fbpx

Đối với “Điều quan trọng nhất”, bỏ qua giá cả chính là bỏ qua tất cả

Việc cân nhắc về giá cả là bản năng cơ bản của con người nhưng khi đứng giữa sàn chứng khoán, chúng ta dễ dàng quên mất khái niệm đó.

Câu chuyện muôn thuở về giá cả và đầu tư

Tôi nhìn nhận quyển sách “Điều quan trọng nhất” như một người thầy vì với mỗi một chương, thì người thầy này lại tóm tắt giúp tôi ý chính của bài học hôm nay.

Vậy thì trong bài viết này, chúng ta sẽ được tiếp theo về nội dung gì? Câu trả lời là về giá cả.

Trích: “Đầu tư thành công không đến từ việc “mua được những thứ tốt” mà từ “mua được giá tốt”.”

  • Howard Marks trong “Điều quan trọng nhất”

Mỗi ngày mẹ tôi đều ra chợ và một trong những việc mẹ tôi khá quen thuộc khi mua hàng trong chợ chính là trả giá với người bán hàng.

Dĩ nhiên với con mắt của một bà nội trợ lâu năm thì mẹ tôi sẽ chọn sản phẩm có giá trị sản phẩm tốt và chỉ chịu chi chúng khi giá cả của chúng tương đương hoặc thấp hơn so với giá trị sản phẩm.

Tại sao tôi lại đề cập tới vấn đề này?

Trong đầu tư thì bạn cũng sẽ phải theo nguyên tắc cơ bản như vậy, có vẻ dễ dàng nhưng thực ra, ít ai trong chúng ta nhận thức được điều này.

Howard Marks cũng đã chia sẻ quan điểm của mình trong “Điều quan trọng nhất”:

Trích: “Khi mọi người nói thẳng là “Chúng tôi chỉ mua A” hoặc “A mới là một loại tài sản vượt trội”, điều đó có vẻ như là “Chúng tôi sẽ mua A bằng mọi giá và chúng tôi sẽ chỉ mua nó trước B, C hoặc D với bất cứ giá nào”. Đó là sai lầm. Không có bất cứ loại tài sản hay khoản đầu tư nào sinh ra đã có quyền có lợi nhuận cao. Nó chỉ hấp dẫn nếu được định giá đúng.”

Tâm lý chạy theo đám đông sẽ trả về con số 0 cho những nhà đầu tư

Nếu chúng ta quyết liệt chạy theo đám đông để đầu tư vào công ty đang “hot” hoặc chấp nhận trả một mức giá mà ngay cả chúng ta cũng không thể chắc chắn được về độ hợp lý và tương đồng của nó khi so sánh với giá trị thực sự của doanh nghiệp hay công ty đó thì rủi ro sẽ là gì?

Trích: “Ở thời kỳ đỉnh cao, nhiều công ty tầm cỡ có tỷ lệ giá/thu nhập (P/E – tỷ lệ giữa giá cổ phiếu trên thu nhập của mỗi cổ phiếu) khoảng 80 đến 90 lần. (Để so sánh, tỷ lệ P/E trung bình của cổ phiếu thời kỳ sau chiến tranh thường ở khoảng 15 lần). Không ai trong số họ tỏ vẻ lo lắng về việc định giá quá cao.

Sau đó, chỉ trong vài năm, mọi thứ đã thay đổi. Vào những năm đầu 70, thị trường chứng khoán hạ nhiệt, các yếu tố ngoại lai như cấm vận dầu mỏ, gia tăng lạm phát đã làm lu mờ đi hình ảnh của cổ phiếu Nifty Fifty và chúng đã sụp đổ. 

Chỉ trong vài năm, tỷ lệ P/E từ mức 80-90 lần đã rớt xuống chỉ còn 8-9 lần, nghĩa là các nhà đầu tư đã mất 90% số tiền của họ vào những công ty tốt nhất của nước Mỹ. Họ có thể đã mua được cổ phiếu của những công ty tuyệt vời, chỉ là với một cái giá quá sai.”

Khi “giá cả” luôn được ưu tiên bởi những nhà đầu tư thành công

Nhà đầu tư huyền thoại – Warren Buffett có thiên hướng đầu tư hết sức cẩn trọng. Ông tập trung đầu tư vào các công ty hoặc doanh nghiệp có giá cổ phiếu cực thấp và giá trị ở mức chấp nhận được.

Buffett cũng từng khẳng định: “Giá cá là những gì bạn phải trả và giá trị là những gì bạn sẽ được nhận lại” nên khi chấp nhận trả giá cho một cái gì đó, bạn nên chắc chắn là giá trị nhận lại phải được gấp bội.

Tạm Kết

Một bài viết nhỏ lấy cảm hứng từ “Điều quan trọng nhất” của Howard Marks nhằm nhắc nhở những nhà đầu tư đang thiếu sự cân nhắc về giá cả cổ phiếu nên bình tĩnh lại và dành thời gian suy nghĩ nhiều hơn trước khi kích hoạt ví tiền của mình.

Bài học về giá cả trong “Điều quan trọng nhất” được trình bày trong bài viết này chỉ tốn bạn khoảng 5 – 10 phút để chiêm nghiệm nhưng thực ra, một chương học vẫn còn rất nhiều nội dung cần được nắm bắt.

Nếu bạn muốn chi tiết và một tiết học trọn vẹn về giá cả với Howard Marks. Đừng bỏ qua quyển sách “Điều quan trọng nhất.”

Nguồn: Happy Live Team

Có thể bạn quan tâm: Điều Quan Trọng Nhất – Howard Marks

Sự khôn ngoan khác biệt dành cho những nhà đầu tư thông minh

(Cuốn sách huyền thoại Warren Buffett khuyên mọi NĐT nên đọc)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề