Chào bạn hữu buổi sáng sớm! Good morning early birds!
1. Thị trường chứng khoán Mỹ
Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc một phiên rung lắc dữ dội ở vùng kháng cự 26,161 điểm sau 4 ngày tăng điểm liên tiếp trong chuỗi 6 ngày gần đây nhất.
Về cơ bản, việc giảm nhiệt lại là một hoạt động taking profit bình thường sau chuỗi ngày tăng điểm mạnh do những tin tức tốt về Trade-deal với Mexico và Mỹ cũng như những hi vọng về việc FED sẽ cắt giảm lãi suất trong năm 2019.
Kết phiên, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 0.05%, S&P 500 giảm 0.03% và Nasdaq giảm 0.01%.
Các chỉ số tương lai biến động bình thường.
Đồ thị Ichimoku Chart của Dow Jones cho thấy kháng cự 26,161 điểm khá mạnh và một nền chùng chằng quanh đỉnh thì cũng không “ngon giai”. Cơ bản dự báo vậy về Dow Jones (như quan điểm cách đây 2 hôm) để các bạn có đọc tin tức báo chí sau đó thì luôn hiểu là tin tức thì luôn đi sau hành động giá.
Tâm điểm của tin tức ngày hôm qua là những phát biểu rất “bồ câu” (dovish) của Tổng Thống Donald Trump về chính sách tiền tệ của FED và cáo buộc EU và những quốc gia khác đang devalue (giảm giá) đồng EU
“Đồng Euro và các đồng tiền khác đang giảm giá nhiều so với đồng Đô la, đặt Mỹ vào một vị thế không thuận lợi” Ông Trump tweet
Ông đồng thời cũng la lối và không hài lòng về lãi suất hiện tại của Mỹ đang quá cao và chỉ trích FED kịch liệt (tôi thì lại thích giọng “bồ câu” này)
“Lãi suất của Fed hiện tại quá (quá) cao (way to(o) high), cộng thêm những thắt chặt định lượng vớ vẩn! Họ không có bất cứ căn cứ nào” ông viết trên twitter bày tỏ mối quan ngại trực tiếp của mình về chính sách tiền tệ của Fed, khác hẳn những người tiền nhiệm trước đây của mình.
Tổng Thống Trump có quyền lực mềm qua mạng xã hội quá lớn, và ông là một doanh nhân nên ông hiểu khái niệm “tiền rẻ”, “tiền giá không cao” quan trọng như nào đến công ăn việc làm, và tăng trưởng của nền kinh tế.
Hiện Fed – Ngân hàng Trung Ương Mỹ – theo lý thuyết là độc lập với chính trị, có trách nhiệm giữ cho nền kinh tế ổn định đang gặp áp lực rất lớn với chính quyền của TT Trump (nghe nói Powell thường xuyên phải đến ăn tối ở nhà Trắng) trong bối cảnh Mỹ đang tuyên chiến trên mặt trận trade-war và những dấu hiệu yếu đi của nền kinh tế.
Thị trường và các nhà đầu tư đang kì vọng với các dữ liệu về kinh tế về việc làm và lạm phát hiện tại thì Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng 7. Khả năng sẽ có thêm 2 lần nữa khi cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh có thể đẩy kinh tế Mỹ vào tình trạng đình đốn (nếu Fed không hành động ngay).
Theo dự báo Fed Rate Monitor Tool thì hơn 84% traders hi vọng và dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng 7 tới (tham khảo tốt).
Tổng Thống Trump lại tweet “Mỹ đang có một LẠM PHÁT RẤT THẤP, một điều tuyệt đẹp”
Các nhà kinh tế học thì cũng dự báo là lạm phát của Mỹ (CPI) sẽ giảm xuống còn 0.1% trong tháng 5 (giảm so với 0.3%tháng 4) điều này sẽ khiến year-over year CPI chỉ 1.9% (nhỏ hơn 2% so với dự kiến mong đợi của FED)
Việc giảm lãi suất và kiềm chế giá dầu cũng là một trong những “nhiệm vụ sống còn” của ông Trump trước khi an tâm bước vào tranh cử tổng thống 2020 với phó tướng Joe Bidden (của đảng dân chủ – ứng viên nhìn không có điểm gì đặc sắc và không có nổi trội của đảng này, nhưng lại là ứng cử viên duy nhất 😀)
Về giá dầu, vẫn đang giảm nhẹ và vận động ở vùng giá thấp tạo đáy.
Về cập nhật liên quan tới chiến tranh thương mại Mỹ và Trung, Tổng Thống Donald Trump nói ngày thứ 3 rằng ông sẽ trì hoãn một trade-deal với Trung Quốc và hiện không có ý định tiến tới, trừ khi Bắc Kinh đồng ý 4-5 điểm chính trong thỏa thuận (mà ông không đề cập cụ thể)
Chúng ta cũng có thể đoán được 1 phần, trong đó có nguyên nhân về công nghệ (bạn nào chưa xem video này thì nên xem về CUỘC CHIẾN VƯƠNG QUYỀN 5G -CỦA THẾ KỈ 21 để biết thêm nguyên nhân tại sao Mỹ – Trung lại oánh nhau kịch liệt).
Ngoài ra, ông Trump cũng nói ông sẽ tăng áp thuế (phần 300 tỉ đô hàng hóa còn lại) lên Trung Quốc nếu cuộc gặp của ông với ông Tập tại hội nghị G20 cuối tháng này tại Nhật Bản không có tiến triển mới.
Tôi vẫn nghĩ, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có thể vẫn có một thỏa thuận thương mại, nhưng về cuộc chiến bản quyền trí tuệ, công nghệ, ăn cắp công nghệ và tài chính thì còn rất dài. Chúng ta nên tập làm quen với môi trường này (dù bất cứ ai có làm Tổng thống Mỹ nhiệm kì 2020 – tất nhiên đẹp nhất thì là ông Trump).
2. Thị trường chứng khoán Việt Nam
Thanh khoản tiền xuống chiếu nhẹ nhàng 2,200 tỉ (giao dịch khớp lệnh) và NN vẫn mua ròng 262 tỉ, tập trung vào các mã E1VFMVN30 (qũy chỉ số VN30 Việt Nam), VRE, BVH và bán ròng nhiều tiếp tục tập trung vào VNM, HPG, HDB, TRA, VHM
Quỹ VanEck VNM ETF ngày hôm qua lại huy động thêm được thêm 50K CCQ ~ gần 19 tỉ đồng (tiền đổ xuống chiếu ở Việt Nam – tiền mới ngày một đều).
Đoạn này, chúng ta lại một lần nữa nhắc nhau “quên game chỉ số đi” (Indexing game) mà hãy tập trung vào các doanh nghiệp có triển vọng cực tốt, tăng trưởng và là tương lai thời gian tới.
Những gì đã là qúa khứ, đã là quá khứ và hãy nhìn động thái của các con voi (các quỹ nước ngoài) để xem chúng nghĩ gì, và chúng ta hãy cứ “đứng trên vai người khổng lồ” mà đi.
TA – phân tích kĩ thuật cũng cho ta biết con voi làm gì dựa trên nền tảng FA (phân tích cơ bản cốt lõi).
P.S: Disclaimer: Bản tin này của tôi chỉ để giúp xây dựng kiến thức đầu tư cho cộng đồng, không khuyến nghị mua bán và không bị bất cứ lợi ích của cá nhân, hay tổ chức nào đứng đằng sau nên các bạn dùng tham khảo.
Tâm lý giao dịch trên thị trường chứng khoán trở nên tiêu cực khi đà giảm kéo dài những phiên gần đây, VN-Index về sát 1.200 điểm. Những khoản lỗ lớn dần trong khi thời điểm cuối năm, tết đến cận kề khiến không ít nhà đầu tư trở nên lo lắng.
Donald Trump đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024, vượt qua Phó Tổng thống Kamala Harris với số phiếu cách biệt lên đến 3 triệu. Chiến thắng này không chỉ khẳng định vị thế của Trump mà còn đưa Đảng Cộng hòa chiếm đa số trong cả Thượng viện và Hạ viện. Điều này mở ra một thời kỳ đầy biến động với những tác động sâu rộng đến nền dân chủ Mỹ và sự ổn định toàn cầu. Những bước đi gây tranh cãi sau chiến thắng Ngay sau khi đắc cử, Donald Trump đã nhanh chóng thực hiện những quyết định gây tranh cãi: – Bổ nhiệm Elon Musk để “tái cấu trúc” chính phủ liên bang. – Đề cử một nhân vật bị nghi ngờ là tội phạm tình dục làm Tổng Chưởng lý. – Chỉ định người ủng hộ...
Khi lãi suất chính sách của các quốc gia phát triển giảm nhanh hơn trong năm 2025 sẽ thúc đẩy vốn ngoại tìm kiếm đến các thị trường mới nổi có mức tăng trưởng tốt như Việt Nam….
Như chúng ta đã thấy trong phần trước về Thời điểm thị trường chứng khoán, bạn có thể tính thời điểm thị trường chứng khoán — tùy thuộc vào cách bạn định nghĩa nó. Điều quan trọng là tập trung vào việc hiểu xu hướng thị trường chứng khoán, bao gồm cách phát hiện khi chúng thay đổi và cách xử lý cổ phiếu của bạn khi chúng thay đổi.
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump từng cho biết sẽ biến nước Mỹ thành “tâm điểm tiền số” trên thế giới và là “cường quốc Bitcoin“. Sốt lại bài phát biểu chấn động của ông Trump vào tháng 7 Vào tháng 7/2024, Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có bài phát biểu gây chấn động tại Hội thảo Bitcoin 2024, theo đó ông sẽ biến Mỹ trở thành cường quốc tiền số và đưa Bitcoin làm tài sản dự trữ chiến lược quốc gia. Trong Hội thảo Bitcoin 2024, ông Donald Trump cho biết nước Mỹ sẽ trở thành “tâm điểm tiền số” trên thế giới và là “cường quốc Bitcoin”. Đồng thời, ông Donald Trump cũng cho biết sẽ chống lại các quyết định thắt chặt kiểm soát tiền số của Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC). “Các quy định nên được...
Bầu cử Tổng thống Mỹ:” Donald Trump nới rộng khoảng cách với Kamala Harris với hàng loạt chiến thắng. Hiện ông đang dẫn trước bà Harris 60 phiếu đại cử tri.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Giới phân tích cho rằng ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam sẽ không khác biệt dù ứng viên đảng nào chiến thắng, nhưng chứng khoán có thể biến động mạnh nếu Trump đắc cử.
Thị trường đang đứng trước bước ngoặt quan trọng. Trong ngắn hạn, VN-Index nhiều khả năng có rung lắc mạnh. Tuy nhiên, trong dài hạn thì triển vọng sẽ tích cực.