fbpx

Cuộc sống có hai loại người: Một là những người biết rất rõ mình cần làm gì, hai là loại người sống trong mơ hồ

Trong cuộc sống có hai loại người: Một là những người biết rất rõ mình cần làm gì, một là loại người sống trong mơ hồ, không biết mình nên sử dụng thời gian như thế nào.

Lý Khai Phục
Lý Khai Phục

Trong thực tế, rất nhiều người tỉnh táo, có thể xác định mục tiêu chính xác cho mình và theo đuổi nó, nhưng cũng có những người không có mục tiêu rõ ràng, sống mà không biết ngày mai sẽ ra sao.

Lấy ví dụ, bạn và đối thủ của bạn phải cùng nhau tham dự một cuộc thi rất thú vị: Xem ai có thể nhanh chóng đi qua ruộng ngô, tìm tới cái đích thần bí, đồng thời số ngô trong tay phải nhiều nhất, cũng có thể nói rằng, bạn phải đi qua ruộng ngô nhanh hơn người khác, số ngô trong tay lại nhiều hơn người khác, hơn nữa lúc nào cũng đảm bảo được an toàn của bản thân – đây chính là ba yếu tố sinh tồn trong “Trò chơi ruộng ngô”: Tốc độ, hiệu quả và an toàn.

Có một năm, một nhóm người mang theo ý chí ngút trời tốt nghiệp đại học Havard, họ sắp bắt đầu vượt qua “ruộng ngô” của riêng mình. Trí tuệ, học lực, điều kiện môi trường của họ đều không khác biệt nhau là mấy. Khi ra trường, Havard thực hiện một cuộc điều tra mục tiêu cuộc đời của họ.

Kết quả như sau: 27% không có mục tiêu; 60% có mục tiêu rất mơ hồ; 10% có mục tiêu rõ ràng trong thời gian ngắn; 3% có mục tiêu rõ ràng trong thời gian dài. 25 năm sau, họ đã đi qua “ruộng ngô” và Havard lại tiến hành một cuộc điều tra về họ. Kết quả lần này là: 3% không ngừng nỗ lực theo phương hướng mình đã lựa chọn suốt 25 năm, hầu như đều đã trở thành các nhân vật thành công trong xã hội, trong đó có không ít người là ông chủ công ty, là các tài năng trong xã hội; 10% không ngừng nỗ lực thực hiện những mục tiêu ngắn, trở thành các cán bộ chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó, phần lớn đều sống trong những căn hộ khá giả; 60% sống và làm việc một cách ổn định, nhưng không có thành tích gì nổi bật, hầu như chỉ sống trong tầng lớp trung bình và thấp của xã hội; 27% còn lại sống không có mục tiêu, cuộc sống không như ý muốn, thường xuyên oán trách người khác, oán trách xã hội, oán trách thế giới “không chịu cho họ một cơ hội”. Thực ra, sự khác biệt giữa họ chỉ là: 25 năm trước, một số người trong bọn họ đã biết tại sao phải đi qua “ruộng ngô”, còn những người khác lại không biết rõ chuyện này.

Khi mới vào đại học, mọi người đều đứng trên cùng một vạch xuất phát, vậy tại sao sau khi tốt nghiệp, khoảng cách giữa mọi người lại xa như vậy? Phần lớn nguyên nhân là vì, có người có ước mơ riêng của mình và biến ước mơ đó thành mục tiêu. Cũng có thể nói, bạn nên dùng trí tưởng tượng của mình để phác họa ra một bức tranh trực quan về mục tiêu của bản thân, cho tới khi nó hoàn toàn trở thành hiện thực.

Trong nửa thế kỷ trước, Godard vẫn còn là một cậu bé 15 tuổi chưa bao giờ biết đến thế giới bên ngoài, sống ở vùng ngo ại ô Los Angeles – Mỹ, ông xây dựng cho mình tấm bảng “Chí nguyện cả đời”, trên đó có viết: “Đi thám hiểm tại sông Nile, sông Amazon và Congo; trèo lên đỉnh Everest, Kilimangaro và Matt & TU; được cưỡi voi, lạc đà, đà điểu và ngựa hoang; đi trên con đường năm xưa Marco Polo và Alexander đã đi qua; là diễn viên chính trong một bộ phim; điều khiển máy bay cất cánh và hạ cánh; đọc xong các tác phẩm của Shakespear, Aristox; kết hôn, sinh con; thám hiểm mặt trăng “. Ông đánh dấu tất cả các điều mình cần làm, tổng cộng có 127 mục tiêu. Sau khi nghiêm chỉnh viết mọi ước mơ của mình lên một tờ giấy, ông bắt đầu thực hiện tuần tự từng ước mơ một.

Năm 16 tuổi, ông và bố tới thám hiểm vùng đất Florida.

Từ đó, ông dần dần thực hiện các mục tiêu của mình theo đúng kế hoạch. Tới khi 49 tuổi, ông thực hiện được 106 trong số 127 mục tiêu và nhận được tất cả những vinh dự mà một nhà thám hiểm có thể đạt được. Ngày nay, cuộc sống của Godard tràn ngập niềm vui, ông vẫn đang thực hiện các mục tiêu tiếp theo của mình.

Napoleon nói: “Nếu muốn thành công thì phải xác định mục tiêu, một mục tiêu thật rõ ràng“. Tác giả của một cuốn sách đã từng hỏi mấy trăm người thành công, câu hỏi được đưa ra là, có việc nào là việc mà ngày nay bạn đã hiểu, nhưng khi còn trẻ lại cảm thấy nuối tiếc. Trong số những câu trả lời, phần lớn là: “Hy vọng khi còn trẻ là có một người đi trước chỉ bảo, cổ vũ chúng tôi theo đuổi lý tưởng và chí hướng của mình“. Nhưng mọi lời chỉ dẫn của những người đi trước đều chỉ có thể tham khảo. Bởi vì lý tưởng và chí hướng là việc của cá nhân bạn, chỉ có bản thân bạn mới có thể đặt ra một chí hướng thích hợp nhất với bản thân mình. Người thành công thực sự không phải là người toàn năng, mà là những người có ưu khuyết điểm rõ ràng, bởi vậy, tìm được vị trí thích hợp với mình là một việc rất quan trọng.

Napoleon: Nếu muốn thành công thì phải xác định mục tiêu, một mục tiêu thật rõ ràng
Napoleon: Nếu muốn thành công thì phải xác định mục tiêu, một mục tiêu thật rõ ràng

Nhiệm vụ quan trọng nhất của đại học chính là điều này, bạn nên căn cứ vào sở trường của bản thân để xác định mục tiêu và phân tích xem mình cần có những khả năng nào, yếu tố nào để thực hiện được mục tiêu, sau đó bắt đầu nỗ lực từ mọi phương diện, đây chính là những việc bạn nên làm trong trường đại học và cũng là điều mà bạn nên làm tốt nhất.

Nguồn: Lý Khai Phục

Các viết cùng chủ đề