fbpx

Điểm tin tài chính tuần 26/8/2019

Chào các bạn hữu buổi sáng sớm! Good morning early birds!
 
Điểm tin tài chính tuần 26/8/2019
 
Tuần mới lại đến và chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi một loạt các sự kiện quan trọng diễn ra trong tuần ảnh hưởng đến túi tiền của các nhà đầu tư và chiến lược kinh doanh của chúng ta như sau:
 
1. Đầu tiên phải kể tới là những cuộc chiến đấu Tit-For-Tat (Dịch nôm là ‘tát yêu’ qua lại ) giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục 😀
 
Một vài những diễn biến cuối tuần giữa 2 quốc gia Trung Quốc như sau:
 
a) Trước khi mở cửa thị trường ngày thứ 6 tuần trước: Trung Quốc thông báo trả đũa lên 75 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ, với mức thuế dao động từ 5% đến 10%. Dầu thô Mỹ cũng nằm trong danh sách chịu ảnh hưởng. Trung Quốc cũng sẽ khôi phục thuế 25% với xe hơi Mỹ.
 
b) Đáp trả, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngay lập tức tuyên bố nâng thuế với khoảng 250 tỷ USD hàng Trung Quốc, từ 25% hiện tại lên 30%, bắt đầu từ ngày 1/10. Thuế dự kiến 10% với khoảng 300 tỷ USD hàng hóa nữa cũng được nâng lên 15%, bắt đầu từ ngày 1/9.
 
Ngay sau đó ông còn tiếp tục tuyên bố: “”Chúng ta không cần Trung Quốc. Và nói thật là sẽ tốt hơn nhiều nếu không có họ”, ông cho biết trên trang cá nhân. Trump còn thúc giục các công ty Mỹ “ngay lập tức tìm phương án thay thế Trung Quốc”.
   
Nói chung là “Tát qua tát lại, yêu lắm cơ :D”. Không biết ông Trump có nói to để “oánh Trung Quốc” hay là “oánh tiếng” cho người nhà là ông Powell để giảm lãi suất và ép ông Powell và FED giảm lãi suất ngày 18/9 tới hay không?
 
Về phía ông Jay Powell thì trong bài phát biểu tuần trước vào thứ 6, ông tái khẳng định cam kết hành động “phù hợp” trong điều kiện kinh tế khó khăn. Ông thừa nhận nền kinh tế ngày càng bất ổn và việc điều chỉnh khung chính sách của Fed theo biến động thương mại sẽ là thách thức mới. Theo công cụ theo dõi FedWatch của CME, khả năng Fed hạ lãi suất tháng 9 hiện là 100%.
 
Với cá nhân tôi, thì 100% này không mấy tin được nên “đòn võ” của TT Trump và căng thẳng Thương Chiến 2 nước lên cao sẽ là động cơ để khiến ông Powell và Fed nói chung sẽ quyết liệt hơn với chính sách tiền tệ.
 
Về phía Trung Quốc, họ cũng “không vừa” khi ngày thứ 7 họ đã cảnh báo Mỹ về những hệ quả nếu Mỹ không hủy ngay các hành động “sai trái” (wrong actions).
 
“Trung Quốc thề đáp trả đến cùng”… là “võ mồm” tiếp theo của Trung Quốc. Và theo nhiều nhà phân tích thì đây là động thái “nắn gân” và là phép thử chính trị với TT Trump và khả năng tái đắc cử của ông năm 2020 khi họ muốn đánh vào ngành nông nghiệp Mỹ – nhóm ngành đặc thù của Midwestern, một bang chiến địa mà ông Trump cần để tái đắc cử.
 
Cơ bản trong cuộc Thương chiến đến hồi này, có thể nói 2 võ sĩ đang thượng đài những vũ khí không còn là “vờn” nhau nữa mà tung đòn khá khá rồi.
 
Nhưng liệu các đòn này đã đủ hạ gục đối thủ chưa? Chắc chắn là chưa. Họ còn vờn nhau tới khi kết cục 2020 hạ màn (Bầu Cử Tổng Thống Mỹ). Và, lúc đó chúng ta sẽ biết ai là người thắng cuộc.
 
“Chết bởi Trung Quốc” đó là tựa đề cuốn sách của Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Peter Navarro. Do đó, một hình ảnh “ông Trump cứng rắn với Trung Quốc” là điều mà ông Trump tiếp tục xây dựng trong thông điệp Marketing của mình với chiến dịch tranh cử 2020.
 
Còn chúng ta… hãy cùng chờ xem. Tôi thì vẫn nghiêng về 1 thỏa thuận sau 2020.
 
Chi tiết các diễn biến của Trade-war thì các bạn có thể xem trong ảnh:
 
Điểm tin tài chính tuần 26/8/2019
 
2) Sự kiện trong tuần đáng quan tâm hàng thứ 2 trong tuần là Hội nghị G7
 
Hội nghị này sẽ diễn ra tại Biarritz, Pháp từ 24-26 tháng 7 với các nghị trình bàn về Biến Đổi khí hậu. Nhưng cơ bản, các vấn đề này thì không nhận được sự hào hứng của TT Donald Trump. Ông đang quan tâm đến Trade-tension với Trung Quốc hơn. Ngoài ra, ý tưởng của ông về việc cho Nga “tái hợp” với G7 Summit thì vẫn bị các thành viên khác trong G7 phản đối.
 
Thuế mới của Pháp với các công ty công nghệ của Mỹ đã khiến TT Trump nổi giận và dọa trả đũa với rượu vang của Pháp.
 
Một trong những điều các NĐT quan tâm nữa là liệu sẽ có các gói kích thích kinh tế của G7 hay không? Dẫn đầu là Đức khi mà Thủ tướng bà Angela Merkel đã lập đi lập lại điều này.
 
3) Các dữ liệu kinh tế của Mỹ tuần này cũng được quan tâm nhiều như: Chi tiêu của người tiêu dùng, đầu tư của các doanh nghiệp và tồn kho. Dữ liệu GDP quý 2/2019 của Mỹ cũng đã được công bố lần đầu là 2.1%(giảm so với mức tăng 3.1% trong quý 1/2019); không biết lần đọc (lại) thứ 2 này có thay đổi gì không?
 
Tuần này cũng có các dữ liệu về thâm hụt thương mại với Trung Quốc trong tháng 7 và các số liệu về chỉ số lạm phát PCE (chỉ số quan trọng của FED) cũng sẽ được công bố.
 
4) Số liệu lạm phát của khu vực chung Châu Âu: Tuần này cũng là tuần số liệu lạm phát của Châu Âu sẽ được công bố. Giới đầu tư sẽ hóng rất kĩ số liệu kinh tế này vì nó sẽ là căn cứ để Châu Âu, đứng đầu là nền kinh tế số 1 của khu vực là Đức ra nghị quyết kích thích kinh tế.
 
5) Về thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Tuần vừa rồi đánh dấu một tuần tăng tới 12.45 điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam (980-992.45 điểm) trong điều kiện thanh khoản tiền xuống chiếu khá thấp và nước ngoài có 3/5 phiên bán ròng; tổng NN tuần vừa rồi mua ròng 612 tỉ. Hiện các quỹ ETFs như VNM ETF và DB ETFs vẫn đang có dấu hiệu rút tiền khỏi thị trường Việt Nam.
 
Bước sang tuần mới, rõ ràng với những tín hiệu không mấy khả quan của Trade-war và tình hình CK Thế giới sẽ tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư.
 
Tuy nhiên, điều quan trọng đó là margin level ở TTCK hiện tại ở mức khá thấp, thành thử ra, tất cả phụ thuộc vào việc nhà tạo lập sẽ làm gì với các indexing stocks thôi.
 
Các doanh nghiệp làm ăn tốt, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố Externalities (ngoại biên) như Trade-war thì vẫn cứ ăn nên làm ra. Việt Nam cũng tiếp tục là điểm sáng ổn định về chính trị, kinh tế và có mối quan hệ tốt với cả 2 cường quốc là Mỹ và Trung Quốc.
 
Chính vì vậy, không bàn tới các game indexing thì cơ bản cuộc đời vẫn tiếp tục diễn ra. Và biết đâu, ngày hôm nay lại… có mớ hàng ngon rớt vô đầu 😀.
 
Còn lời “khuyên đểu” của tôi vẫn là “Bán sạch đi”; “chuyển sang xoạc (short) phái sinh hết vì làm giàu dễ lắm”;
 
Chúc quý vị một tuần làm việc rất rất hiệu quả!
 
 
P/S: Các Ichimoku Charts giá dầu, US Bond Yields, giá vàng, USDCNY thì có ở các hình này, anh em thử tự luận xem sao?
 
Điểm tin tài chính tuần 26/8/2019
 
Điểm tin tài chính tuần 26/8/2019
 
Điểm tin tài chính tuần 26/8/2019
 
Điểm tin tài chính tuần 26/8/2019
 
 

 

Các viết cùng chủ đề