Giảm phát luôn theo quá trình giảm đòn bẩy -T.S Harry Dent
Có ba bong bóng và tài sản tài chính xuất hiện từ đầu những năm 1800 và hệ quả sau đó là các đợt đình trệ kinh tế cũng như giai đoạn giảm phát mạnh trong quá bao gồm: năm 1835 đến 1844, năm 1873 đến 1877, và năm 1930 đến 1934. Bây giờ, chúng ta đang sắp sửa đối diện với lần giảm phát thứ tư, từ năm 2016 đến năm 2022 hoặc năm 2023.
Bong bóng nợ tạo ra giảm phát khi mọi người phải giảm đòn bẩy. Tiền và của cải sẽ biến mất, chỉ còn lại một tí tiền để mua số lượng hàng hóa như cũ. Đây là định nghĩa sách giao về giảm phát và những gã ky cóp vàng do lo sợ siêu lạm phát (gold bug) từ hành động in tiền chưa từng có tiền lệ của ngân hàng trung ương sẽ không hiểu chuyện gì xảy ra. Đó là lý do tại sao chúng ta không đạt được tỷ lệ lạm phát 2% từ năm 2009 mặc dù Fed đã in ra hàng nghìn tỷ USD.
Vì thế, khi nền kinh tế sụp đổ một lần nữa trong vài năm tới, chỉ riêng ở Hoa Kỳ, có thể 21,000 tỷ USD (hoặc thậm chí là nhiều hơn thế) sẽ biến mất ngay trong đợt suy giảm đầu tiên. Con số này chính là khoản nợ tư nhân đã tạo ra từ năm 2000 đến 2008 trong đợt bong bóng đầu tiên. Mức sụt giảm trên toàn thế giới sẽ còn lớn hơn nhiều khi bong bóng đổ vỡ.
Hình tiếp theo cho thấy giảm phát diễn ra như thế nào từ năm 2009 đến đầu năm 2010, trước khi được chặn lại bởi chương trình nới lỏng định lượng (QE).
Định nghĩa rộng nhất về cung tiền là M3 đã giảm 6% trước khi tăng trở lại, như bạn thấy ở hình trên. Tăng trưởng cung tiền M3 đạt mức đáy thấp nhất chưa từng có vào năm 2010 -2011 sau khi đạt đỉnh 17% tại đỉnh bong bóng.
Tôi kỳ vọng tăng trưởng cung tiền M3 có thể sụt giảm 10% hoặc thậm chí là 20% trong đợt khủng hoảng tiếp theo.
Nguyên nhân bởi giảm phát là xu hướng tự nhiên khi xuất hiện giảm đòn bẩy nợ và các tài sản tài chính, trừ khi chính phủ có một sức mạnh cực lớn để chống lại nó, điều chúng ta khó có được ở thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, các nỗ lực của Fed nhằm ngăn chặn cuộc sụp đổ không để tránh khỏi càng tạo ra kịch bản tồi tệ hơn. Khi cố giữ bong bóng càng lâu, sự mất cân bằng giữa các tài sản chính và đầu tư lệch hướng sẽ càng lớn, do đó tình trạng mất cân bằng thu nhập sẽ tạo ra đợt giảm đòn bẩy tài chính còn tồi tệ hơn.
Nói tóm lại, cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo và sự sụp đổ sắp tới của thị trường chứng khoán sẽ còn tồi tệ hơn cả những gì chúng ta đã thấy vào năm 2008.
Chúng ta đang đối chọi với giảm phát hay vì lạm phát thấp.
Nhưng tôi đã có phương án đối phó với kịch bản giảm phát. Bạn đang tự hỏi tôi tin chắc về kịch bản giảm phát trong tương lai như thế nào… làm thế nào tôi tin chắc chúng ta thậm chí đã ở trong giai đoạn giảm phát. Bạn hãy bước vào cửa hàng tạp hóa và khi bạn bước ra, bạn sẽ tự hỏi chuyện quái quỷ gì đang xảy ra!
Bảo hiểm sức khỏe của tôi không tăng lên theo mức thông thường 10%-15% vào năm ngoái. Nó đã tăng tới 65%. Cứ cho là nó được điều chỉnh một lần bởi chính sách Obamacare nhưng tôi không thể tưởng tượng nổi mức tăng này.
Thật khó hiểu và cảm nhận được lạm phát vì đến thời điểm này giảm phát đang nằm tận sâu bên trong nền kinh tế. Chúng ta cảm thấy đau đớn mỗi ngày nhưng vẫn chưa hiểu nguyên nhân tại sao. Bạn có thể nghĩ giảm phát giống như căn bệnh ung thư của nền kinh tế. Nó gặm nhấm hệ thống và cơ sở hạ tầng một cách từ từ, giết chết nền kinh tế từ bên trong. Thông thường, bệnh nhân ung thư không biết sự tồn tại của căn bệnh đáng sợ này cho đến khi nó bắt đầu bộc phát.
Vì thế, mặc dù chúng ta đang phải chi trả nhiều hơn khi mua hàng ở cửa hàng tạp hóa và chi phí chăm sóc sức khỏe nhưng có nhiều lĩnh vực chúng ta ngày càng trả ít hơn.
Ví dụ, ngày hôm qua tôi mua laptop mới với giá 279 USD trong khi cách đây vài năm, giá của nó là 1,500 USD. Một chiếc ti vi HD màn hình 27 inch vào năm 2002 tôi mua với giá 5,000 USD nhưng giờ đây chỉ còn 200 USD. Các khoản thế chấp cũng có mức giá rẻ hơn.
Thế đó có phải lạm phát hay không?
Nguồn: sách Thương Vụ Để Đời
Có thể bạn quan tâm
Tủ sách tinh hoa chứng khoán – Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường