fbpx

Đồng USD giảm mạnh nhất từ đầu năm, về gần ngưỡng 103

Đồng USD ghi nhận ngày giao dịch tồi tệ nhất trong năm nay, khi dữ liệu việc làm mới nhất đã thổi bùng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất mạnh hơn dự báo.

Chỉ số đồng USD (DXY) đã giảm 1.15% xuống 103.22 trong ngày 02/08, còn chỉ số Bloomberg Dollar Spot giảm 0.7%. Triển vọng Fed nới lỏng chính sách tiền tệ cùng với lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ Mỹ lao dốc đã làm giảm sức hấp dẫn của đồng bạc xanh. Đáng chú ý, đồng USD sụt giảm mạnh nhất so với đồng Yên – đồng tiền vừa trải qua tuần tăng mạnh nhất kể từ năm 2022 sau động thái tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).

dong-usd-giam-manh-nhat-tu-dau-nam-ve-gan-nguong-103-happy-live-1

Valentin Marinov, Trưởng bộ phận nghiên cứu và chiến lược FX G-10 tại Credit Agricole, nhận định: “Đồng USD thực sự đang ở vị thế khó khăn khi thị trường lãi suất Mỹ tiếp tục nâng cao kỳ vọng Fed nới lỏng chính sách. Điều này đang làm xói mòn lợi thế lãi suất của đồng đô la và đẩy nó xuống thấp hơn so với các đồng tiền G-10 khác”.

Tuy nhiên, câu chuyện của đồng USD trong năm nay không hoàn toàn ảm đạm. Trong phần lớn thời gian, đồng bạc xanh vẫn được hỗ trợ bởi việc Fed giữ lãi suất chuẩn ở mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ, trong khi nền kinh tế Mỹ vẫn thể hiện sự kiên cường. Mặc dù vậy, những tổn thất gần đây đã thu hẹp mức tăng của chỉ số Bloomberg Dollar Spot trong năm nay xuống còn 3%.

 

Trong bức tranh tổng thể của các đồng tiền G-10, chỉ có Bảng Anh đã tăng giá so với đồng USD trong năm 2024. Các đồng tiền hàng hóa (bao gồm AUD, CAD và NZD)  và đồng Yên vẫn đang tụt lại phía sau. Trong đó, đồng Yên vẫn còn giảm gần 4% so với đồng USD. Tình hình còn tồi tệ hơn đối với các đồng tiền của các nước xuất khẩu hàng hóa như Australia, Canada, New Zealand và Na Uy, với mức giảm từ 4% đến 7%.

Tuy nhiên, vẫn có một tia hy vọng cho những người lạc quan về đồng USD. Adam Farstrup, Trưởng bộ phận đa tài sản khu vực châu Mỹ tại Schroders, chỉ ra rằng biến động thị trường và lo ngại kinh tế có thể xoay chuyển tình thế cho đồng bạc xanh. Ông giải thích: “Nếu chúng ta đang bước vào một cuộc suy thoái toàn cầu do Mỹ dẫn dắt, thông thường chúng ta sẽ thấy đồng bạc xanh yếu đi trước, sau đó mạnh lên”.

Một yếu tố khác có thể hỗ trợ đồng USD là khả năng Fed nới lỏng chính sách tiền tệ yếu hơn so với kỳ vọng hiện tại. Kathleen Brooks, Giám đốc nghiên cứu tại XTB, nhận xét: “Mọi thứ bắt nguồn từ thị trường trái phiếu, đó là yếu tố thúc đẩy thị trường ngoại hối. Liệu thị trường có thất vọng về Fed từ nay đến tháng 1/2025 không? Đó sẽ là yếu tố thúc đẩy đồng bạc xanh”.

Trong khi đó, tâm lý lạc quan đối với đồng USD đã phai nhạt trong những tuần gần đây. Các quỹ phòng hộ, công ty quản lý tài sản và các bên tham gia thị trường đầu cơ khác hiện nắm giữ khoảng 15 tỷ USD trong các đặt cược tăng giá đồng USD, giảm hơn 50% so với mức 33 tỷ USD vào tháng 4.

Sophia Drossos, Chiến lược gia tại Point72 Asset Management, đưa ra nhận định: “Với sự suy giảm mà chúng ta đang thấy hiện nay trong dữ liệu kinh tế, nó thách thức ý tưởng về sự đặc biệt của Mỹ và điều đó dẫn tới việc đồng USD quay đầu giảm với các đồng tiền khác”.

Happy Live team sưu tầm/vietstock

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”.

Basic Economics

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề