fbpx

David Tepper : Suy thoái kinh tế vẫn kiếm được 7 tỷ USD

Với sự đánh cược chuẩn xác rằng nước Mỹ sẽ không lặp lại sự đổ vỡ như thời kỳ đại suy thoái, ông chủ một quỹ đầu tư tại nước này đã kiếm được khoảng 7 tỷ USD lợi nhuận trong khủng hoảng năm 2009. Theo Tờ Wall Street Journal Online, David Tepper có thể đã trở thành một trong những người có thu nhập theo năm cao nhất mọi thời đại. 

David Tepper
David Tepper

Thắng lớn nhờ đi ngược chiều

Trong hai tháng 2 và 3 năm 2009, Tepper đã mua vào rất nhiều cổ phiếu ngân hàng – những cổ phiếu bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ mà sau đó là khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tepper mua vào trong bối cảnh rất nhiều nhà đầu tư khác tranh nhau bán tháo cổ phiếu nhóm ngành này.

Ngày này qua ngày khác, Tepper mua cổ phiếu của Ngân hàng Bank of America Corp. Cho tới khi cổ phiếu này rớt xuống dưới 3 USD/cổ phiếu và cổ phiếu ưu đãi của Citigroup Inc. – khi mà cổ phiếu này xuống dưới 1 USD/cổ phiếu.

Một trong số những chuyên viên đầu tư trong quỹ của ông đã quả quyết cho rằng, thị trường chứng khoán sẽ còn lao dốc. Những người bạn có chung đánh giá lạc quan về thị trường thì cũng thận trọng khi bắt chước ông, bởi khi đó có quá nhiều dự đoán cho rằng Chính phủ Mỹ sẽ quốc hữu hoá các ngân hàng lớn.

“Tôi cảm giác như chỉ có một mình lúc đó”, ông Tepper hồi tưởng. Sự đánh cược rồi cũng đến hồi kết. Thị trường hồi sinh đã giúp Công ty quản lý quỹ của Tepper – Appaloosa Management – tính tháng 12 năm 2009, Tepper kiếm được 120% lợi nhuận sau khi trừ hết các khoản phí.

Appaloosa Management - tính tháng 12 năm 2009, Tepper kiếm được 120% lợi nhuận sau khi trừ hết các khoản phí.
Appaloosa Management – tính tháng 12 năm 2009, Tepper kiếm được 120% lợi nhuận sau khi trừ hết các khoản phí.

Với khoản lợi nhuận khổng lồ trên, Tepper – người chuyên đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của các doanh nghiệp khốn khó – hiện đang quản lý 12 tỷ USD. Khoản tiền này đã khiến Appaloosa trở thành một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới.

Hiện tại, quỹ đầu tư của Tepper đang nhắm tới một mục tiêu mới. Ông đã bỏ khoảng 2 tỷ USD để mua các chứng khoán có thế chấp thương mại của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Trong số đó là thương vụ mua trái phiếu đảm bảo bởi các khoản nợ của hai dự án bất động sản cao cấp Peter Cooper Village & Stuyvesant Town và 666 Fifth Ave. tại New York.

Một số chuyên gia dự đoán sẽ có thêm nhiều tin xấu đối với thị trường bất động sản thương mại và cho biết nếu quyết định của Tepper không mang lại kết quả thì nó có thể huỷ hoại khoản lợi nhuận mà ông vừa kiếm được. Mặc dù vậy, Tepper cho biết ông vẫn lạc quan về các thương vụ mới của mình. Các quỹ đầu tư đã phải trả giá khá đắt trong năm 2008 với mức giảm chung lên tới 19%. Gần 1.500 quỹ (khoảng 16%) đã đóng cửa. Nhưng dường như may mắn vẫn mỉm cười với  Appaloosa Management.

Tepper lớn lên trong một gia đình trung lưu ở Pittsburgh và là con của một nhân viên kế toán – người phải làm việc 7 ngày trong một tuần và có lần trúng xổ số 715.000USD.

Vào cuối những năm 80, ông trợ giúp công việc giao dịch trái phiếu tại Công ty chứng khoán Goldman Sachs và đã không mấy thành công tại đây. Ông nổi tiếng với câu nói “giá cổ phiếu phản ánh thực tế” (it is what it is) để khẳng định sự cần thiết phải thay đổi danh mục đầu tư khi điều kiện thực tế thay đổi.

Goldman Sachs
Vào cuối những năm 80, ông trợ giúp công việc giao dịch trái phiếu tại Công ty chứng khoán Goldman Sachs và đã không mấy thành công tại đây.

Sau nhiều lần không được nhận vào công ty, Tepper đã rời bỏ Goldman và bắt đầu lập Appaloosa vào năm 1993. Cho tới năm 2008, ông đã lập một kỷ lục về tỷ lệ sinh lời với trung bình 30%/năm và một khoản lợi nhuận ròng ước tính khoảng 2 tỷ USD.

Tepper sống trong một ngôi nhà tại New Jersey mua năm 1990 với giá 1,2 triệu USD. Gần đây ông đã mua cổ phần tại đội bóng đá Pittsburgh Steelers và bay về xem tất cả các trận của đội. Năm 2004, ông chi 55 triệu USD cho Khoa Kinh doanh của Trường Đại học Carnegie Mellon University và nó sau đó được đổi tên thành Tepper School of Business.

Nhà đầu tư vạm vỡ và thường xuyên đeo kính này rất dễ cười, nhưng nhân viên của ông cho biết, ông có thể nhanh chóng khiến họ bị kích động khi ông nổi giận. Tepper lưu giữ một món quà lưu niệm khá ấn tượng là mô hình hai tinh hoàn bằng đồng.

Nhà đầu tư vạm vỡ và thường xuyên đeo kính này rất dễ cười, nhưng nhân viên của ông cho biết, ông có thể nhanh chóng khiến họ bị kích động khi ông nổi giận.
Nhà đầu tư vạm vỡ và thường xuyên đeo kính này rất dễ cười, nhưng nhân viên của ông cho biết, ông có thể nhanh chóng khiến họ bị kích động khi ông nổi giận.

Đó là món quà của một số nhân viên cũ và luôn được ông để ở một vị trí nổi bật trên bàn làm việc. Ông luôn xoa bóp vật này để lấy may trong các phiên giao dịch hằng ngày và gây cười đối với đồng nghiệp. Những thành công lớn nhất của ông trong mấy năm vừa qua đến từ các thương vụ mua lại các khoản đầu tư không còn được ưa chuộng.

Khi các thị trường chứng khoán châu Á lao đao trong năm 1997, Tepper đã đưa vào danh mục đầu tư của mình các cổ phiếu Hàn Quốc, cùng với khoản nợ của Nga. Các quyết định đó đã đem lại cho ông hàng trăm triệu USD khi thị trường phục hồi hai năm sau đó.

Ông thắng lớn trong vụ mua các trái phiếu có định mức tín nhiệm thấp (BB hoặc thấp hơn) năm 2003 và vụ đánh cược vào các cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thép, than và các tài nguyên năm 2007 (thu lời lớn năm 2008 khi giá hàng hoá tăng vọt).

Và những thương vụ thua lỗ

Tuy nhiên, do mạo hiểm và thỉnh thoảng đặt cược hơn 50% danh mục đầu tư vào một thương vụ nên Tepper cũng gặp phải những thua lỗ bất ngờ và khủng khiếp. Phong cách đầu tư đó đã khiến ông mất hơn 1 tỷ USD năm 2008. Vào tháng 1/2008, chuyên viên kinh doanh chứng khoán Jerome Kerviel của Ngân hàng Societe General SA bị buộc tội trong vụ thua lỗ 5 tỷ euro (7,2 tỷ USD).

Tuy nhiên, do mạo hiểm và thỉnh thoảng đặt cược hơn 50% danh mục đầu tư vào một thương vụ nên Tepper cũng gặp phải những thua lỗ bất ngờ và khủng khiếp.
Tuy nhiên, do mạo hiểm và thỉnh thoảng đặt cược hơn 50% danh mục đầu tư vào một thương vụ nên Tepper cũng gặp phải những thua lỗ bất ngờ và khủng khiếp.

Tepper đã bán phần lớn số lượng cổ phiếu ông đang nắm giữ do lo ngại thị trường chứng khoán lao dốc. Appaloosa đã bị ảnh hưởng nặng nề. Trong mùa xuân năm 2008, ông tin tưởng vào xu hướng đi lên của cổ phiếu các công ty lớn và đã mua vào một ít, nhưng cũng đã bị thua lỗ do thị trường đi xuống.

Năm 2006, Tepper có một vụ đánh cược lớn vào cổ phiếu Delphi. Nhưng trong tháng 4/2008, ông và một nhóm các nhà đầu tư đã phải rút khỏi thoả thuận bơm 2,6 tỷ USD vào nhà cung cấp phụ kiện ô tô phá sản này. Vụ việc đã được giải quyết trong mua hè vừa qua và Appaloosa đã mất 200 triệu USD sau vụ đầu tư vào Delphi.

Quỹ đầu tư của Tepper đã giảm 25% trong năm 2008 – mức thua lỗ cao hơn so với trung bình 19% trong ngành này.

“Đầu tư cùng với David giống như đang bay, với những giờ phút buồn chán và sự sợ hãi tột độ. Ông ta là một ví dụ hoàn hảo của con người chớp cơ hội. Ông đầu tư vào bất cứ loại tài sản nào, nhưng bạn buộc phải có tinh thần gang thép”, Alan Shealy – một khách hàng gắn bó với Tepper hơn 18 năm qua nói.

Nhìn lại khoản hời năm 2009

Tepper bước vào năm 2009 khá thận trọng với 30% tài sản của công ty là tiền mặt (tương đương hơn 2 tỷ USD). Ông rất ngứa ngáy muốn mua thêm chứng khoán và lý giải triết lý đầu tư của mình như sự phát triển của cây cối. Nói cách khác, theo ông, sự tăng trưởng là trạng thái tự nhiên của các nền kinh tế và do vậy phần thưởng sẽ thường dành cho người lạc quan.

Vào ngày 10/2 năm 2009, Tepper đã đọc được thông tin Bộ Tài chính Mỹ giới thiệu kế hoạch ổn định hệ thống tài chính. Nó bao gồm cam kết của chính phủ bơm tiền vào các ngân hàng thông qua việc mua cổ phiếu ưu đãi – những cổ phiếu ít cơ hội và ít rủi ro hơn cổ phiếu phổ thông.

Vào thời điểm đó, đa số các nhà đầu tư lo ngại Chính phủ Mỹ cuối cùng sẽ quốc hữu hoá các ngân hàng lớn. Các quan chức chính phủ cho biết, họ không có ý định như vậy (theo đó sẽ quét sạch cổ đông phổ thông) nhưng các nhà đầu tư vẫn hồ nghi. Thông tin từ Bộ Tài chính đã khiến Tepper nhanh chóng nhận ra rằng, Chính phủ sẽ đứng đằng sau các ngân hàng. Ông chỉ đạo nhân viên của mình mua vào các cổ phiếu ngân hàng và các khoản nợ.

 Appaloosa
Ông chỉ đạo nhân viên của mình mua vào các cổ phiếu ngân hàng và các khoản nợ.

Rất ít nhà đầu tư khi đó cảm thấy lạc quan. Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm hơn 382 điểm (gần 5%) trong ngày Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner công bố kế hoạch. Giá cổ phiếu tiếp tục sụt giảm trong các ngày tiếp theo. Cổ phiếu Bank of America giảm xuống còn 2,53 USD/cổ phiếu vào ngày 20/2. Tới 5/3 cổ phiếu Citigroup chỉ còn 97 cents.

“Điều này thật lố bịch và điên rồ!”, Tepper nhớ lại lời nói với Michael Lukacs – một trong những đối tác của mình, trong sàn giao dịch nhỏ của công ty. “Tại sao Chính phủ lại không giữ lời hứa. Họ sẽ không để cho các ngân hàng suy sụp thêm nữa, mọi người thật không có suy nghĩ logic”.

Tepper đã hội ý với Lukacs và Jim Bolin – các lãnh đạo cấp cao khác của Appaloosa. Ông đã nhấn mạnh rằng, các khoản chi tiêu kích thích và lãi suất thấp sẽ kéo nền kinh tế đi lên. Tepper cũng cho biết, ông ước đoán chỉ có khoảng 20% khả năng Mỹ sẽ quốc hữu hoá các ngân hàng như Citigroup.

Bolin – người có xu hướng bảo thủ hơn Tepper – cũng tin tưởng vào xu hướng phục hồi của cổ phiếu ngân hàng, nhưng vẫn nghĩ rằng sẽ an toàn khi đầu tư vào các khoản nợ ngân hàng, hơn là vào các cổ phiếu đầy rủi ro. Tepper cho biết ông lắng nghe những quan điểm này, nhưng vẫn quả quyết đây là cơ hội cho một cú đánh cược lớn.

Tepper cho biết ông lắng nghe những quan điểm này, nhưng vẫn quả quyết đây là cơ hội cho một cú đánh cược lớn.
Tepper cho biết ông lắng nghe những quan điểm này, nhưng vẫn quả quyết đây là cơ hội cho một cú đánh cược lớn.

Trong vòng vài tuần, nhóm của Tepper đã đầu tư rất nhiều vào ngân hàng, bao gồm nợ, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu phổ thông. Chỉ vài tháng trước đó, Chính phủ Mỹ đã bơm hàng tỷ USD để giúp những công ty như AIG khỏi phá sản, và cũng khoảng như vậy sau đó bơm cho các ngân hàng. Tuy nhiên, điều này cũng không thể ngăn cổ phiếu của các tổ chức này lao dốc.

Vào khoảng tới tháng 3, công ty đã mất khoảng 10% giá trị (tương đương 600 triệu USD). Tepper khi đó đã trực tiếp gọi điện thoại để thực hiện thêm các giao dịch – một việc mà ông thường để cho cấp dưới làm. Lần này, ông muốn nói chuyện trực tiếp với những người môi giới ở Phố Wall để thử xem mọi việc thực tế tồi tệ đến mức nào.

Câu trả lời là: Thực sự tồi tệ. Tepper nói, ông được cho biết rằng ông là người duy nhất mua nhiều như vậy.

“Các khách hàng rất hoảng sợ cho rằng trò chơi đã thay đổi và chủ nghĩa tư bản sẽ không còn đúng như ý nghĩa của nó nữa. Đã có một sự sợ hãi thực sự”, Timothy Ghriskey – Trưởng bộ phận đầu tư của Solaris Asset Management – công ty đầu tư đang quản lý 2 tỷ USD nhắc lại và cho biết ông chỉ mua một lượng rất ít cổ phiếu ngân hàng trong thời điểm đó.

Vào một ngày cuối mùa đông, Tepper nhận được góp ý từ một khách hàng của mình – ông Shealy.

“Điều này còn lâu mới kết thúc”, ông Shealy nhắc lại lời mình nói, ngụ ý tới các vấn đề mà ngân hàng gặp phải. “Tôi có chỉ ra tính thanh khoản của cổ phiếu ngân hàng khi đó khá cao, và do đó nếu sai, Tepper nên rút ra”.

Tepper đã không gây ra sự chú ý lớn cho các nhà đầu tư của mình kể từ 2000. Năm đó, ông đánh cược rằng, chỉ số công nghệ Nasdaq sẽ giảm. Nhưng có rất nhiều nhà đầu tư phàn nàn rằng Tepper đã quên mất lập trường đầu tư vào các khoản nợ của mình. Và khi Nasdaq sụp đổ trong vài tháng sau đó, Tepper đã thực sự trở thành người hùng.

Vào cuối tháng 3/2009, cổ phiếu Citigroup đã tăng gấp ba lần, và các khoản đầu tư khác của Tepper như trái phiếu hạng thấp cũng tăng giá trở lại. Ông và nhóm của mình đã chi hơn 1 tỷ USD để mua thêm trong bối cảnh nhiều ngân hàng tiến hành bán cổ phiếu. Tepper cho biết giá trung bình ông mua cổ phiếu Citigroup là 79 cents, còn cổ phiếu Bank of America là 3,72USD.

Vào cuối tháng 3/2009, cổ phiếu Citigroup đã tăng gấp ba lần, và các khoản đầu tư khác của Tepper như trái phiếu hạng thấp cũng tăng giá trở lại.
Vào cuối tháng 3/2009, cổ phiếu Citigroup đã tăng gấp ba lần, và các khoản đầu tư khác của Tepper như trái phiếu hạng thấp cũng tăng giá trở lại.

Tới hè, Tepper đã thu lợi nhuận 1 tỷ USD từ chỉ hai cổ phiếu Citigroup và Bank of America; và tổng lợi nhuận vượt 4,5 tỷ USD (tương đương 70%) tính từ tháng 1/2009.

Sau khi Bolin thúc giục, Tepper đã bán chốt lãi một ít cổ phiếu. Tuy nhiên, hiện công ty của ông vẫn là cổ đông lớn của cả hai ngân hàng Bank of America và Citigroup. Hai cổ phiếu này hiện có giá tương ứng là 15,03 và 3,4 USD/cổ phiếu. Hiện tại Tepper vẫn tin tưởng vào xu hướng đi lên của thị trường chứng khoán. Ông cho biết, ông hy vọng lãi suất sẽ đứng ở mức thấp, và cho rằng giá cổ phiếu và trái phiếu đang ở mức hợp lý.

Nguồn: VNN (Wall Street Journal)

 

Có thể bạn quan tâm:

Bộ sách Trí tuệ tỷ đô của các bậc thầy đầu tư

(Gồm 3 cuốn)

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề