Dõi theo động thái thay đổi lãi suất của FED và hành động cho nhà đầu tư
Tuần này, thị trường sẽ đón nhận thông quan trọng liên quan tới cuộc họp lãi suất của Fed. Huyền thoại William O’neil hết sức đánh giá cao về việc theo dõi động thái của Fed trong quá trình đầu tư. Hãy lắng nghe ý kiến của ông nhé.
Tuần này, thị trường sẽ đón nhận thông quan trọng liên quan tới cuộc họp lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Thị trường dường như đang kỳ vọng FED sẽ tạm dừng tăng lãi suất. Thông tin quan trọng hơn sẽ đến từ biên bản cuộc họp với những đánh giá của các quan chức Fed về xu hướng lạm phát, việc làm, tăng trưởng và định hướng lãi suất trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng cuộc họp sắp tới khó gây ra sự bất ngờ và biến động lớn cho thị trường.
Huyền thoại đầu tư William O’neil cũng đánh giá cao về tầm quan trọng của việc theo dõi động thái của Fed. Hãy lắng nghe ý kiến của ông về vấn đề này.
Dõi theo động thái thay đổi lãi suất của FED
Trong số các chỉ báo thị trường chung cơ bản, sự thay đổi của lãi suất chiết khấu (là loại lãi suất mà Fed sẽ áp dụng khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền để bù đắp các khoản thiếu hụt tạm thời), lãi suất liên bang (là lãi suất mà các ngân hàng có phần vốn dự trữ bắt buộc dư thừa đang nằm trong quỹ dự trữ liên bang, cho các ngân hàng thiếu hụt vay. Sở dĩ có khoản vay này vì Fed yêu cầu cuối mỗi ngày các ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc tối thiểu) và tỷ lệ ký quỹ cổ phiếu là những chỉ báo quan trọng cần phải quan sát.
Đã thành quy luật, lãi suất là sự xác nhận tốt nhất về điều kiện hiện tại của nền kinh tế. Sự thay đổi trong lãi suất chiết khấu và lãi suất liên bang cho đến nay vẫn là chỉ báo đáng tin cậy nhất. Trong quá khứ, ba lần tăng mạnh lãi suất liên tiếp của Fed thường đánh dấu cho sự khởi đầu của thị trường con gấu và suy thoái kinh tế.
Các thị trường con gấu thường (nhưng không phải luôn luôn) kết thúc khi lãi suất cuối cùng bị hạ xuống mức rất thấp. Ngược lại, lãi suất chiết khấu tăng lên mức 6% vào tháng 9 năm 1987, ngay sau khi Alan Greenspan trở thành chủ tịch Fed, dẫn tới một cuộc suy thoái nghiêm trọng của thị trường chứng khoán vào tháng 10 năm đó.
Các chỉ báo thị trường tiền tệ là tấm gương phản chiếu của tình hình nền kinh tế. Nhiều lần, William O’neil đã theo dõi kỹ các chỉ báo kinh tế của chính phủ và Cục Dự Trữ Liên Bang (Fed), bao gồm 10 chỉ báo về cung tiền và cầu tiền, cũng như các chỉ báo về lãi suất. Lịch sử cho thấy xu hướng của thị trường chung, cũng như một số ngành công nghiệp, thường bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi lãi suất của Fed vì các mức lãi suất luôn đi kèm với động thái thắt chặt hoặc nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed.
Đối với các nhà đầu tư, những chỉ báo chính sách tiền tệ đơn giản và quan trọng cần phải theo dõi, am hiểu là sự thay đổi trong lãi suất chiết khấu và lãi suất liên bang.
Fed làm thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1981
Một thị trường con gấu và một cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng, kéo dài đã xảy ra bắt đầu từ năm 1981 đơn giản chỉ vì Fed tăng lãi suất chiết khấu quá nhanh (liên tiếp các lần vào ngày 26 tháng 9, ngày 17 tháng 11 và ngày 5 tháng 12 năm 1980). Ở lần tăng thứ tư vào ngày 8 tháng 5 năm 1981, lãi suất chiết khấu được đẩy lên mức cao nhất mọi thời đại 14%. Điều này đã đánh gục nền kinh tế, các ngành công nghiệp cơ bản và thị trường chứng khoán của Mỹ.
Tuy nhiên, việc thay đổi lãi suất của Fed, theo William O’neil, không nên được xem là chỉ báo chính về thị trường vì bản thân thị trường chứng khoán luôn luôn là phong vũ biểu tốt nhất của nó. Theo ông, sự thay đổi của lãi suất chiết khấu không giúp bạn nhiều trong việc dự đoán các điểm đảo chiều của thị trường chứng khoán.
Hành động độc lập của Fed thường mang tính xây dựng vì Fed cố gắng ngăn cho nền kinh tế không bị quá nóng hoặc suy thoái quá sâu. Tuy nhiên, không phải lúc nào thị trường chứng khoán cũng phản ứng với tất cả các động thái của Fed.
Happy Live Team
Nguồn: Tổng hợp từ “Làm giàu từ chứng khoán”
Có thể bạn quan tâm