[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 10 – Bước 1: GIÁ TRỊ SỔ SÁCH
Trong quá trình tìm kiếm một doanh nghiệp tuyệt vời, bên cạnh các yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm như doanh thu, lợi nhuận, nợ,… có một yếu tố cũng quan trọng không kém để biết được quá trình “lớn lên” của một doanh nghiệp thông qua giá trị sổ sách của doanh nghiệp trên mỗi cổ phần (Book Value Per Share – BVPS).
Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần (Book Value Per Share – BVPS)
Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần tiếng Anh được gọi là Book Value Per Share (PVBS) hay Book Value (BV).
Theo nghĩa đen Giá trị sổ sách là giá trị sổ sách kế toán được phản ánh qua báo cáo tài chính doanh nghiệp, nghĩa là phần Vốn chủ sở hữu (VCSH) mà doanh nghiệp đó đem đi kinh doanh (không bao gồm nợ).
Theo lý thuyết Giá trị sổ sách thể hiện tổng số tiền thu được nếu thanh lí toàn bộ tài sản và sau khi trừ đi hết các khoản nợ phải trả của công ty. Đây sẽ là khoản tiền mà các chủ nợ và cổ đông công ty có thể nhận được trong trường hợp công ty bị giải thể, phá sản…
Công thức
Trong đó:
Tài sản vô hình = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế
Nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn
Ví dụ: Một công ty A có tổng tài sản là 100 tỷ đồng và tổng nợ là 80 tỷ đồng thì Giá trị sổ sách của công ty này là 20 tỷ đồng. Điều này có nghĩa là nếu công ty bán hết tài sản và trả hết nợ, giá trị Vốn chủ sở hữu của công ty là 20 tỷ.
Trên bảng cần đối kế toán, tổng tài sản là bao gồm tất cả các tài sản như tiền mặt và các khoản tương đương tiền, khoản phải thu, tồn kho, tài sản hữu hình và tài sản vô hình,… Tổng các khoản nợ là gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và các khoản thuế hoãn lại.
Khi Giá trị sổ sách chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành, chúng ta có được Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS). Ví dụ công ty A có số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 10 triệu cổ phiếu thì BVPS của công ty A là 2000 đồng trên một cổ phiếu.
BVPS có thể sử dụng để so sánh với thị giá của cổ phiếu thị trường. BVPS là yếu tố quan trọng cấu thành nên chỉ số P/B, được dùng để so sánh giá cổ phiếu trên thị trường với giá trị sổ sách của doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa Giá và Giá trị sổ sách
Hệ số giá trên giá trị sổ sách (P/BV – Price per Book Value)
Ý nghĩa hệ số P/BV
Hệ số P/BV được sử dụng để so sánh giá thị trường với giá trị sổ sách của một cổ phiếu.
Một hệ số thấp có nghĩa là cổ phiếu này được định giá thấp và thích hợp để mua và nắm giữ nó nếu doanh nghiệp có triển vọng tốt trong tương lai.
Tuy nhiên, hệ số thấp cũng có thể là do doanh nghiệp đang gặp nhiều vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có thể là không hợp lí nếu đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp này.
Hệ số P/BV có liên quan đến chỉ tiêu “giá trị sổ sách của cổ phiếu” – cho biết giá trị mà các cổ đông thường nhận được trong trường hợp công ty bị phá sản và các tài sản được thanh lí.
Vì vậy, tài sản vô hình như “Lợi thế thương mại” phải được loại trừ ra khỏi tài sản ròng vì những tài sản loại này không thể bán được (hoặc rất khó để bán) khi thanh lí.
Hạn chế của Giá trị sổ sách
Độ trễ về thời gian
Chỉ sau khi công ty cổ phần phát hành báo cáo tài chính thì nhà đầu tư mới biết được giá trị sổ sách của công ty đã thay đổi như thế nào qua các quý, các năm.
Không chính xác tuyệt đối
Giá trị sổ sách là một mục kế toán và có thể điều chỉnh và có thể không dễ hiểu và đánh giá. Nếu công ty đã khấu hao tài sản, người ta có thể cần kiểm tra báo cáo tài chính để hiểu tác động của nó. Ngoài ra, do các quy tắc thực hành kế toán liên quan đến khấu hao, một công ty có thể bị buộc phải báo cáo giá trị cao hơn mặc dù giá trị của nó đã giảm.
Đánh giá không đầy đủ
Giá trị sổ sách cũng có thể không xem xét tác động thực tế của doanh nghiệp như sử dụng máy móc, trang thiết bị làm tài sản đảm bảo cho khoản vay nào đó.
Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town
(đọc báo cáo tài chính, xác định giá cả giá trị cổ phiếu như
Warren Bufffett, Charlie Munger)