Chào các bạn hữu buổi sáng sớm!
1. Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đạt đỉnh giao dịch mới trong ngày hôm qua, tuy nhiên đến cuối phiên thị trường đã giảm nhiệt lại và retrace để kết thúc đóng cửa khá mixed giữa các chỉ số.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0.11%, S&P 500 giảm 0.15% và Nasdaq giảm 0.24%
Việc giảm điểm lại, sau khi đạt đỉnh giá mới intraday trong ngày (Xem hình đồ thị Ichimoku Kinko Hyo Chart số 4) cũng có một nguyên nhân (theo media
😀) là có nguồn tin cho hay trong đàm phán thỏa thuận giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc thì Mỹ sẽ không ngay lập tức dỡ bỏ thuế quan đã áp cho hàng hóa Trung Quốc mà sẽ duy trì để quan sát việc thực thi thỏa thuận của Trung Quốc cho đến khi hết 11/2020, bầu cử Mỹ kết thúc.
Và lễ kí thỏa thuận giai đoạn 1 thì vẫn tiến hành vào ngày thứ 4 15/1/2020
Khả năng thị trường sẽ có cú “Sell on news” khi lễ kí thỏa thuận này được diễn ra với xác suất cao khi media có vẻ đang “mồi chài” và “bật mí” như thế này.
Hiện S&P 500 đang giao dịch ở mức giá kỉ lục tương đương 18 lần thu nhập kì vọng, các traders dùng thuật toán (robot) hay traders là con người thì đang coi rằng những báo cáo của media là căn cứ để bán cổ phiếu, theo ông Joe Saluzzi, đồng quản lý tại Themis Trading, ở Chatham, New Jersey.
“Chúng ta đang ở trong thị trường Jason Bourne (market). Điều đầu tiên anh ấy (Jason Bourne) làm khi bước vào một căn phòng là tìm lối thoát hiểm, phòng khi có chuyện” Saluzzi nói, so sánh tình hình thị trường với tính cách của một nhân vật phim hành động.
Tôi thấy lối ví von này khá là hay. Có lẽ Dow Jones cũng cần một giai đoạn “nghỉ ngơi” và sell on news sẽ là một cái cớ hay nhất.
(Theo thỏa thuận đàm phán giai đoạn 1, Trung Quốc sẽ mua thêm 80 tỉ hàng hóa từ Mỹ trong 2 năm tới, và trên 50 tỉ các mặt hàng nguyên liệu về năng lượng)
Về nền kinh tế Mỹ, các Ngân hàng vẫn ăn nên làm ra lớn năm 2019 khi JPMorgan Chase & Co, leader của mọi leaders ngành đang tiếp tục kiếm bộn tiền khi đạt lợi nhuận kỉ lục năm 2019.
May be, again sell on news cũng lại là một điều hay khi các báo cáo quý 4/2019 đang bắt đầu tại Mỹ. Tuy nhiên, chắc cũng không được lâu vì…FED!
2. Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam: Một điều may mắn là ngày 14/1 hôm qua Mỹ đã ra thông cáo chưa coi Việt Nam là đất nước thao túng tiền tệ.
Theo báo cáo ngày 14/1, Mỹ kết luận không có đối tác thương mại nào thao túng tiền tệ, nhưng đặt 10 nước, trong đó có Việt Nam vào danh sách giám sát.
Tại báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ” ban hành ngày 14/1, Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách 10 quốc gia cần giám sát. Nhóm này gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Italy, Ailen, Singapore, Malaysia, Thụy Sỹ. Trước đó, Việt Nam nằm trong danh sách giám sát của Báo cáo tháng 5/2019 do đáp ứng hai tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai. Và theo quy định, một quốc gia vào danh sách giám sát sẽ tiếp tục được theo dõi trong hai kỳ báo cáo tiếp theo.
Ba tiêu chí để xem xét một nước thao túng tiền tệ là thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD, thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP, can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ. Việc can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ ít nhất 6 trên 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng ít nhất 2% GDP trong 12 tháng.
Tại báo cáo tháng 1/2020, Việt Nam chỉ đáp ứng một tiêu chí là thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ 47 tỷ USD, vượt con số 20 tỷ USD. Với hai tiêu chí khác, Việt Nam không vi phạm. Thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam tương đương 1,7% GDP và can thiệp mua ròng trên thị trường ngoại tệ chỉ tương đương 0,8% GDP.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Việt Nam không công bố dữ liệu về can thiệp ngoại hối tuy nhiên đã cung cấp dữ liệu đáng tin cậy rằng, các giao dịch mua ngoại hối ròng trong 4 quý tính đến tháng 6/2019 chỉ tương đương 0,8% GDP. Mỹ cũng xác nhận Việt Nam đã can thiệp cả hai chiều trong suốt 4 quý này.
Bên cạnh đó, Mỹ khuyến nghị Việt Nam nên ưu tiên cải thiện chất lượng và độ chính xác của dữ liệu tài chính, cho phép nhà điều hành giám sát và ứng phó tốt hơn với các lỗ hổng tài chính.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, Việt Nam cũng nên giảm sự phụ thuộc vào các mục tiêu tăng trưởng tín dụng để các tổ chức tài chính phân bổ vốn và quản lý rủi ro tốt hơn. Khi tăng cường khung chính sách tiền tệ và dự trữ đạt mức phù hợp, Việt Nam cũng nên giảm bớt sự can thiệp và cho phép điều chỉnh tỷ giá theo nguyên tắc kinh tế căn bản.
Trong thời gian tới, Mỹ tiếp tục theo dõi các thông tin, số liệu về thương mại, cán cân vãng lai, các chính sách kinh tế vĩ mô, tiền tệ của Việt Nam và có thể sẽ tiếp tục trao đổi, làm việc với các cơ quan Việt Nam nếu cần thiết.
Đây là một điều may mắn, vì nói chung bị gán cái mác thao túng tiền tệ thì kinh tế Việt Nam thực sự rất rất tổn hại.
Về thị trường chứng khoán, các ngân hàng có vẻ đang dẫn dắt chỉ số chứng khoán. Tiền còn sót lại khoảng 2.000 tỉ đồng mỗi phiên giao dịch đang “đổ xô” vơ vét các cổ phiếu ngân hàng với “tin đồn” Ngân hàng sẽ tiếp tục tăng điểm… thời gian tới.
Sau khi sợ hãi của phiên thứ 4 tuần trước, thị trường nhanh chóng quên mất đã sợ hãi và dòng tiền sau khi cắt lỗ các cổ phiếu khác đã đổ vào dòng ngân hàng, một số cổ phiếu ngành thép với kì vọng…giá thép sẽ tăng? Thậm chí kì vọng một vị chủ tịch “đáng kính” trước đây – người luôn bị những thị phi về úp sọt cổ phiếu lên đầu cổ đông sẽ mua cổ phiếu quỹ vào 3 triêu – tại một công ty nọ (Buổi trưa tôi sẽ… chỉ rõ
😀).
Sợ hãi và tham lam là 2 thái cực thừơng trực với thị trường. Và, FOMO (sợ bị bỏ lỡ) muốn gỡ gạc sẽ là “mồ chôn” tiền của các chiến sĩ chứng khoán.
Disclaimer: Bản tin này của tôi không khuyến nghị mua bán, tôi điểm tin và không nói mình sẽ ĐÚNG (Tôi không bao giờ cho mình luôn là đúng và mọi việc chỉ mang tính tương đối); nhưng các điều tôi nói sẽ khiến quý vị phải Suy nghĩ. Vậy là được. Quý vị tự chịu trách nhiệm với hành xử của mình trong thị trường.