Nếu bạn muốn tạo dựng cuộc sống mơ ước, bạn phải biết chịu trách nhiệm 100% với cuộc đời mình.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải từ bỏ tất cả những lời biện minh, những câu bào chữa, những nguyên cớ tại sao bạn không thể hay chưa làm được việc gì và cả thói quen đổ lỗi cho ngoại cảnh.
Nếu một việc không xảy ra như dự tính, bạn sẽ hỏi mình: Tôi đã làm việc đó như thế nào? Tôi đã nghĩ gì? Tôi đã làm hay không làm việc gì để dẫn đến kết quả như vậy? Tôi đã làm gì khiến người ta hành động như vậy? Tiếp theo, tôi cần phải làm gì nữa để có được kết quả mong muốn?
Bạn hãy nắm lấy công thức này:
E+R=O
Event+ Response= Outcome
Ngoại cảnh + Phản ứng = Kết quả
Điều này có nghĩa mọi kết quả bạn đạt được (dù đó là thành công hay thất bại, giàu sang hay nghèo đói, mạnh khỏe hay ốm đau, vui vẻ hay giận dữ) đều bắt nguồn từ cách thức bạn phản ứng với ngoại cảnh.
Nếu bạn không vừa lòng với kết quả đạt được thì bạn lựa chọn một trong 2 cách sau:
Bạn có thể đổ lỗi cho ngoại cảnh (E- Event) đối với những kết quả không toại nguyện (O- outcome).
Nói cách khác, bạn có thể đổ lỗi cho nền kinh tế, cho thời tiết, đổ lỗi do thiếu tiền, do không được giáo dục đầy đủ, do chủng tộc, do phân biệt giới tính, do chính quyền hiện tại, do vợ hoặc do chồng,…
Rõ ràng, tất cả những nhân tố này đều tồn tại song nếu chúng là nhân tố quyết định thì hẳn chưa ai thành công.
Vô số người đã vượt qua những nhân tố được coi là trở ngại đó, do vậy, những nhân tố đó không thể gây trở ngại với bạn. Không phải ngoại cảnh đang ngăn bước bạn mà chính là bạn đang ngăn bước bản thân. Chúng ta dừng lại. Chúng ta suy nghĩ hạn hẹp và đắm mình trong những hành vi tự chuốc lấy thất bại. Chúng ta bao biện cho những thói quen tự hủy hoại bản thân.
Bạn có thể thay đổi phản ứng (R- Response) của mình với ngoại cảnh (E- event) cho tới khi đạt được kết quả (O- outcome) mà bạn mong muốn. Bạn có thể thay đổi cách tư duy, cách giao tiếp, thay đổi những hình ảnh trong đầu bạn (hình ảnh về bạn và thế giới) và bạn có thể thay đổi cách ứng xử. Đó là tất cả những thứ bạn cần kiểm soát.
Thật chẳng may chúng ta lại bị thói quen chi phối mạnh tới mức chẳng bao giờ có thể thay đổi được hành vi của mình. Chúng ta bị mắc kẹt trong những phản ứng có điều kiện – đối với bạn đời và con cái, đối với đồng nghiệp tại công sở, đối với khách hàng, với cả thế giới rộng lớn. Chúng ta bị chi phối bởi những việc nằm ngoài tầm kiếm soát.
Để thành công, bạn cần lấy lại quyền kiểm soát đối với suy nghĩ, hình ảnh, ước mơ và hành vi của mình. Tất cả những suy nghĩ, lời nói, hành động của bạn cần phải có định hướng và phù hợp với mục đích, giá trị và mục tiêu của bạn.
Hãy chấm dứt bao biện và đổ lỗi bởi vì nó chỉ dẫn bạn tới thất bại mà thôi. Thành công sẽ đến khi bạn chịu trách nhiệm 100% với cuộc đời mình.
Trong cuộc sống, không phải ai cũng nhận ra giá trị thực sự của bản thân. Đôi khi, chúng ta bị cuốn vào vòng xoáy của những so sánh, tìm kiếm sự xác nhận từ người khác, và quên mất rằng mỗi người đều là một cá thể độc nhất vô nhị. Trân trọng giá trị bản thân không chỉ là việc yêu thương chính mình mà còn là hiểu rõ sự khác biệt và khả năng của mình, từ đó phát huy chúng một cách tốt nhất. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ về 10 điều mà người biết giá trị bản thân không bao giờ làm, giúp bạn sống tự tin và hạnh phúc hơn.
“Cái giàu tiền bạc chỉ là một con số để thiên hạ thị phi. Cái giàu thực sự là sự sung mãn về sức khỏe, về tình yêu, về nhiệt tình, về kiên nhẫn, về cá tính, về đạo đức. Trong tất cả mọi khía cạnh, nếu tính chung, Phan Thiên Ân thực sự là người giàu nhất thế giới.”
Tìm hiểu bài học tài chính sâu sắc từ câu nói nổi tiếng của Benjamin Franklin: “Người đàn ông già đã trao hết của cải cho con trai; ông ta thật ngốc!” và cách áp dụng vào quản lý tài sản cá nhân.
Những thất bại trong marketing không chỉ mang lại những tổn thất lớn về tài chính mà còn cung cấp những bài học quý giá cho những thương hiệu lớn. Từ Coca-Cola đến Ford, các sai lầm trong chiến lược marketing đã dạy cho chúng ta nhiều điều quan trọng về cách nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường và định hình lại thông điệp thương hiệu. Dưới đây là những câu chuyện marketing đắt giá từ các công ty hàng đầu thế giới.
Benjamin Franklin, một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ, không chỉ nổi tiếng với vai trò là nhà lập quốc mà còn với tư cách là nhà văn, nhà khoa học, và triết gia. Ông để lại những trích dẫn kinh điển, chứa đựng trí tuệ và những bài học quý báu cho đời sau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số câu nói nổi tiếng của Benjamin Franklin, ý nghĩa của chúng và lý do tại sao chúng vẫn còn giá trị đến ngày nay.
Mike và Carla cảm thấy bị mắc kẹt… Con trai của họ 21 tuổi, sống chung nhà, và phải vật lộn để đáp ứng những yêu cầu dù là nhỏ nhất của tuổi trưởng thành. Sau khi Chris rời trường đại học năm 18 tuổi, họ nghĩ rằng cậu ấy sẽ tìm được việc làm hoặc trở lại trường học. Nhưng Chris không làm vậy. Bất chấp mọi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm của bố mẹ, Chris dường như không bao giờ muốn tự lập trên con đường của riêng mình. Mặc dù cậu ấy có một công việc bán thời gian, nhưng việc Chris không có khả năng làm những việc cơ bản như dọn rác, thanh toán hóa đơn và hòa thuận với em trai đã tạo ra một sự căng thẳng khiến cả nhà trở nên ngột ngạt. (*) Bài viết được trích...
Hãy coi thói quen Maui như là một bài tập đơn giản mà bạn làm vào mỗi buổi sáng trong khoảng vài ba giây. Điều này sẽ cho bạn thấy rằng việc bắt đầu dễ dàng như thế nào, và từ đây sẽ giúp cho bạn học được một kỹ năng quan trọng nhất trong việc thay đổi hành vi, đó là cảm giác được thành công.