fbpx

“Phù thủy chứng khoán” William O’Neil và bí quyết kiếm hàng triệu USD từ phương pháp đầu tư CANSLIM

William O’Neil – Kiểu đầu tư của ông chỉ là tìm kiếm những cổ phiếu tăng trưởng có tiềm năng tăng giá nhanh nhất kể từ thời điểm mua vào theo phương châm đúc kết “mua con mạnh, bán con yếu”…

Là một trong những nhà đầu tư huyền thoại của nước Mỹ, William O’Neil sinh năm 1933 tại Oklahoma và lớn lên tại Texas. Ông được giới đầu tư lâu năm trên thế giới biết tới là một nhà đầu tư tài ba, một “phù thủy chứng khoán lẫy lừng” và đồng thời có khởi điểm là một nhà môi giới chứng khoán hàng đầu, một nhà đầu tư cổ phiếu theo chiến lược tăng trưởng CANSLIM, cũng là tác giả và là người sáng lập ra tạp chí tài chính Investor’s Business Daily, là một địch thủ đáng gờm của tờ Nhật báo phố Wall.

[ĐẦU TƯ CANSLIM] "Phù thủy chứng khoán" William O’neil và bí quyết

Không nổi danh lẫy lừng trên các phương tiện truyền thông nhiều như nhiều tên tuổi khác, ông thành công và gắn bó cả cuộc đời với thị trường chứng khoán như một nhà nghiên cứu và tư vấn tài ba. Hầu hết tất cả những thành quả nghiên cứu của ông đều có tính ứng dụng vô cùng lớn.

Sự nghiệp đầu tư của ông được bắt đầu kể từ khi ông đăng kí theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh tại đại học Southern Methodist University, nhận bằng cử nhân năm 1955. Lúc còn trong trường, khi vẫn đang là một cậu sinh viên ông đã có niềm đam mê sâu sắc với chứng khoán và tham gia tất cả các lớp học tìm hiểu về đầu tư tại thời điểm đó. Sau này, ông khởi nghiệp với vị trí một nhân viên môi giới chứng khoán cho công ty Hayden, Stone & Company và phát triển một chiến lược đầu tư mà ngày nay chúng ta được biết tới với tên gọi CANSLIM, chính CANSLIM đã giúp ông bước lên đỉnh cao trở thành nhân viên môi giới xuất sắc nhất của công ty trong giai đoạn này.

Những thành công trong công việc môi giới cũng như đầu tư tài chính đã đưa ông đến quyết  định thành lập một công ty môi giới, William O’Neil & Co., Inc – vào năm 1963. Ở độ tuổi 30, O’Neil trở thành người trẻ nhất từng mua một chỗ trong sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE). Từ năm 1962 đến 1964 với phương pháp chọn cổ phiếu đơn giản kết hợp phân tích biểu đồ đã giúp tài khoản chứng khoán của ông tăng lên tới trên 20 lần.

Sau khi thành công trên thị trường chứng khoán, ông đã lập ra thêm một tờ nhật báo tài chính quốc gia với tên gọi là Investor’s Daily William O’Neil, sau này trở thành tờ Investor’s Business Daily vào năm 1991. Hiện nay, ông vẫn là CEO của William O’Neil & Co., là chủ tịch và chủ bút của tờ Investor’s Business Daily, ngoài ra còn thường xuyên viết và giảng bài về các chủ đề liên quan đến đầu tư trên khắp nước Mỹ.

[ĐẦU TƯ CANSLIM] "Phù thủy chứng khoán" William O’neil và bí quyết

Vào tháng 2/2010, một nhánh của công ty William O’Neil + Co. Inc được tách ra thành O’Neil Securities, Inc chuyên phục vụ dịch vụ môi giới chuyên nghiệp cho nhà đầu tư tổ chức.

Về quan điểm, kiểu đầu tư của ông chỉ là tìm kiếm những cổ phiếu tăng trưởng có tiềm năng tăng giá nhanh nhất kể từ thời điểm mua vào theo phương châm đúc kết “mua con mạnh, bán con yếu”.

Nhờ cách thức nghiên cứu cẩn thận trong đầu tư này mà các khách hàng chịu khó nghe những lời tư vấn từ ông đã từng đạt tỷ lệ sinh lới gấp hai lần chỉ số S&P 500, bất chấp cả những giai đoạn của khó khăn nhất của thị trường chứng khoán Mỹ Và tất nhiên, nguyên tắc đầu tư của ông chỉ gói gọn trong 5 điều cơ bản dưới đây:

1. William O’Neil: Tìm các cổ phiếu có sự gia tăng lợi nhuận dần đều

Ông từng nhận định rằng, hầu hết các cổ phiếu tốt đều có sự gia tăng lợi nhuận so với cùng quý năm trước đó và tỷ lệ tăng càng cao thì chứng tỏ cổ phiếu càng có nhiều triển vọng. Theo ông, các nhà đầu tư trước khi bỏ tiền ra mua cổ phiếu cần xem xét tới sự gia tăng mạnh mẽ lợi nhuận của cổ phiếu đó, cụ thể là mức tăng trưởng của lãi ròng trên mỗi cổ phiếu tối thiểu trong 3 – 6 tháng gần nhất.

Theo bậc thầy, cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn trong vòng 5 năm trước đó. Các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận hàng năm ổn định và đạt trên 25%, tuy nhiên nên chú ý tới chu kỳ kinh doanh của từng ngành, từng công ty. Đối với ông, tiêu chí này có thể giúp nhà đầu tư loại bỏ khoảng 80% các cổ phiếu tồi.

Bên cạnh đó, ông cũng đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu được công ty mua lại và cổ phiếu của các công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn tự có vừa phải, bởi theo ông thì tỷ lệ này càng cao bao nhiêu công ty sẽ càng phải đương đầu với áp lực trả lãi trong tương lai nhiều bấy nhiêu.

Để có được sự chính xác về mức gia tăng lợi nhuận, nhà đầu tư cần nghiên cứu tất cả các thông tin liên quan đến công ty mà họ muốn đầu tư. Các thông tin này bao gồm lịch sử và đặc điểm của công ty, tình hình tài chính, các chi tiết của đợt phát hành cổ phiếu và tổ chức bảo lãnh phát hành cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể tìm các thông tin này trong báo cáo tài chính của công ty hoặc từ các công ty dịch vụ tư vấn đầu tư. Các quyết định đầu tư chỉ nên đưa ra khi bạn đã có đủ cơ sở thông tin về cổ phiếu cũng như về mức tăng trưởng lãi ròng hàng năm.

2. William O’Neil: Nghiên cứu kĩỹ các nhân tố nội tại của doanh nghiệp

[ĐẦU TƯ CANSLIM] "Phù thủy chứng khoán" William O’neil và bí quyết

Những nghiên cứu của William chỉ ra rằng giá cổ phiếu tăng sẽ bắt nguồn từ một số nhân tố nội tại nào đó. Những nhân tố này thường là sản phẩm mới của công ty, ban giám đốc mới, phương thức quản lý mới của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Do vậy, sẽ không bao giờ thừa nếu các nhà đầu tư quan tâm đến những nhân tố nội tại này. Nếu xét thấy những nhân tố này có sự ổn định, không có biểu hiện đột biến theo chiều hướng xấu, thì đó sẽ là một cổ phiếu có nhiều triển vọng tăng trưởng trên thị trường chứng khoán.

3. William O’Neil: Quan sát quan hệ cung cầu của cổ phiếu

Cổ phiếu cũng là một loại hàng hoá, do vậy, giá cả chịu sự điều chỉnh của quan hệ cung cầu. Cách tốt nhất để ước lượng cung cầu của một cổ phiếu là theo dõi số lượng cổ phần giao dịch hàng ngày của nó. Nếu một cổ phiếu giảm giá, khối lượng giao dịch không tăng thể hiện không có áp lực bán ra đáng kể, ngược lại, khi nó tăng giá khối lượng sẽ tăng dần thể hiện cổ phiếu đang được mua vào

4. William O’Neil: Chọn những cổ phiếu đầu bảng của ngành

Theo ông, nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chỉ nên mua 2 hay 3 cổ phiếu tốt nhất trong nhóm những cổ phiếu đầu bảng hiện tại, còn lại nên dành tiền cho những cổ phiếu có khả năng sinh lời trong tương lai. Ðặc biệt, các nhà đầu tư cần tránh mua những cổ phiếu có mức tăng trưởng cao nhưng không bền vững, chẳng hạn như cổ phiếu lên giá theo trào lưu, theo sự kiện nổi bật… bởi vì các cổ phiếu này được đánh giá là những cổ phiếu tụt hậu, không sớm thì muộn cũng mất giá.

5. William O’Neil: Xem đồ thị chứng khoán mỗi khi rảnh rỗi 

Yếu tố thị trường là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cổ phiếu. Do đó, William nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu các đồ thị biến động giá chứng khoán theo ngày, theo tuần và theo tháng trước mỗi quyết định đầu tư cổ phiếu.

Nguồn: Cafef

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán (phiên bản mới) + Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM

(Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề