fbpx

Điểm tin tài chính tuần 24.2.2020

Chào các bạn hữu buổi sáng sớm đầu tuần. Sau đây là các tin tức sẽ ảnh hưởng tới thị trường tài chính thế giới và VN trong tuần:
 
Điểm tin tài chính tuần 24.2.2020
 
1. Dịch Covid-19 tiếp tục có các diễn biến không như ý muốn! Phức tạp hơn và các nước công nghiệp G20 kêu gọi các thành viên chung tay chống Covid-19:
 
Cô Vy, Cô Na (Covid-19 hay Corona) có lẽ là tâm điểm trên mặt báo của tất cả làng báo xã hội, kinh tế, tài chính toàn thế giới trong tuần này!
 
Có lẽ chưa bao giờ thị trường tài chính toàn cầu mở đầu một tuần mới với những tin tức không mấy tốt đẹp như vậy: Trong lúc dịch Covid-19 đang có dấu hiệu được kiểm soát (theo cách công bố mới của Trung Quốc) tại Mainland – Đại Lục thì những diễn biến của nó tại cộng đồng quốc tế Ngoài Trung Quốc đã dấy lên những nỗi lo lắng thực sự đến tất cả các nước khác: Hàn Quốc với số ca nhiễm tăng lên từng ngày, và chính phủ Hàn Quốc đã thừa nhận thất bại trong việc ngăn ngừa, giờ họ phải chiến đấu với Covid-19 trong lúc người dân có vẻ như “không sợ” như chính phủ sợ – vẫn tuần hành biểu tình, tụ tập hay cầu nguyện nơi đông người làm xác xuất Covid-19 lây lan nhanh hơn; Iran thì cực kì nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh thuốc men, cơ sở y tế đang bị suy sụp nghiêm trọng với lệnh cấm vận của Mỹ và các nước phương Tây; và Ý -đất nước ở Châu Âu – bỗng dưng bị nhiễm cả trăm người với Corona virus mà người nhiễm không có lịch sử đi về từ Trung Quốc! Ý là quốc gia lớn của Liên Minh châu Âu, tự do di chuyển, tự do đi lại toàn cõi châu Âu.
 
Những tác động này có thể nói sẽ ảnh hưởng sâu và rộng đến tất cả các nền kinh tế! Và không loại trừ cả Mỹ như Bộ Trưởng tài chính Mnuchin đã phát biểu (Mỹ nói cần 3 tuần để đánh giá tác động, nhưng số liệu thống kê trong bài báo đêm hôm qua trên Vnexpress đã cho thấy tác động ngấm đòn của Covid-19 với ngành du lịch dịch vụ của Mỹ nhanh hơn Bộ Trưởng dự báo.
 
Chưa kể, theo phóng viên thì du lịch của tờ SCMP thì tại New York, DC đang bị suy giảm nghiêm trọng vì thiếu bóng… người Trung Quốc Đại lục)
 
Đối với Trung Quốc thì ảnh hưởng quá rõ rệt, ai cũng biết nó ảnh hưởng như thế nào đến nền sản xuất, tiêu dùng và du lịch của quốc gia được gọi là công xưởng của thế giới này. Hiện tác động của Covid-19 chắc chắc đã vượt quá xa so với tác động kinh tế của dịch SARS 2003, chỉ tính riêng ngành hàng không toàn cầu, con số ước đoán sẽ chịu thiệt hại hơn 29 tỉ đô la. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng thiếu nguyên vật liệu tất tần tật từ Da giày, dệt may, linh kiện điện tử,..cả NVL lẫn bán thành phẩm do các nhà máy TQ chưa khôi phục được sản xuất.
 
Điển hình 1 thí dụ với ngành Dệt May Việt Nam: (Các lô hàng của Uniqlo từ các nhà cung cấp Việt Nam đã bị trì hoãn khoảng hai tuần, nguồn tin của Nikkei Asian Review cho hay. Với việc chậm trễ này, Uniqlo đã đẩy lùi việc ra mắt một số dòng sản phẩm mới do có khả năng thiếu hàng vào tháng 3. Tờ Nikkei nhận định, sự gián đoạn vận chuyển và chuỗi cung ứng ở Trung Quốc đang tràn sang Đông Nam Á. Việt Nam, với 60% nguyên liệu may mặc đến từ Trung Quốc, chính là một trong các nước ảnh hưởng. Với những doanh nghiệp nhỏ chưa tự chủ được đơn hàng, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp lớn thì nguyên phụ liệu chỉ có thể đáp ứng được hết tháng 2. Đến tháng 3, có thể nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa.)
 
Nói túm lại, thì cả thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc nên supply chain đang và sẽ bị ảnh hưởng khá mạnh. Trung Quốc chiếm tới 19% Growth GDP toàn thế giới.
 
Vốn tưởng nếu chỉ là Trung Quốc thì cả thế giới còn dễ bề xử lý, thì tình hình ở Nam Hàn lại là một điều khá quan ngại khi dịch bệnh lây lan quá nhanh. Hơn 600 người bị nhiễm và nghi nghiễm gấp nhiều lần. Chính Phủ Hàn Quốc đã chính thức tuyên chiến với dịch bệnh nhưng thấy dân Hàn Quốc trên báo còn khá chủ quan khi tụ tập rất nhiều nơi đông người để biểu tình (không có khẩu trang) tại Seoul thì với cách chống này khả năn dịch bệnh còn lây lan.
 
Hàn Quốc, Trung Quốc là 2 đối tác chính của Việt Nam chiếm nhiều khách du lịch quốc tế nhất! Đầu tư vào Việt Nam thì Hàn Quốc cũng là số 1! Ở Việt Nam dân Hàn Quốc sinh sống cũng là số 1! Tác động nếu ta cấm khách du lịch Hàn Quốc hoặc người Hàn đi lại, di chuyển làm ăn thì thực sự ảnh hưởng quá lớn.
 
 
Ông Chung cũng phát biểu trong cuộc họp Tại Hàn Quốc thấy diễn biến dịch tiến triển rất nhanh. Chỉ cách đây 3 tiếng là 556 nhưng đến giờ này là 602 trường hợp nhiễm Covid-19 và còn gần 7.000 người chờ kết quả. Số người chết tại nước này là 5.
 
Còn tại Iran là một nước nóng, mới 28 người nhiễm bệnh đã có 8 người chết, tỷ lệ lên đến 8% và có thể nói diễn biến rất phức tạp“,
 
Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh, dù chưa có chỉ đạo của Chính phủ coi Hàn Quốc, Nhật Bản như vùng dịch nhưng với diễn biến phức tạp thì chúng ta phải chủ động.
 
Trong đó, xác định trên nội địa giờ đây Hàn Quốc là số 2 (sau Vũ Hán), thứ 3 là Nhật Bản, thứ 4 là Hồng Kông, thứ 5 là Đài Loan, thứ 6 là Singapore, thứ 7 là Ý; thứ 8 là Pháp.
 
Qua 8 địa bàn này, chúng ta thấy Hà Nội thêm nguy cơ lây nhiễm chéo là rất lớn. Trong thời gian vừa qua mới rà soát nắm tình hình chứ chưa có biện pháp gì như cách ly như đối người đến từ Hàn Quốc trong 1 tuần vừa qua, nên chúng ta không được chủ quan“, ông Chung yêu cầu.
 
Cũng theo Chủ tịch Chung, không kể khách du lịch, Hà Nội thường xuyên có khoảng 20.000 – 25.000 người Hàn Quốc cư trú. Ông đề nghị các quận, huyện phải tiếp tục tuyên truyền bằng cả tiếng Anh, tiếng Hàn để người nước ngoài ở Việt Nam đồng thuận với các biện pháp phòng dịch, tránh trường hợp bị phản ứng về mặt ngoại giao.
 
Hồ Chí Minh, cũng vậy đang kiến nghị cách ly người Hàn Quốc ngay
 
Theo Sở Y tế TP.HCM, thành phố thường xuyên tiếp nhận số lượng lớn hành khách nhập cảnh từ Hàn Quốc hoặc đi qua Hàn Quốc, do đó nguy cơ xâm nhập dịch bệnh COVID-19 từ Hàn Quốc rất cao.
 
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng – giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM – cho biết trước tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới đang diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt tại Hàn Quốc, với số lượng người mắc tăng rất nhanh, sân bay Tân Sơn Nhất đã kiểm tra thân nhiệt và giám sát những người có triệu chứng hô hấp khi trở về trên các chuyến bay từ Hàn Quốc.
 
Thực sự, nếu Hàn Quốc không kiểm soát được dịch thì Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lớn đáng lo cả về sức khỏe lẫn kinh tế!
 
IMF, G20 đã kêu gọi các nước đoàn kết chống lại bệnh dịch “Chúng ta cũng cần phải nhìn vào những kịch bản tồi tệ nhất rằng dịch virus này sẽ diễn ra lâu hơn và lây lan trên toàn cầu và tăng trưởng toàn cầu như một hệ quả sẽ bị giảm kéo dài” Giám Đốc điều hành IMF bà Kristalina Georgieva phát biểu tại cuộc họp bộ trưởng tài chính và các quan chức NHTW các nước G20.
 
2. Liệu Dollar index tuần này sẽ vượt 100 điểm?
 
Nền kinh tế Mỹ có vẻ đang “miễn nhiễm” với Covid-19 chính vì vậy đồng bạc Xanh đang là nơi “trú ẩn” của các nhà Traders. Khi đồng Yên đang giảm giá vì lỗi lo Covid.
 
3. Tuần này, FED cũng có bài phát biểu và các dữ liệu kinh tế của Mỹ sẽ công bố, lúc đó chúng ta sẽ xem xét là Mỹ có thực sự miễn nhiễm không? Thực ra, không khó để nói việc miễn nhiễm là không thể nhất là khi toàn cầu hoá hiện tại đã tác động rất sâu, rộng đến toàn thế giới.
 
Với những gì đang diễn ra, việc chúng ta cần làm đó là gì trong bối cảnh nhiều tình tiết nảy sinh mới, đặc biệt với thị trường tài chính?
 
Không cần sợ hãi! Đương nhiên là vậy.
 
Nhưng hãy cẩn trọng với sức khỏe của bản thân và gia đình.
 
Còn thị trường tài chính? Có xuống sẽ có lên! Khi mọi thứ ổn lại và không diễn biến tệ thì đồng tiền thông minh sẽ quay lại.
 
Chúc bạn hữu một tuần mới sức khỏe tốt và tinh thần tốt!
 
Disclaimer: Bản tin này của tôi không khuyến nghị mua bán, tôi điểm tin và không nói mình sẽ ĐÚNG (Tôi không bao giờ cho mình luôn là đúng và mọi việc chỉ mang tính tương đối); nhưng các điều tôi nói sẽ khiến quý vị phải Suy nghĩ. Vậy là được. Quý vị tự chịu trách nhiệm với hành xử của mình trong thị trường.
 
P/S: Nhìn chart Dow Jones theo đồ thị Ichimoku Kinko Hyo Charts thì chỉnh chắc chắn, và Vàng thì…
 
Điểm tin tài chính tuần 24.2.2020
 
Điểm tin tài chính tuần 24.2.2020

Các viết cùng chủ đề