fbpx

Đường làm tỷ phú gian nan của nhà sáng lập Panasonic: 9 tuổi bỏ học, trải qua dồn dập bão biến động thị trường, cùng triết lý thâm sâu “Thế giới sẽ không nợ người cố gắng”

Đường làm tỷ phú gian nan của nhà sáng lập Panasonic: 9 tuổi bỏ học, trải qua dồn dập bão biến động thị trường, cùng triết lý thâm sâu “Thế giới sẽ không nợ người cố gắng”. 

“Nghịch cảnh có thể tôi luyện một người, cũng có thể hủy hoại một người. Người can đảm, coi nghịch cảnh như một bài sát hạch, luôn giữ cho mình lửa nhiệt huyết, nghiến răng chịu đựng, in dấu chân lên từng bước đi, bước vào gian khổ cũng vẫn kiên trì. Kẻ yếu đuối, luôn đứng trước bản đồ dò đường, mơ tưởng đến ngồi mát ăn bát vàng, không dám đối diện khó khăn, thậm chí dấn thân vào con đường phạm pháp”.

Matsushita Kōnosuke là một trong những tỷ phú nổi tiếng thế giới, nhiều lần đứng đầu bảng xếp hạng người giàu nhất Nhật Bản. Báo thời đại Mỹ bình luận “Trong giới doanh nghiệp Nhật Bản, cái tên Matsushita Kōnosuke luôn là một mê lực, điều này có liên quan đến sự kiệt xuất trong kinh doanh của ông. Do vậy ông xứng đáng với danh xưng “Ông thần quản lý”, “Ông thần kinh doanh”.

Bỏ học để chọn học nghề thời niên thiếu, ông bắt đầu cuộc đời lăn lộn, bôn ba, tìm ra con đường của riêng mình khi ở Thượng Hải. Không chỉ thành lập nên một doanh nghiệp huyền thoại, mà còn đưa ra triết lý quản lý kinh doanh có ý nghĩa lớn. Trong các doanh nghiệp tại Nhật Bản, ông đã xây dựng lên cho mình một đế chế, đến ngày nay, những trí tuệ trong kinh doanh và triết lý trong quản lý đã đơm hoa kết quả trong giới kinh doanh. Phong độ và nhân cách con người của ông đã trở thành hình mẫu cho nhiều người trên thế giới học hỏi.

“Tiền muốn kiếm được nhiều, thì bắt buộc phải nai lưng bạt mạng ra làm”

Matsushita Kōnosuke sinh tại Nhật Bản năm 1894. Mùa thu năm 9 tuổi, gia đình nghèo đến độ không có gì để ăn, cậu bé Konosuke năm đó đã phải đi tìm việc làm để gia đình khỏi chết đói, bỏ dở việc học.

Sau khi thôi học, một mình nhảy chuyến tàu đi đến Osaka, công việc đầu tiên ở đây là làm phục vụ tại một nhà hàng đồ nướng. Nhớ lại hồi ức năm đó, ông kể: “Khi ấy, tôi còn rất thay vì vui chơi tôi đã phải lao động. Khi bắt đầu, mỗi ngày trước khi ngủ tôi đều không nhịn được mà khóc thành tiếng. Cứ như vậy khoảng 2 tuần, nước mắt cũng cạn khô rồi. Có một ngày ông chủ cửa hàng đưa tôi năm đồng nói đây là tiền công, số tiền đó đối với tôi mà nói là lớn nhất trong đời. Trước khi đi ngủ, tôi đều mang ra đếm, sau đó giấu dưới gối, nửa đêm tình dậy phải sờ xem còn hay mất mới yên tâm ngủ tiếp”.

Ông phải làm công việc cọ các nồi than, rất vất vả. Đến mùa đông, hai tay vì ngâm nước lâu mà nứt nẻ, những vết thương và đau đơn đó đối với một đứa bé quả thực có chút tàn nhẫn, nhưng ông lúc đó chưa một lời oán thán. “Bởi vì tôi biết, tiền muốn kiếm được nhiều, thì bắt buộc phải nai lưng bạt mạng ra làm, oán trách chỉ làm lãng phí thời gian, khiến tôi nhụt chí. Dù khi ấy còn nhỏ, nhưng tôi đã có nhận thức như vậy, đó thực sự có ảnh hưởng đến sự trưởng thành sau này”.

Sau ba năm làm ở quán đồ nướng, vì ông chủ muốn chuyển đi, nên đã giới thiệu Konosuke đến làm cho một người bạn mở cửa hàng bán xe đạp. ông chuyển đến đây làm đâu đó khoảng 6 năm.

Konosuke cho biết: “6 năm đó, tôi gần như không có ngày nghỉ, mùa hè 5 giờ đã phải thức dậy, mùa đông thì có thể ngủ thêm nửa tiếng, một năm chỉ được nghỉ 2 lần. Tuy nhiên, khi ấy đó là điều bình thường, mọi người xung quanh đều như vậy, cho nên không ai cảm thấy nó bất hợp lý. Tôi cũng nghĩ đó là điều hết sức bình thường, mỗi ngày đều dạy sớm dọn dẹp cửa hàng, bơm nước, sửa xe đạp, không cảm thấy vất vả khổ cực là bao”

Sau này ông có hứng thú với ngành sản xuất điện tử và theo học tại một công ty thiết bị điện, dần dần trở thành một thợ điện. Sau khi kết hôn, Konosuke từ chức ở công ty cổ phẩn Osaka Electric, quyết định lập nghiệp.

Đường làm tỷ phú gian nan của nhà sáng lập Panasonic: 9 tuổi bỏ học, trải qua dồn dập bão biến động thị trường, cùng triết lý thâm sâu Thế giới sẽ không nợ người cố gắng - Ảnh 1.

Giống như hoa anh đào đợi xuân đến, bình tĩnh chờ đợi thời cơ

Năm 1918, ông thành lập nhà máy sản xuất thiết bị điện Panasonic tại Osaka, sản xuất và tiêu thụ ổ cắm, Plug-in cắm cho đèn kép. Mới đầu lập nghiệp, cũng giống như bao người khác, ông gặp khó khăn về vấn đề vốn, nhân công, chế độ quản lý, tình hình vô cùng cấp bách. Nghiêm trọng nhất là xưởng của ông chỉ còn lại 3 người, hai vợ chồng đã phải nhờ cậy đến hai người em trai, tình cảnh lúc đó, cơm không có để ăn, chỉ trong một năm không biết bao nhiêu lần ông đem những vật dụng có giá trị trong nhà mang đến tiệm cầm đồ.

Nhắc về ngày tháng gian khổ, ông từng nói “Hạnh phúc là, lúc tôi trẻ, điều gì cũng không sợ. Tôi luôn tin tưởng một điều, bạn không bỏ công sức thì không bao giờ được báo đáp, không phải ông trời bất công, xã hội bất công, mà là bạn bỏ ra không đủ cho kỳ vọng của bản thân. Cho nên, dù đến mức cùng cực, phương châm của tôi vẫn là kiên trì đến cùng, dần dần đã nhận được sự tín nhiệm của người tiêu dùng và đối tác”. Dựa vào niềm tin này, ông chưa bao giờ nản chí.

Năm 1923, ông phát minh ra đèn cho xe đạp, sau khi ra mắt thị trường đã thu được thành công lớn. Sau ngày hôm đó, ông phát minh thêm các sản phẩm mới, chiếm lĩnh các lĩnh vực, trở thành doanh nghiệp nổi tiếng thế giới.

“Nhân sinh vốn không thể dự liệu. Con người khi ở trong hoàn cảnh tồi tệ, không may mắn, bất luận là ai, đều rất dễ ngập trong bi quan tuyệt vọng. Tuy nhiên, then chốt là ở chỗ, dù có rơi vào nghịch cảnh như vậy, cũng hãy sống thật tốt, đừng đánh mất hy vọng. Tôi nghĩ, chỉ cần mỗi ngày cố gắng hết sức, thì nhất định sẽ xuất hiện bước ngoặt thay đổi mà bạn không ngờ đến. Đợi những bất lợi qua đi, thời cơ tự nhiên sẽ đến. Cho nên, giống như hoa anh đào đợi mùa xuân đến, bình tĩnh chờ đợi thời cơ đến, điều này rất quan trọng”.

Trải qua nhiều phong ba bão táp, nhưng vẫn dũng cảm thỏa hiệp với hoạn nạn, mỗi rủi ro đều được ông hóa giải, và sau những khó khăn ấy, công ty của ông giống như nhành cây thường xuân, ngày một sinh sôi nảy nở.

Năm 1929, xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, mà khi ấy nước Nhật vừa vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính hai năm trước đó, toàn thị tường suy thoái, lượng tiêu thụ sản phẩm của Panasonic cũng giảm, hàng tồn kho tăng, kinh doanh ngày một khó khăn, Khi tất cả các doanh nghiệp phải cắt giảm nhân lực, Konosuke quyết định, giảm một nửa sản xuất nhưng sẽ không xa thải bất cứ nhân viên nào, lương của nhân viên vẫn trả đủ theo ngày làm việc, đồng thời ông cũng khuyến khích nhân viên đi làm nửa ngày, nửa ngày còn lại dựa trên sư tự nguyện, lựa chọn giúp công ty tiêu thụ hàng tồn.

Đường làm tỷ phú gian nan của nhà sáng lập Panasonic: 9 tuổi bỏ học, trải qua dồn dập bão biến động thị trường, cùng triết lý thâm sâu Thế giới sẽ không nợ người cố gắng - Ảnh 2.

Động thái này của Konosuke đã làm lay động lòng người, nhiều nhân viên đã bất kể nắng mưa, thậm chí hy sinh cả ngày nghỉ của mình để nỗ lực làm việc. Qua hai tháng ngắn ngủi, số hàng tồn chất như núi kia đã được bán sạch, nhà máy cũng hoạt động sản xuất bình thường trở lại, dù kinh tế trong nước suy thoái nhưng công ty của ông vẫn hoạt động ổn định.

Năm 1945 Nhật Bản sau thế chiến, Mỹ tiếp quản Nhật, khi ấy, Mỹ đưa ra những hạn chế với các công ty Nhật, và công ty của Konosuke vào danh sách tài phiệt, ông bị yêu cầu từ chức, đối mặt với khả năng mất đi công ty mình gây dựng. Khi ấy ông đã mười mấy lần đế Mỹ để đàm phán, nhưng không có kết quả. Ông bị một cú đòn cực mạnh, sự nghiệp bao năm gây dựng và cuộc sống đều rơi vào bế tắc. Nhưng thật may mắn, do các cuộc biểu tình của dân chúng, Konosuke cuối cùng thoát khỏi danh sách tài phiệt, và giữ được vị trí của mình.

Tuy nhiên khó khăn chưa dừng lại ở đó, bởi sự tiếp quản của Mỹ, các khoản vay ngân hàng không được chấp thuận, sản xuất của công ty không thể hoạt dộng bình thường, Konosuke còn một khoản nợ rất lớn, không có tiền trả cho công nhân, dẫn đến nhiều người đã xin từ chức. Thậm chí đến những bữa ăn hàng ngày, ông cũng phải nhờ cậy vay mượn bàn bè. Thời khắc khó khăn, nhưng điều đó không thể khiến ông gục ngã, “Những thời khắc khó khăn, đúng lúc có thể suy nghĩ, đánh giá, xem xét, nghiên cứu, từ việc suy nghĩ có thể tìm ra một kế hoạch tốt, những ý tưởng hay sẽ xuất hiện. Nếu lo lắng lãng phí thời gian, hãy tìm việc gì đó để làm, bình thường xem nhẹ việc đào tạo các kỹ thuật, xem nhẹ dịch vụ chăm khóc khách hàng, thì nên xem lại hệ thống và tiến hành “sửa chữa”.

Năm 1951, cùng với việc thoát khỏi những hạn chế của Mỹ, kinh tế Nhật Bản bắt đầu phục hồi, tình hình của Konosuke cũng đi theo chiều hướng tốt, phương châm kinh doanh của công ty những năm đầu trong tuyên bố, Konosuke bày tỏ “Trong phong ba bão táp cuối cùng Panasonic như sống lại một lần nữa, Khi đó Panasonic đã có 33 năm lịch sử, tình thế trở về con số 0 và vực dậy là khoảnh khắc vô cùng trân quý.

Năm 1961, khi ở tuổi 67 ông định tạm gác để lui về “cánh gà”, tuyên bố từ chức Tổng giám đốc Panasonic và nắm quyền chủ tịch Hội đồng quản trị. Nhưng sau 3 năm, thị trường suy thoái, một lần nữa khiến người đàn ông ở cái tuổi thất thập cổ lai hy quay trở lại. Do kinh tế Nhật Bản lạm phát, thị trường có nhiều diễn biến xấu, đến năm 1964, ông quyết định lấy thân phận là chủ tịch Hội đồng quản trị của Panasonics tạm thời nắm giữ chức vụ giám đốc phòng kinh doanh của công ty.

Với cương vị này, đã khởi động lại ý chí những tháng năm tuổi trẻ của ông, mỗi ngày đều đi làm đúng giờ, phụ trách nhiều công việc.

Dưới sự dẫn dắt và nỗ lực của Konosuke, công ty đã bước ra khỏi khó khăn, diễn lại vở kịch tăng trưởng nhanh chóng trong thời điểm kinh tế khó khăn năm nào. Hơn 200 đại lý toàn quốc như được ông tiếp thêm nhiên liệu và bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc.

Năm 1973, bùng phát khủng hoảng dầu mỏ, nghiêm trọng là những doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn nước ngoài gần như bất lực, thâm hụt ngân sách như bệnh dịch lây lan trong giới doanh nghiệp Nhật bản. Panasonic một lần nữa rơi vào khó khăn.

Thời khắc đó, Konosuke đã bình tĩnh phân tích, điều chỉnh phương hướng và chiến lược kinh doanh, đào sâu tiềm lực của công ty, vận dụng tinh thần “Nước tự đến” mô phỏng theo các sản phẩm điện tử tốt nhất trên thế giới, đồng thời sắc sảo và tốt hơn người khác làm. Về sau, ông rất thành công với những sản phẩm mô phỏng theo, cứu nhà máy khỏi việc đóng cửa. Panasonics lại lần nữa vượt qua thử thách, hơn nữa đã mạnh dạn thâm nhập thị trường Mỹ. Đến ngày nay, Panasonic tự hào là một doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

Những câu chuyện đi lên từ nghịch cảnh chắc còn rất nhiều, Panasonic ít lần rơi vào vòng xoáy, thì là bấy lần không chịu đầu hàng trước số phận, mà ngày một phát triển, như Konosuke từng nói “Không ai thất bại cả đời, nhưng một lần thất bại là chưa đủ.

Một nhà văn từng viết rằng “Konosuke là “Ông thần kinh doanh”, tôi cảm thấy nói ông ấy là một cao thủ không hề ngoa, những nhân vật như vậy, hậu thế sau này tạm thời chưa thấy xuất hiện”.

Matsushita Kōnosuke không chỉ là một doanh nhân thành công, một nhà quản lý, một “Ông thần kinh doanh”, mà còn là một người trí tuệ. Danh tiếng của ông, đã không còn chỉ là tên gọi mà là một hình tượng tinh thần.

Đường làm tỷ phú gian nan của nhà sáng lập Panasonic: 9 tuổi bỏ học, trải qua dồn dập bão biến động thị trường, cùng triết lý thâm sâu Thế giới sẽ không nợ người cố gắng - Ảnh 3.

Kinh doanh giống như tản bộ, có lẽ vốn chỉ muốn hít thở một không khí tươi mới, nhưng lại thu được cảnh đẹp như hoa thơm, tiếng chim hót, ánh nắng…

Trong cuốn Càng dũng cảm càng thanh xuân Konosuke đã viết: “Khi bắt đầu tôi chưa từng nghĩ mình sẽ trở thành người giàu, doanh nghiệp lớn, hoặc là nhà tư bản, cũng chưa từng nghĩ đến giải phóng những người nội trợ. Một thân thể yếu ớt bệnh tật như tôi, cơ bản không có những tham vọng cao xa như vậy, chỉ đơn giản là, muốn một bát cơm, có thể nuốt ngon lành, những nguyện vọng nhỏ bé này đã trở thành động lực để tôi lập nghiệp. Sau nhiều năm tôi đã trải nghiệm và đúc kết ra kinh doanh thực sự.

Tôi luôn kiên trì nguyên tắc khách hàng là trên hết, kinh doanh phải lấy chữ tín, không được vì cái lợi trước mắt. Chính vì nguyên tắc này, ngày càng nhận được sự tin cậy của khách hàng, công việc làm ăn càng ngày càng thuận lợi. Tích lũy nhất định phải có, tôi dần dần mở rộng doanh nghiệp, phát triển như ngày nay. Không ngờ còn đóng góp vào công cuộc giải phóng phụ nữ Nhật Bản.

Đây giống như tản bộ, có lẽ vốn chỉ muốn hít thở một không khí tươi mới, nhưng lại thu được cảnh đẹp như hoa thơm, tiếng chim hót, ánh nắng. Cuộc đời cũng giống như vậy, rất ít người có thể quyết định mình muốn làm gì khi xuất phát, làm như thế nào, đến mức nào, chỉ có thể không ngừng tìm tòi ở con đường phía trước mới có thể nhận được phong cảnh bản thân không nghĩ đến.

Đương nhiên, Konosuke còn thu được nhiều hơn thế trong con đường thương trường của mình, ông nói: “Tôi cảm thấy, công ty do mình thành lập, đương nhiên là của bản thân, nhưng khi bên cạnh tôi càng ngày càng nhiều nhân viên đặt niềm tin vào, tôi dần dần ý thức được, buộc phải có trách nhiệm với tiền đồ của họ, bởi vì không có họ, công ty của tôi khó có thể xoay chuyển, thậm chí có thể bại trận. Giúp cuộc sống của nhân viên tốt lên, giống như cống hiến cho xã hội, sản xuất sản phẩm hữu dụng, cũng là cống hiến cho xã hội. Tôi và công ty của mình, đều là vì xã hội, vì đất nước mà sinh tồn, tôi phải nỗ lực và nỗ lực hơn nữa, khi mang trên vận mệnh này, tôi như được nạp thêm năng lượng.

Trong quá trình này, tư tưởng hình thành triết lý “Nước tự đến”. Với tôi mà nói, kiếm tiền là một việc tự nhiên, cụ thể mà nói, chỉ cần luôn trung thực và nỗ lực với nhiệm vụ của mình, tiền tự nhiên sẽ tìm đến. Đây là một trong những cảm xúc sâu sắc mà tôi thu được sau nhiều năm”.

Konosuke luôn sống hết mình mỗi ngày, làm việc mỗi ngày, bởi có như vậy mới cảm thấy được sống và vui vẻ. Ông cho rằng, cuộc đời có vô vàn biến số, họa hay phúc trong tương lai là điều không ai biết trước, cho nên chi bằng toàn tâm đầu tư vào thời khắc này, để cho bản thân có nhiều cơ hội trong tương lai.

“Chỉ cần bạn không ngừng cố gắng, bất luận là hoàn cảnh nào, đều không bị hoảng loạn, thống khổ, càng không bị đánh gục, bởi vì đó là số trời định, chúng ta phải học cách chấp nhận số mệnh đã an bài. Tôi hy vọng mọi người luôn giữ được cho mình một trái tim trẻ, để đủ dũng khí, gan dạ, cố gắng hết mình, như vậy mới không phụ bản thân, không phụ cuộc đời.

Đường đời sẽ có nhiều ngã rẽ, tôi hy vọng bạn đừng bi quan, đừng từ bỏ, hãy bình tĩnh xem xét vấn đề, chỉ cần không thay đổi ý định ban đầu, nhất định bình mình sẽ xuất hiện. Số phận sẽ không bạc đãi người cố gắng, hãy tin vào ý nghĩa của việc nỗ lực. Tôi luôn tin rằng một người nếu phát huy hết sở trường của mình, không màng đến danh lợi, chỉ tập trung theo đuổi cố gắng hết sức, đó mới là thành công”.

Theo Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm:

THIẾT KẾ CUỘC ĐỜI THỊNH VƯỢNG – CẨM NANG XÂY DỰNG MỘT CUỘC ĐỜI ĐÁNG SỐNG

Sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng - Thái phạm

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề