fbpx

Giá của nhiều loại hàng hóa đang có diễn biến tăng mạnh trở lại, áp lực lạm phát lớn hơn trong năm 2023

Các chuyên gia của BVSC cho rằng giá của nhiều loại hàng hóa đang có diễn biến tăng mạnh trở lại, áp lực sẽ có lớn hơn trong thời gian tới, đặc biệt là năm 2023 khi các dư địa về tài khóa để kiểm soát giá không còn nhiều như thời gian đầu năm 2022.

Trong báo cáo vĩ mô mới công bố, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết thực phẩm là nhóm hàng tạo áp lực tăng lớn nhất lên chỉ số CPI.

Cụ thể, chỉ số CPI tăng 4,3% so với cùng kỳ trong tháng 10, là mức tăng cao nhất kể từ tháng 3/2020 cho tới nay, đồng thời là mức tăng theo tháng cao nhất kể từ năm 2013. Trung bình CPI tăng 2,89% trong 10 tháng đầu năm 2022.

Nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất, 10,64% so với cùng ỳ khi một số địa phương thực hiện tăng học phí cho năm học mới.

Về mức đóng góp, nhóm thực phẩm sau gần 2 năm đã quay trở lại thành nhóm tạo áp lực tăng lớn nhất lên chỉ số CPI trong tháng 10, do giá thịt lợn đã có mức tăng mạnh nhất kể từ đầu năm tới nay.

Trung bình trong tháng 10, giá thịt lợn hơi ở mức 57.714 đồng/kg, tăng 26,79% so với cùng kỳ. Theo sau là nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng, do giá nhà ở thuê tăng so với cùng kỳ năm trước.

Diễn biến tăng mạnh của hai nhóm hàng hóa này sẽ tiếp tục kéo dài trong các tháng tới đây, đặc biệt đối với giá thịt lợn khi đáy rơi vào tháng 11/2021. Dù vậy, tác động từ yêu cầu bình ổn giá thịt của Chính phủ cũng đã giúp giá thịt trong tháng 10 tiếp tục có diễn biến giảm so với tháng trước, giảm 5,79% so với tháng trước, phần nào hỗ trợ giảm áp lực từ nhóm này lên chỉ số CPI.

Trong khi đó, giá của nhóm giao thông cũng đã thu hẹp đáng kể đà tăng, khi chỉ còn tăng 1,81% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với mức trên 21% trong tháng 6 vừa qua. Diễn biến hạ nhiệt của các mặt hàng xăng dầu đã hỗ trợ giảm áp lực tăng lên chỉ số giá nhóm giao thông, giá xăng RON92 trong tháng 10 đã giảm xấp xỉ 4% so với cùng kỳ.

BVSC nhận định giá của nhiều loại hàng hóa đang có diễn biến tăng mạnh trở lại, áp lực sẽ có lớn hơn trong thời gian tới, đặc biệt là năm 2023 khi các dư địa về tài khóa để kiểm soát giá không còn nhiều như thời gian đầu năm 2022.

Trong 2 tháng còn lại của năm 2022, chỉ số CPI của Việt Nam nhiều khả năng sẽ vẫn cao hơn 4%. Với mức tăng CPI trung bình 2,89% so với cùng kỳ trong 10 tháng đầu năm, BVSC dự báo lạm phát cả năm 2022 sẽ chỉ ở khoảng 3,1%-3,5%. Rủi ro về lạm phát sẽ vẫn cần phải theo dõi chặt chẽ trong năm 2023.

Trong báo cáo mới đây, các chuyên gia của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cũng đề cập đến  lạm phát cơ bản tháng 10 tăng 4,47% so với cùng kỳ. Khối phân tích cho rằng tốc độ tăng của CPI cốt lõi vượt lên CPI cho thấy yếu tố đáng quan ngại về áp lực tăng giá của nhóm hàng hóa dịch vụ. Xu hướng này nếu duy trì trong thời gian tới sẽ tạo áp lực mạnh cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ.  

Hà An

Vietnambiz

Có thể bạn quan tâm: Basic Economics Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư

“Basic Economics sẽ giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”.

Basic Economics

ĐẶT SÁCH NGAY

 

Các viết cùng chủ đề