fbpx

Bài học thành công

Định mệnh đã lấy đi của Oscar Pistorius đôi chân, khiến anh phải sống đời tàn tật từ khi cất tiếng khóc lọt lòng. Nhưng từ sâu thẳm trái tim mình, “người không chân” chưa bao giờ có ý nghĩ đầu hàng số phận. Hơn mười năm miệt mài băng mình trên đường chạy, nâng cơ thể mình bằng đôi chân sợi các-bon, Pistorius muốn chứng minh cho cả thế giới thấy rằng những người không may bị khuyết một phần cơ thể như anh vẫn có quyền mơ đến mọi đỉnh cao. Olympic 2012, Pistorius cuối cùng đã thỏa nguyện. Oscar Pistorius – “Người không chân” chinh phục cả thế giới Qua cơn đau bằng máu và nước mắt Pistorius đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới, kể từ khi anh bước ra đấu trường Paralympic 2004 và giành mọi HCV ở những cự ly chạy quan trọng nhất. Tại Athens năm đó, hàng vạn khán giả đã tung hô anh như một thần tượng lớn với danh hiệu người không chân chạy nhanh nhất hành tinh. Nhưng ở Nam Phi, thay vì cái danh hiệu dài lê thê đó, người ta vẫn trìu mến gọi anh bằng cái tên Oscar. Một đồng đội bình thường (hoàn toàn lành lặn) ở đội tuyển điền kinh Nam Phi dự Olympic 2012 đã lý giải: “Chỉ với cách gọi ấy, chúng tôi mới thể hiện được hết lòng kính phục của mình. Oscar không chỉ là một VĐV thể thao xuất sắc. Nỗi bất hạnh cuộc đời mà anh ấy phải chịu đựng và vượt qua xứng đáng là một biểu tượng về ý chí vươn lên cho hàng tỷ người trên khắp hành tinh này”. Người đồng đội của Pistorius không hề quá lời. Tại đất nước từng sản sinh ra huyền thoại Nelson Mandela, từng giành quyền đăng cai vòng chung kết World Cup 2010, Oscar Pistorius vẫn thường được mang ra làm tấm gương cho lũ trẻ. Khi các nhà báo nước ngoài lặn lội về tận Nam Phi trước Thế vận hội 2012, họ đã được nghe kể về quá khứ đầy nước mắt của Oscar. 11 tháng tuổi, anh đã bị bác sỹ kết luận căn bệnh không có xương mác bẩm sinh là vô phương chữa trị. Vì căn bệnh ấy, Oscar không thể có chân và suốt cuộc đời phải gắn bó cùng đôi chân giả hoặc chiếc xe lăn. Tuổi ấu thơ trải qua nhiều ký ức về một nỗi ám ảnh kinh khủng. Pistorius từng kể rằng anh đã khóc hàng trăm lần khi nhìn những đứa trẻ cùng trang lứa với mình đá bóng, chạy chơi trên đường hoặc làm bất cứ điều gì đó với đôi chân lành lặn, nhưng nỗi đau lớn ấy không thể đánh gục ý chí của Pistorius. Thay vì tự thu mình vào bóng tối, Pistorius xin cha mẹ đưa đến bệnh viện để tìm kiếm cơ hội khôi phục” đôi chân. Chuyện tái tạo xương mác dĩ nhiên là vô vọng, song các bác sỹ đã giúp Pistorius một đôi chân sợi các-bon rất bền và vừa vặn để anh tập chạy hàng ngày. Tâm sự cùng báo giới bên lề Olympic, “người không chân” bảo rằng suốt hơn mười năm qua, anh đã chạy nhiều đến mức điểm tiếp xúc giữa cơ đùi với đôi chân sợi các bon tứa máu đầy đau đớn. Có những lúc, sự mệt mỏi quá độ về thể xác thậm chí khiến anh phải ngã gục ngay trên đường chạy của mình, nhưng Oscar Pistorius đã vượt qua tất cả bằng thần kinh thép và nghị lực phi thường. Câu chuyện về một huyền thoại Olympic bắt đầu, chính từ những tháng ngày cay cực như thế. “Bay” trên đỉnh cao Lẽ ra, Oscar Pistorius đã có thể tham dự Olympic từ năm 2008. Thời điểm đó, một nghiên cứu của Trường đại học Cologne (Đức) nói rằng Pistorius sẽ tiêu tốn ít hơn các vận động viên bình thường khác 25% năng lượng nhờ đôi chân sợi các-bon nên không thể để anh thi đấu tại vòng loại Olympic. Vì chuyện này, Oscar Pistorius đã quyết định khiếu nại. Dù Liên đoàn điền kinh thế giới sau đó đã xử thắng cho Pistorius, nhưng việc mất quá nhiều thời gian vào vụ lùm xùm này đã khiến anh không đạt được thành tích đủ tốt để giành vé chính thức đến Bắc Kinh. 4 năm sau, câu chuyện đã hoàn toàn khác. Việc Liên đoàn điền kinh thế giới chính thức cho phép Pistorius thi đấu tại giải Vô địch thế giới tổ chức năm 2011, giống như một sự thừa nhận mặc nhiên rằng Oscar Pistorius phải được đối xử như bất kỳ vận động viên bình thường nào. Phấn khích, Oscar Pistorius đã vượt qua thành tích chuẩn A để đường hoàng giành vé dự Thế vận hội London 2012. Từ đây, một chương mới của thể thao thế giới đã mở ra khi Oscar trở thành vận động viên khuyết tật đầu tiên trong lịch sử dự một kỳ Olympic. Cả đất nước Nam Phi ăn mừng sự kiện đó một cách tự hào. Oscar đã trở thành biểu tượng cho nghị lực, lòng quả cả của cả một dân tộc và Tổng thống Mbeki, thậm chí đã đề nghị Oscar Pistorius nên cầm cờ cho Đoàn thể thao Nam Phi trong lễ khai mạc. Thời khắc lịch sử đã đến hôm 4/8. Oscar Pistorius xuất hiện trên sân Olympics trong sự hò reo của 8 vạn người. Anh khởi động, bước lên bục xuất phát và bứt lên kết thúc vòng loại với vị trí thứ 2 chung cuộc. “Người không chân” đã “chạy” vào đến vòng bán kết cự ly chạy 400m bên cạnh những kỷ lục gia lành lặn. Dù không thể giành được một tấm huy chương sau đó, Pistorius đã khoác lên mình lá cờ Nam Phi. Anh ăn mừng tấm huy chương của riêng mình, tấm huy chương có ý nghĩa không kém gì những kỷ lục thế giới hay Olympic đã được thiết lập bởi những siêu sao lừng danh khác. Từ hôm nay, cả thế giới sẽ phải nghiêng mình chào đón một huyền thoại: Oscar Pistorius Siêu nhân tại Paralympic 2012? Cũng giống như Usain Bolt, Oscar Pistorius đã thống trị toàn bộ những cự ly chạy quan trọng nhất tại Paralympic 4 năm về trước. Trên đất Bắc Kinh, Oscar đã giành 3 HCV trên đường chạy 100m nam, 200m nam và 400m nam. London 2012, ở tuổi 25 sung sức nhất và sau màn trình diễn cực kỳ ấn tượng tại Olympic, Oscar Pistorius được dự báo sẽ bảo vệ dễ dàng những đỉnh cao vinh quang của mình. Một quan chức của Liên đoàn điền kinh thế giới đã ví von: “Nếu coi Usain Bolt là một siêu nhân tại Thế vận hội, thì Oscar chính là siêu nhân ở đấu trường Paralympic”
4 khuyết điểm tưởng xúi quẩy hoá ra là lộc trời ban

Ở đời “nhân vô thập toàn”, người giàu có nhất không phải sở hữu nhiều tiền trong tay mà là phúc đức được tích lũy từ ngày này sang ngày khác. Nhiều người thắc mắc rằng nếu bản thân có khuyết điểm, liệu đó có phải điều xui? Nhưng thực tế thì không phải vậy. Có một câu nói như thế này: “Không có người hoàn hảo trên thế giới này. Chính những khuyết điểm duy nhất khiến chúng ta trở nên độc nhất”. Trong cuộc sống thực, một người có khuyết điểm không đồng nghĩa với thất bại. Nhìn từ một góc độ khác, chính những điều chưa trọn vẹn lại là thế mạnh mà chúng ta không ngờ tới. Mỗi người nhìn thế giới bằng con mắt khác sẽ nhận được những câu trả lời khác nhau. Có những điều chúng ta tưởng đó là họa nhưng thực...

10/02/2023 By Happy Live Team
Chia sẻ triết lý thành công của tỷ phú Lý Gia Thành: 3 việc càng chi nhiều tiền thì càng kiếm được nhiều tiền
Vì đâu Lý Gia Thành có thể trở thành người Hoa giàu top thế giới?

Jack Ma từng nói rằng Lý Gia Thành vẫn bận rộn từ sáng đến tối dù tuổi đã cao. Hàng chục năm trôi qua, ông vẫn giữ 1 thói quen “vàng” tạo nên những thành quả kì diệu. Có người nói rằng muốn thành công, chúng ta cần cơ hội, cần quý nhân giúp đỡ. Còn Vương Kiện Lâm, người giàu nhất Châu Á tới hết năm 2016, nói rằng chìa khóa để làm giàu là làm việc chăm chỉ. Tào Đức Vượng, chủ tịch của một trong những tập đoàn kính lớn nhất thế giới, cũng nói rằng bản thân ông thực ra cũng thích ngủ nướng, ông nói rằng bản thân đã giàu có và tự do từ lâu, và rằng mình có đủ tư cách để ngủ nướng, nhưng ông vẫn luôn duy trì thói quen dậy từ 4h hoặc 5h mỗi ngày, bởi ông luôn nhớ...

09/02/2023 By Happy Live Team
cuộc đời
May mắn nhất đời là gặp 1 người có thể làm cho bạn 3 điều sau

Cuộc đời vốn là như vậy, bạn thì nhiều vô kể, nhưng không phải ai cũng làm được 3 điều này cho chúng ta. Sẵn lòng dẫn dắt bạn, là tấm gương để bạn noi theo Dù là mới đi làm hay đã lăn lộn nhiều năm trong cuộc sống, người quý nhân đầu tiên chính là một người thầy trong con đường sự nghiệp của bạn. Nếu có một người để bạn có thể tin cậy, có thể gọi điện nhờ giúp đỡ khi gặp khó khăn, sẵn sàng chỉ bảo hoặc truyền kinh nghiệm lại cho bạn mà không hề suy nghĩ gì, hãy trân trọng người đó. Nhiều người không có thói quen chia sẻ, hoặc đơn giản là họ không muốn giúp bạn ngày một giỏi hơn. Do đó, dù bạn có hỏi, họ cũng có thể “giấu nghề”, lựa chọn khoanh tay đứng nhìn. Một...

08/02/2023 By Happy Live Team
2 câu nói của cổ nhân xưa ảnh hưởng cả đời Lý Gia Thành: Gặp vấn đề nên nhìn xa trông rộng, đối nhân xử thế phải biết khiêm tốn và hạn chế mình
Học người thông minh 15 cách đối nhân xử thế

Khi cuộc đời xuống dốc, người ở lại giúp đỡ thì biết ơn; người đứng lên rời đi, cũng đừng oán trách. Con người sống ở đời không thể tách rời khỏi các mối quan hệ. Nhiều người nói rằng bản thân không thích giao tiếp, chỉ muốn xa lánh xã hội, chối bỏ mọi sợi dây liên kết giao lưu. Nhưng họ đã quên rằng gia đình, bạn bè thân thiết cũng là mối quan hệ. Và để duy trì mạng lưới này không phải là chuyện dễ dàng. Thay vì trốn tránh, hãy đối mặt và trở thành người thông minh trong đối nhân xử thế, giao tiếp hằng ngày. 1. Chuyện mình không bỏ tiền, không bỏ sức, không bỏ trí tuệ thì đừng bày tỏ ý kiến. Mọi ý kiến của bạn sẽ không có giá trị tham khảo, thậm chí còn bị cho là “kẻ...

07/02/2023 By Happy Live Team
17 bí quyết đối nhân xử thế để được tôn trọng ở đời
6 đại kị trong đối nhân xử thế, phạm một điều cũng đủ khiến bạn cô đơn cả đời, con đường sự nghiệp gặp bất trắc gian truân

Nơi làm việc như một xã hội thu nhỏ, xin hãy nhớ: Đường dài biết sức ngựa, ngày dài biết lòng người. Đối nhân xử thế là quá trình cần được trau dồi, học hỏi và tích lũy từng ngày. Càng trưởng thành càng phải biết ứng xử sao cho hợp tình hợp lý, thu phục lòng người. Người thông minh chưa chắc biết cách nói chuyện khéo léo, nhưng người giao tiếp tinh tế chắc chắn thông minh muôn phần. Trải nghiệm càng nhiều, kết giao với nhiều người mới hiểu, bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng không được phạm 6 điều tối kị trong giao tiếp dưới đây, nếu không mọi mối quan hệ đều tan vỡ. 1. Gặp ai cũng bày ra vẻ mặt như “mất sổ gạo” Nơi làm việc thường có một kiểu người như vậy, không biết là họ hướng nội hay bản...

06/02/2023 By Happy Live Team
pomodoro
Một tuần trải nghiệm Pomodoro giúp tôi rút ra điều gì?

Trong rất nhiều phương pháp rèn luyện tính tập trung, phương pháp quản lý thời gian Pomodoro là một gợi ý phổ biến. Vì thế, một bạn độc giả của Happy Live đã ủng hộ hộp sách Đại Lộc Phát từ Happy Live đã quyết tâm thực nghiệm Đồng hồ Pomodoro trong 1 tuần và ghi chú lại cách phương pháp này thay đổi năng suất của mình. Khả năng tập trung và chất lượng công việc của tôi đã thực sự nâng cao. Tuy nhiên, để áp dụng và thực hành thuần thục thì không đơn giản. 1. Phương pháp quản lý thời gian Pomodoro là gì? Pomodoro là phương pháp quản lý thời gian do Francesco Cirillo phát triển. Phương pháp này giúp nâng cao hiệu suất bằng cách kết hợp giữa những khoảng làm việc tập trung liên tục và các quãng nghỉ ngắn. Tóm lại, Pomodoro được...

05/02/2023 By Happy Live Team