fbpx

Điểm tin tài chính 30.1.2023 – 5.2.2023: DẦU LAO DỐC, LẠM PHÁT CHÂU Á, GỠ NÚT THẮT BẤT ĐỘNG SẢN

Happy Live xin chào quý Nhà đầu tư,

Sau đây là điểm tin tài chính tổng hợp tuần từ ngày 30.1.2023 – 5.2.2023 từ Happy Live:

1. Phố Wall tuần qua 

Tháng 1 khả quan có thể là một chỉ báo tốt cho thị trường, dẫn dắt giá cổ phiếu đi lên trong những tháng tiếp theo. Thông tin tư FED nâng lãi suất 0.25% lên mức 4,5-4,75%. Đây là lần nâng lãi suất thứ 8 của Fed trong chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ bắt đầu vào tháng 3 năm ngoái.

Sau đây là diễn biến tin tức thị trường chứng khoán Mỹ trong tuần qua:

Trên phố Wall, các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 30/1 giảm điểm, trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ra thông báo chính sách sau cuộc họp và một loạt số liệu được công bố. 

Thị trường cũng đang chờ một loạt số liệu kinh tế, trong đó có báo cáo việc làm tháng Một sẽ được công bố vào ngày 3/2. Các nhà đầu tư cho rằng những dấu hiệu cho thấy thị trường việc làm yếu hơn là yếu tố chính trong việc hạ nhiệt lạm phát. Các số liệu khác bao gồm số liệu về các lĩnh vực chế tạo và dịch vụ.

Link tham khảo

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (31/1), khi loạt báo cáo tài chính khả quan và dữ liệu tốt hơn dự báo về lạm phát đưa chỉ số S&P 500 hoàn tất tháng 1 tăng mạnh nhất kể từ 2019. 

Các nhà giao dịch cổ phiếu dành nhiều thời gian để đánh giá một số công ty thuộc hàng lớn nhất ở Mỹ đang chống chọi như thế nào với lạm phát cao và nỗi lo người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Link tham khảo

Thị trường chứng khoán Mỹ có cú “lội ngược dòng” ngoạn mục trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (1/2), đảo chiều từ giảm thành tăng để chốt phiên trong sắc xanh sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có động thái tăng lãi suất không nằm ngoài dự kiến và Chủ tịch Fed Jerome Powell thừa nhận lạm phát đang giảm.

Động thái tăng lãi suất mới nhất của Fed là sự giảm tốc từ đợt tăng nửa điểm phần trăm hồi tháng 12, từ đó củng cố tia hy vọng của nhà đầu tư rằng ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới sẽ sớm giảm bớt độ cứng rắn trong chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ này. Những phát biểu của ông Powell trong cuộc họp báo sau đó càng đẩy cao tâm trạng lạc quan trên thị trường.

Link tham khảo

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (2/2), khi kết quả kinh doanh tốt hơn dự báo của Meta giúp cải thiện tâm trạng của nhà đầu tư về cổ phiếu công nghệ – nhóm giảm mạnh nhất trong năm ngoái. Trong khi đó, một dữ liệu kinh tế kém khả quan của Mỹ khiến giá dầu có thêm một phiên đi xuống.

Link tham khảo

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (3/2), khi một báo cáo việc làm khả quan khiến nhà đầu tư lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ duy trì việc nâng lãi suất. Dù vậy, chỉ số S&P 500 vẫn hoàn tất tuần tăng thứ tư trong vòng 5 tuần trở lại đây vì thị trường tin rằng lạm phát sẽ tiếp tục giảm.

Link tham khảo

Lúc đóng cửa, S&P 500 giảm 1,04%, còn 4.136,48 điểm. Chỉ số  Nasdaq giảm 1,59%, còn 12.006,95 điểm. Chỉ số Dow Jones trượt 127,93 điểm, tương đương giảm 0,38%, còn 33.926,01 điểm, cho dù cổ phiếu Apple – một thành viên chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số – chốt phiên trong trạng thái tăng.

2. Chứng khoán Việt Nam 

Cổ phiếu nhỏ đua kịch trần, VN-Index bốc hơi 14 điểm trong ngày đầu tuần 30.01.2023. Kết thúc tháng 1, Sức ép tăng vọt ở nhóm cổ phiếu blue-chips phiên chiều khiến VN-Index cắm đầu lao dốc liên tục. Diễn biến trái ngược ở nhóm cổ phiếu nhỏ, khi riêng HoSE vẫn có 30 mã kịch trần, HNX cũng có 31 mã. Thanh khoản cũng có tín hiệu tăng mạnh trong rổ Smallcap.

Link tham khảo

Bước sang ngày 31.1.2023, Thị trường đảo chiều bất ngờ, cổ phiếu ngân hàng dẫn sóng. Chính nhóm cổ phiếu “đánh chìm” thị trường vào phiên sáng lại là các mã dẫn sóng phục hồi ngoạn mục vào phiên chiều. Nhóm ngân hàng từ chỗ duy nhất 1 mã tăng và 26 mã giảm buổi sáng thì kết phiên chiều có 25 mã đảo chiều tăng thành công. Cổ phiếu ngân hàng cũng chiếm 8/10 mã tạo điểm số nhiều nhất cho VN-Index.

Link tham khảo

Xả lũ đột ngột, cổ phiếu rơi tự do, VN-Index bốc hơi 3,17% giá trị vào ngày 01.02. Áp lực xả hàng tăng vọt trước hết trong nhóm blue-chips. 

Thị trường đột ngột xuất hiện lực bán tăng vọt trong phiên buổi chiều mà không có dấu hiệu rõ ràng nào. Thực tế đây có thể là một đợt xả hàng cộng hưởng, vì thị trường đã chạm đỉnh ngắn hạn từ vài ngày trước và cũng đã có nhiều phiên xả với thanh khoản lớn

Link tham khảo

“Neo” VCB, VIC giúp thị trường “xanh vỏ”, vốn ngoại mua chiếm 15% sàn HoSE vào ngày 2.2.

Dòng tiền của nhà đầu tư trong nước co hẹp nghiêm trọng, nhưng may mắn vốn ngoại lại tăng giải ngân. Dù vậy sự suy yếu của dòng vốn trong nước vẫn là quá rõ, không thể nào nâng đỡ giá trên bình diện chung. Cổ phiếu blue-chips được mua đỡ tốt hơn từ khối ngoại, duy trì độ rộng tốt, đẩy VN-Index tăng 1,62 điểm, dù số mã giảm giá nhiều gấp 3 lần số tăng.

Link tham khảo

Sự kết hợp giữa nhịp phục hồi của các mã trụ và dòng tiền vào mua mạnh hơn đã giúp thị trường có nhịp phục hồi thoát đáy vào phiên chiều ngày 3.2. Tiếc rằng động lực tăng vẫn chưa đủ để đổi màu chỉ số khi VCB tăng quá lẻ loi trong nhóm trụ lớn nhất. Điểm nhấn chiều nay là sự bùng nổ của VCB kết hợp với nhịp đánh thốc tăng ở một số cổ phiếu blue-chips khác. 

Link tham khảo

VN-Index kết phiên vẫn giảm 0,44 điểm với độ rộng nghiêng hẳn về phía giảm, giảm 0.44 điểm (0.04%) khớp tại 1,077.15 điểm với tổng giá trị giao dịch 10,791 tỷ. HNX-Index giảm 0.03 điểm (0.01%). Sàn UPCoM tăng 0.66 điểm (0.88%).

3. Giá dầu đang nơi đâu?

Giá xăng dầu hôm 4.2: Trượt dài khỏi mốc 80 USD/thùng

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu tiếp tục lao dốc hơn 2 USD, từ bỏ mức tăng đầu phiên.

Giá dầu Brent giảm 2,23 USD, tương đương 2,7%, xuống mức 79,94 USD/thùng, sau khi tăng lên mức cao nhất trong phiên là 84,20 USD/thùng. Cũng trong phiên giao dịch đầy biến động này, giá dầu Brent đã chạm mức 79,72 USD/thùng – mức thấp nhất kể từ ngày 11.1.

Trong khi đó, giá dầu WTI của Mỹ giảm 2,49 USD, tương đương 3,3%, xuống mức 73,39 USD/thùng, sau khi giao dịch trong khoảng từ 78 đến 73,13 USD/thùng – mức thấp nhất kể từ ngày 5.1.

Với mức giảm liên tiếp này, cả dầu Brent và WTI đều ghi nhận tuần giảm giá với dầu Brent giảm 7,8%, WTI giảm 7,9%.

Giá dầu đã bất ngờ quay đầu lao dốc sau dữ liệu việc làm tăng mạnh mẽ làm dấy lên lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất cao hơn và khi các nhà đầu tư đang tìm kiếm sự rõ ràng hơn về lệnh cấm vận mà Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng với các sản phẩm tinh chế từ dầu của Nga từ 5.2.

Link tham khảo

4. Tiêu điểm trong tuần:

Thế giới

 

Moody’s đánh giá lạm phát đã vượt đỉnh ở các nền kinh tế châu Á 

Đến thời điểm hiện tại, xu hướng tăng giá đang có xu hướng giảm tại Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, những quốc gia còn lại đang “mắc kẹt” trong lạm phát.

Trong báo cáo phân tích công bố ngày 3/2, Moody’s cho rằng tác động kết hợp của việc các hạn chế về nguồn cung được nới lỏng và chi phí vay giảm bớt sẽ giúp giảm lạm phát xuống thấp hơn ở khu vực này trong năm nay.

Khi các vấn đề về nguồn cung giảm dần, giá cả vẫn chưa thể hạ nhiệt khi các nền kinh tế và nhu cầu phục hồi trở lại vào năm 2022. Đáp lại, các ngân hàng trung ương đã đẩy chi phí đi vay lên cao nhằm kiềm chế nhu cầu trong nước.

Báo cáo lưu ý: “Với việc cầu vẫn cao hơn cung ở nhiều nơi trên thế giới, lãi suất sẽ tăng cao hơn trong những tháng tới, đặc biệt là ở những nền kinh tế mà lạm phát vẫn chưa ổn định”./. 

Link tham khảo

6 xu hướng kinh tế chính cần quan tâm trong năm Quý Mão 

Trong bài nhận định gần đây, ông David Liao – đồng Tổng Giám đốc Điều hành của HSBC châu Á – Thái Bình Dương cho rằng năm Quý Mão 2023 châu Á sẽ vẫn còn đối diện với những rủi ro từ dịch Covid-19 chưa dứt, các cú sốc về địa chính trị và lạm phát kéo dài. Tuy nhiên, khu vực này vẫn là điểm sáng khi nền kinh tế Trung Quốc được kỳ vọng sẽ tích cực do mở cửa lại biên giới và tiêu dùng hồi phục trở lại; Ấn Độ và ASEAN được kỳ vọng sẽ cùng nâng cao tiềm năng tăng trưởng.

Xu hướng 1: Các vấn đề về địa chính trị đang định hình lại chuỗi công nghiệp toàn cầu 

Xu hướng 2: Cơ hội để tăng tốc quá trình chuyển dịch năng lượng 

Xu hướng 3: Công nghệ tài chính sẽ thúc đẩy tăng trưởng tương lai 

Xu hướng 4: Ấn Độ và các nền kinh tế ASEAN sẽ là những điểm sáng trong tăng trưởng toàn cầu 

Xu hướng 5: Kinh tế Trung Quốc dự báo sẽ dần phục hồi

Xu hướng 6: Cuộc chiến giành nhân tài sẽ căng thẳng hơn

Link tham khảo

Làn sóng sa thải trong ngành công nghệ liệu có ảnh hưởng đến kinh tế? 

Theo DW, trong suốt thời kỳ đại dịch Covid-19 khi các biện pháp phong tỏa được áp dụng, những công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ như Microsoft, Google, Amazon hay Meta – công ty mẹ của Facebook đã hưởng lợi lớn nhờ nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ tăng vọt.

Doanh số tăng cao đã thúc đẩy các công ty tiến hành các đợt tuyển dụng quy mô lớn, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh bùng nổ.

Tuy nhiên giờ đây, khi cuộc sống đã dần trở lại bình thường, những công ty công nghệ này lại đang phải chứng kiến lợi nhuận của mình bị siết chặt do nhu cầu mua sắm, giải trí, hay làm việc trực tuyến đã suy giảm đáng kể. Thung lũng Silicon không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm nhân sự dư thừa.

Theo thống kê của nền tảng nghiên cứu TrueUp, các đợt cắt giảm này đã nâng tổng số việc làm bị cắt giảm tại các công ty công nghệ trong vòng 12 tháng qua lên con số 330.000. Trong đó, chỉ riêng tháng đầu năm nay, số vị trí việc làm bị cắt giảm đã lên tới gần 90.000.

Trên lý thuyết, việc sa thải nhân sự sẽ giúp tiết kiệm tiền cho công ty mặc dù chi phí bồi thường hợp đồng lao động có thể lên tới hàng triệu hoặc hàng tỉ đô la…Tuy nhiên, Jeffrey Pfeffer, giáo sư tại trường Kinh doanh sau đại học Stanford, đánh giá, điều này chưa chắc đã đúng trên thực tế.

Ông cho biết: “Việc sa thải nhân viên có thể không giúp giảm chi phí. Trên thực tế, có rất ít bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc sa thải nhân viên giúp cải thiện lợi nhuận và thậm chí, một số bằng chứng khác còn cho thấy điều này thực sự làm tổn hại đến lợi nhuận của doanh nghiệp”.

Do vậy, theo Giáo sư Pfeffer, làn sóng sa thải là “sai lầm ngu ngốc” và “các công ty công nghệ đang sao chép lẫn nhau”.

Link tham khảo

Trong nước

 

Thủ tướng: Tiếp tục gỡ khó cho thị trường bất động sản để tháo nút thắt cho các lĩnh vực liên quan 

Dự báo, tình hình sắp tới tiếp tục có khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi. Nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 2 và thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, quyền hạn tích cực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao, chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh, đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng, nhân lực), tập trung cho 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu. 

Về kiểm soát lạm phát, cần chú trọng nhóm trong “rổ hàng” tác động lớn đến lạm phát, như lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng; điều hành thận trọng giá các mặt hàng Nhà nước quản lý ngay trong những tháng đầu; bảo đảm nguồn cung, lưu thông thông suốt các hàng hóa khác, nhất là những mặt hàng thiết yếu;  hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh. Thúc đẩy chính phủ điện tử, chính phủ số, công dân số, kinh tế số; sớm hoàn thành xây dựng, kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia và báo cáo Chính phủ về chủ trương xây dựng Đề án Trung tâm Dữ liệu quốc gia.

Link tham khảo

Happy Live Team

Các viết cùng chủ đề