fbpx

Tâm sự đầu tư

Mẫu số chung của bố mẹ những đứa trẻ thành công nhất thế giới

“Giáo dục nuôi dưỡng sự tự tin. Sự tự tin sẽ nuôi dưỡng hi vọng” – Khổng Tử – Cha mẹ nào cũng muốn con của mình sống ngoài vòng rắc rối, học chăm chỉ ở trường, và tiếp tục gặt hái những điều tuyệt vời khi trưởng thành. Tuy chưa có công thức nuôi dạy trẻ thành công nào, nhưng những nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra một số yếu tố tiên đoán được thành công. 1. Để con làm việc nhà “Nếu những đứa trẻ không rửa bát có nghĩa là sẽ có ai đó làm hộ chúng. Khi đó, trẻ không chỉ miễn trách khỏi công việc mà chúng cũng không học được cách hoàn thành công việc và hiểu được mỗi người phải đóng góp một phần công sức vào tổng thể”, Julie Lythcott-Haims – nguyên chủ nhiệm khoa sinh viên năm nhất đại học Stanford đồng thời là...

05/02/2017 By Happy Live
Cách dạy con kỳ lạ của người Đức

Nhiều bậc cha mẹ trên thế giới có lẽ sẽ rất ngạc nhiên khi biết thói quen dạy con của người Đức qua lời kể của một người mẹ Mỹ dưới đây. Lần đầu tiên khi tới một sân chơi ở Berlin, tôi đã thật sự ngỡ ngàng. Tất cả các bậc phụ huynh khi đó đều đứng chụm lại cùng nhau, uống cà phê mà không hề quan tâm tới những đứa trẻ đang chơi đùa trên một con rồng gỗ cao tới hơn 6m. Tôi đã sợ hãi và la hét. Nhưng thật kỳ lạ, cả những đứa trẻ và cha mẹ chúng đều không mảy may đoái hoài. Thì ra, cha mẹ Đức quan tâm tới sự độc lập và tinh thần trách nhiệm ở con cái mình. Khi chơi ở công viên, họ không bận tâm tới việc những đứa trẻ đang làm gì bởi họ...

19/01/2017 By Happy Live
Một ngày ở trường học Singapore để hiểu vì sao quốc gia này đã vươn lên đẳng cấp thế giới

Một ngày ở trường trung học Singapore Tác giả Jeevan Vasagar của trang Financial Tiems đã có một ngày thăm trường trung học Admiralty và thực sự ấn tượng với phong cách giảng dạy ở đây. Học sinh ở đây dù đa sắc tộc nhưng ngôn ngữ được dùng chủ yếu là tiếng Anh. Trong một lớp học, cô giáo Wendy Chen chiếu một đoạn video ngắn về tình trạng phân biệt chủng tộc ở Singapore nhắm vào các lao động nước ngoài trong ngành xây dựng, sản xuất hay dịch vụ của nước này cho các em học sinh mới 13 tuổi. Sau đó, học sinh được phát một tờ báo trong ngày và được yêu cầu phân tích “Ai, Cái gì, Ở đâu, Khi nào, Tại sao” dựa trên chính thông tin về lao động nước ngoài trong bài báo. Không khí trong phòng học khá nghiêm túc...

21/09/2016 By test test