vật tư và các hàng hóa khác của phe Liên minh. Vì phần lớn các khoản thanh toán bằng vàng, nên vào cuối chiến tranh, Hoa Kỳ sở hữu phần lớn vàng trên thế giới. Điều này ngăn cản sự trở lại với tiêu chuẩn vàng bởi tất cả các quốc gia giờ đây đã cạn kiệt trữ lượng vàng.đô la mỹ

Năm 1944, các đại biểu từ 44 quốc gia Đồng minh đã gặp nhau tại Bretton Wood, New Hampshire, để đưa ra một hệ thống quản lý ngoại hối sẽ không gây bất lợi cho bất kỳ quốc gia nào. Ho đã quyết định rằng các loại tiền tệ thế giới không được liên kết với vàng trực tiếp, nhưng chúng có thể được liên kết với đồng đô la Mỹ – đồng tiền đang được liên kết với vàng.

Thỏa thuận này được gọi là Thỏa thuận Bretton Woods – xác định việc các ngân hàng trung ương sẽ duy trì tỷ giá hối đoái cố định giữa các loại tiền tệ của họ và đồng đô la. Còn Hoa Kỳ sẽ đổi đô la Mỹ lấy vàng theo yêu cầu. Các quốc gia nào rơi vào tình huống giá trị tiền tệ nước mình trở nên quá yếu hoặc quá mạnh so với đồng đô la, thì họ có thể mua hoặc bán tiền tệ nước mình để điều tiết lượng cung tiền.

Sự vươn lên trở thành tiền tệ dự trữ thế giới của đồng đô la Mỹsự vươn lên của đồng đola Mỹ

Theo kết quả của Thỏa thuận Bretton Woods, đồng đô la Mỹ đã chính thức lên ngôi đồng tiền dự trữ thế giới, được hỗ trợ bởi trữ lượng vàng lớn nhất thế giới. Thay vì dự trữ vàng, các quốc gia khác tích cực tích lũy dự trữ bằng đô la Mỹ. Vì cần một nơi để dự trữ đô la của mình, nên các quốc gia bắt đầu mua trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ, nơi họ coi là một kho chứa tiền an toàn.

Nhu cầu về chứng khoán Kho bạc cùng với chi tiêu thâm hụt cần thiết để tài trợ cho Chiến tranh Việt Nam và các chương trình nội địa của Great Society đã khiến đồng tiền của Hoa Kỳ tràn ngập thị trường. Với những lo ngại ngày càng tăng về sự ổn định của đồng đô la, các quốc gia bắt đầu chuyển đổi dự trữ đô la thành vàng. Nhu cầu về vàng đã khiến Tổng thống Richard Nixon buộc phải can thiệp và xóa liên kết giữa đồng đô la và vàng, dẫn đến sự hình thành của tỷ giá hối đoái thả nổi tồn tại đến ngày nay

Qua các giai đoạn lạm phát đình trệ, lạm phát cao và giảm phát, đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền dự trữ thế giới chủ yếu dựa trên quy mô và sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ cũng như sự thống trị của thị trường tài chính Hoa Kỳ. Mặc dù chi tiêu thâm hụt lớn, hàng nghìn tỷ đô la nợ nước ngoài và việc in đô la Mỹ không được kiểm soát, nhưng trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ vẫn là kho tiền an toàn nhất vì thế giới tin tưởng rằng Mỹ có khả năng sẽ trả nợ cho mình. Do đó, đồng đô la vẫn là loại tiền được dự trữ nhiều nhất với hi vọng tạo thuận lợi cho thương mại thế giới.

Nguồn: trader FX

Có thể bạn quan tâm cuốn sách:

Các phương pháp giao dịch ngắn hạn hiệu quả trên thị trường Forex – Kathy Lien

Các phương pháp giao dịch ngắn hạn hiệu quả trên thị trường Forex - Day  Trading and Swing Trading the Currency Market - Happy Live

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề