fbpx

Cuộc chiến không ngừng giữa tiêu dùng và tiết kiệm: 4 điều cần nắm vững trước 25 tuổi

Bạn nên biết câu này: “Tiền không làm cho người ta hạnh phúc, nhưng tiền có thể cho bạn tự do, và tự do làm cho người ta hạnh phúc”.

Từ những cô cậu thanh niên mới ra trường cho đến những “cổ cồn trắng” nơi công sở, mặc dù chi phí sinh hoạt cuộc sống ngày càng tăng và khả năng kiếm tiền có hạn, cuối cùng họ cũng biết cuộc sống thực tế hoàn toàn không giống như mơ mộng lúc họ đang ngồi trên ghế nhà trường.

Từ nửa cuối năm ngoái, tôi đã cố gắng tiết kiệm hết phần lương của công việc chính và chỉ sống bằng thu nhập của công việc bán thời gian. Mặc dù cuộc sống lúc đầu khá căng thẳng nhưng tôi dần hình thành thói quen tiết kiệm bắt buộc và tìm kiếm nhiều nguồn để kiếm tiền hơn. 

Và 4 kiến ​​thức sau đây về quản lý tài chính là những điều mà tôi rút ra được trong cuộc chiến không ngừng giữa tiêu dùng và tiết kiệm.

Học cách kiếm tiền bằng sở thích

Trong cuốn sách giới thiệu tài chính “A dog called Money”, anh họ của nhân vật chính Kira từ khi còn là một cậu bé đã có thể sử dụng sở thích của mình để kiếm tiền. Và khi hỏi anh ta làm thế nào để kiếm tiền, anh ta trả lời rằng: “Tốt hơn là bạn nên tìm ra những gì bạn thích làm, và sau đó nghĩ về cách kiếm tiền với nó.”

7 LỜI KHUYÊN VỀ CHI TIÊU DÀNH CHO GIỚI TRẺ

Ví dụ như, đối với một số người, viết lách có thể sẽ là một trong số những công việc có thể kiếm thêm thu nhập bên cạnh công việc chính. Tại Trung Quốc, phí bản thảo sẽ giao động từ khoảng 200 – 2000 tệ (khoảng 700 – 7 triệu) cho một bài đăng, tùy vào chất lượng và số lượt tương tác. Nhiều người từ viết với tâm thế để kiếm thêm tiền đã trở thành ngòi bút chính của một mục. Thậm chí, họ còn tạo những blog cá nhân để tích luỹ, phát triển bản thân liên tục, đồng thời còn có thể kiếm thêm thu nhập từ kênh này. Nhưng điều quan trọng nhất, hãy làm những gì bạn thích và bạn cảm thấy mình sẽ ngày càng phát triển nếu có thể biến đam mê trở thành công cụ để kiếm ra tiền.

Tạo ra “con ngỗng” đẻ “trứng vàng”

Nhiều người, trong đó có tôi thường tự giễu cợt bản thân khi gặp phải những lời khuyên tài chính từ bạn bè: “Tháng nào cũng mua sắm lung tung thì lấy đâu ra tiền tiết kiệm chứ!” Và khi bạn tôi đưa ra gợi ý, ngay sau khi nhận lương hàng tháng, hãy lập tức gửi tiết kiệm hoặc đầu tư 500 tệ (khoảng 1.7 triệu), nhờ vậy bạn có thể có 6000 tệ/ năm (khoảng 21 triệu) chưa kể lãi suất. Số tiền này chính là “con ngỗng” và nhiệm vụ của bạn chính là hãy tạo ra thu nhập từ “con ngỗng” này.

Einstein đã từng nói: “Lãi kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới”. Nhưng khi tiền gốc không đủ, bạn phải vận dụng mọi khả năng và quản lý thu nhập khả dụng của mình từ các khoản tiết kiệm bắt buộc để ổn định cuộc sống. “Con ngỗng” của bạn càng lớn, nó sẽ “đẻ trứng” càng lớn.

Giảm dâng tiền cho các bẫy chi tiêu “latte factor” 

Cái gọi là “latte factor” đề cập đến các khoản chi tiêu theo thói quen không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi người như mua một cốc cà phê. Ví dụ, trước đây có một cửa hàng Starbucks ở tầng dưới của công ty. Tôi sẽ mua 2-3 cốc cà phê mỗi tuần, do đó, chi tiêu cho bẫy chi tiêu “latte factor” hàng tuần đạt hơn 300 ngàn. Tuy nhiên, nếu tôi gửi tiết kiệm 1 triệu với lãi suất 0.3%/ tháng thì cũng chỉ có thể nhận được lãi suất là hơn 3000 đồng. Dù bạn có cẩn thận với tiền bạc đến đâu thì những lợi ích bạn nhận được sẽ không đến nhanh chóng bằng những khoản chi tiêu không cần thiết mà bạn bỏ ra.

Làm thế nào để từ chối sự cám dỗ của “latte factor” cũng là một câu hỏi có nhiều câu trả lời. Cách tốt nhất là bạn nên cố gắng tìm các lựa chọn thay thế bằng các chi phí thấp hơn cho các chi phí hàng ngày không cần thiết. Ví dụ, bạn có thể tự pha cà phê sau khi mua sắm trực tuyến và hoặc mua đồ dùng dựa trên số lần sử dụng nó.

Ví dụ, khi mua quần áo, thay vì quan tâm đến giá cả, tốt hơn hết bạn nên nghĩ câu trả lời cho cầu hỏi: “Bạn có thể mặc nó trong hoàn cảnh nào?” hay “Bạn có thường xuyên mặc nó không?”. Bạn đã chi hơn 1 triệu cho một chiếc áo len vì màu hoặc hoạ tiết của nó rất đặc biệt. Tuy nhiên, lúc chưa mua và vừa nhận được thì chiếc áo đó có thể khiến bạn vui vẻ, nhưng để trong tủ 365 ngày, số lần bạn mặc ra đường chưa đếm nổi hết một bàn tay. Nếu chỉ là một người làm công ăn lương bình thường thì kiểu mua sắm như vậy sẽ tốn rất nhiều tiền. Thay vào đó, ngoài những chiếc đầm lồng lộn cho những dịp đặc biệt, bạn nên mua những món đồ thời trang có xu hướng kết hợp được với nhau và không sợ lỗi thời. Bạn có thể mặc nó nhiều lần nhưng không sợ bị nhận ra đó là đồ cũ.

Đặt ra các mục tiêu tiêu dùng cụ thể, có thể thực hiện được

Kể từ năm 2016, tôi đã liệt kê các mục tiêu của mình hàng năm. Ví dụ: mục tiêu của tôi trong năm 2017 bao gồm viết 300 bài báo, đi du lịch đến 5 thành phố, đọc 70 cuốn sách và giảm 10 cân. Mỗi khi tôi muốn giải quyết nỗi buồn trong cuộc sống của mình bằng hình thức mua vô tội vạ, tôi đều nghĩ xem liệu khoản chi này có ảnh hưởng đến mục tiêu hàng năm của tôi hay không. Nếu mức tiêu thụ nằm trong phạm vi chấp nhận được thì có thể mua, nhưng nếu tiêu tốn hàng triệu đồng và kéo tiến độ thực hiện mục tiêu của tôi xuống thì tôi sẽ trì hoãn việc thỏa mãn những mong muốn hiện tại của mình.

Khi tôi đọc “A dog called Money”, các bước để dạy Kira về quản lý tài chính là đầu tiên liệt kê 3 mục tiêu mong muốn nhất của cô ấy và xây dựng một danh sách ước mơ của riêng mình. Và khi bạn quyết định làm một điều gì đó, bạn phải thực hiện nó trong vòng 72 giờ, nếu không, bạn có thể sẽ không bao giờ làm được. Các mục tiêu cụ thể có thể thực hiện được, tính tự kỷ luật có thể kiểm soát và năng lực thực hiện có thể điều khiển được có thể góp phần vào ước mơ của bạn và xây dựng cơ sở vững chắc để đảm bảo bạn có thể thực hiện thành công.

Có thể bạn quan tâm:

Hệ thống giao dịch Ichimoku Charts

Ichimoku Kinko Clouds

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề