fbpx

FedEx: Hành trình 50 năm của công ty “nhanh nhất thế giới”

FedEx đã tạo nên lịch sử trong ngành kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh khi cán mốc doanh thu hơn 1 tỷ USD chỉ sau 10 năm thành lập từ năm 1971 mà không cần thông qua hoạt động mua bán hay sáp nhập với công ty khác.

FedEx: Hành trình 50 năm của công ty "nhanh nhất thế giới"
FedEx hiện hoạt động tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, sở hữu hàng trăm máy bay và vài chục nghìn ô-tô, vận chuyển hàng triệu bưu kiện mỗi ngày.

FedEx, trước đây là Federal Express, là một trong những công ty hàng đầu trong thị trường vận chuyển trọn gói và là đối thủ trực tiếp của công ty United Parcel Service (UPS). Không giống như UPS, câu chuyện của FedEx tương đối ngắn với một công ty chỉ mới được thành lập bởi Giám đốc điều hành Fred Smith vào năm 1971. Tuy nhiên, 40 năm sau, FedEx đã trở thành hãng vận chuyển hàng không lớn nhất thế giới và lớn thứ tư thế giới về quy mô đội tàu với gần 300.000 nhân viên và doanh thu bán hàng trên 40 tỷ USD.

FedEx, trước đây là Federal Express, là một trong những công ty hàng đầu trong thị trường vận chuyển trọn gói và là đối thủ trực tiếp của công ty United Parcel Service (UPS). Không giống như UPS, câu chuyện của FedEx tương đối ngắn với một công ty chỉ mới được thành lập bởi Giám đốc điều hành Fred Smith vào năm 1971. Tuy nhiên, 40 năm sau, FedEx đã trở thành hãng vận chuyển hàng không lớn nhất thế giới và lớn thứ tư thế giới về quy mô đội tàu với gần 300.000 nhân viên và doanh thu bán hàng trên 40 tỷ USD.

FedEx hiện hoạt động tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, sở hữu hàng trăm máy bay và vài chục nghìn ô-tô, vận chuyển hàng triệu bưu kiện mỗi ngày. Giá trị vốn hóa thị trường của FedEx tính đến tháng 5/2015 là 47,3 tỷ USD.

FedEx: Hành trình 50 năm của công ty "nhanh nhất thế giới"
FedEx, ban đầu là Federal Express, được thành lập vào năm 1971.

Khởi đầu của FedEx

Fred Smith đã phát triển ý tưởng về một công ty logistics toàn cầu từ khi ông còn là sinh viên của Đại học Yale và cùng khóa với những sinh viên đáng chú ý khác như Tổng thống George W.Bush hay ứng cử viên đảng Dân chủ John Kerry.

Smith đã đệ trình một bài báo đề xuất một khái niệm mới: một công ty logistics chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi phân phối cuối cùng bằng các phương tiện của riêng công ty như máy bay, kho, trạm gửi hàng và xe tải giao hàng.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Yale, Smith bắt đầu chạy thử Federal Express vào năm 1971 với số tiền thừa kế 4 triệu USD từ cha và 91 triệu USD vốn liên doanh. Ông dựa vào những ý tưởng mà ông đã vạch ra từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và tập trung xây dựng một hệ thống hàng không tổng hợp.

FedEx: Hành trình 50 năm của công ty "nhanh nhất thế giới"
Fred Smith – “cha đẻ” của hãng vận chuyển FedEX

Ông bắt đầu kế hoạch này tại sân bay quốc gia Little Rock ở Arkansas, nhưng sau hai năm hợp tác mờ nhạt với sân bay này, Smith đã chuyển hoạt động của Federal Express đến sân bay hiện nay của công ty này ở Memphis, Tennessee, thị trấn nơi ở của Fred Smith.

Federal Express bắt đầu hoạt động tại sân bay Memphis từ năm 1973 với 14 máy bay Dassault Falcon 20, được sử dụng để vận chuyển hàng hóa qua 25 thành phố. Ba năm đầu hoạt động, công ty này đã tốn khá nhiều chi phí mặc dù là công ty mới được tài trợ cao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, xét về vốn liên doanh.

Đến năm 1976, công ty này mới nhìn thấy lợi nhuận đầu tiên là 3,6 triệu USD với 19.000 gói hàng mỗi ngày.

Quá trình tăng tốc

Những năm 1980, Federal Express bắt đầu tăng việc sử dụng các dịch vụ chuyển phát qua đêm. Công ty trực tiếp cạnh tranh với Bưu điện Hoa Kỳ bằng cách gói hàng có kích thước như một lá thư và vận chuyển xuyên đêm với mức giá cố định 9,5 USD. Dịch vụ này đã đưa Federal Express trở thành công ty có doanh số lớn nhất so với bất kỳ công ty vận tải hàng không nào ở Mỹ, đứng trước cả Emery và Purolator Courier.

Năm 1984, Federal Express đã mua lại Gelco Express, một công ty chuyển phát nhanh có trụ sở tại Minneaplois và phục vụ tới 84 quốc gia. Để phát triển thị trường nước ngoài, Federal Express đã tiến hành mua lại các công ty vận chuyển ở cả Anh, Hà Lan và các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất. Năm 1985, công ty này bắt đầu mở rộng các dịch vụ sang châu Âu bằng cách mở một trung tâm tại sân bay Brussels.

FedEx: Hành trình 50 năm của công ty "nhanh nhất thế giới"

Năm 1984, Federal Express đã mua lại Gelco Express, một công ty chuyển phát nhanh có trụ sở tại Minneaplois và phục vụ tới 84 quốc gia.

Đến năm 1987, Federal Express đã cung cấp dịch vụ cho hơn 90 quốc gia và có quyền hạ cánh tại 5 sân bay nước ngoài là tại Montreal, Toronto, Brussels, London và Tokyo. Để mở rộng hơn nữa việc cung cấp dịch vụ giao hàng quốc tế, công ty này tiếp tục mua lại Tiger International với giá 883 triệu USD.

Năm 1994, Federal Express chính thức đổi tên thành “FedEx”. Dịch vụ của FedEx được chia thành các công ty hoạt động độc lập và cạnh tranh chung với nhau: FedEx Express, FedEx Ground, FedEx Global Logistics, FedEx Custom Critical và FedEx Services. Với cái tên mới, FedEx tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhiều năm về sau.

FedEx: Hành trình 50 năm của công ty "nhanh nhất thế giới"
Năm 1994, Federal Express chính thức đổi tên thành “FedEx”

Mới đây, năm 2015 là một năm khó quên với FedEx khi công ty này mua lại nhà chuyển phát nhanh lớn thứ 2 thế giới – TNT Express của Hà Lan với giá 4,4 tỷ Euro (tương đương 4,8 tỷ USD). Động thái này góp phần tăng đáng kể thị phần của FedEx tại thị trường châu Âu – nơi FedEx mới chỉ nắm được 5% thị phần, thấp hơn rất nhiều so với 19% thị phần của DHL, và khoảng 12% của TNT Express và 16% của United Parcel Service (UPS).

Việc mua lại TNT được kỳ vọng sẽ giúp FedEx tạo được ưu thế nhờ tận dụng mạng lưới đường bộ kết nối hơn 40 quốc gia châu Âu, giúp họ tiết kiệm được cả thời gian lẫn tài chính.

Thách thức trong thời đại mới

Hiện nay, theo giới phân tích, thị trường chuyển phát nhanh trên thế giới chỉ còn lại cuộc đua cả ba ông lớn là FedEx, DHL và UPS – điều này đồng nghĩa với việc khó có thêm đối thủ nào có thể xứng tầm cạnh tranh với ba doanh nghiệp trên.

Tuy nhiên, ở thời đại công nghệ mới, ngành vận chuyển nhanh đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là đòn bẩy cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ của FedEx, điển hình như ứng dụng Internet cho phép người dùng theo dõi lịch trình của kiện hàng.

FedEx: Hành trình 50 năm của công ty "nhanh nhất thế giới"
FedEx đối mặt với nhiều thách thức trong thời đại công nghệ mới

Ngoài ra, sự phát triển của các dịch vụ nhắn tin miễn phí trên mạng cũng đang đe dọa đến sự phát triển của ngành vận chuyển trong khi đó, FedEx và các đối thủ vẫn chưa tìm ra được hướng giải quyết. Thêm nữa, DHL hay UPS lại đang tìm cách chen chân vào thị trường mới mẻ này.

Nguồn: vietnamfinance

Có thể bạn quan tâm: BỘ ĐÔI MARKETING BÁN HÀNG ĐỈNH CAOBí quyết marketing bán hàng đỉnh cao

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề