fbpx

Hãy coi giao dịch như một công việc kinh doanh

Không ai muốn bắt đầu kinh doanh mà không đủ vốn, không có kế hoạch phát triển và không có tầm nhìn cho doanh nghiệp trong một, năm hay mười năm tới, nhưng đây chính là cách bắt đầu giao dịch của số đông.

Giao dịch có nhiều điều bất trắc hơn so với hầu hết các lĩnh vực kinh doanh khác, nhưng vẫn có những điểm tương đồng – hãy tưởng tượng một công ty đang đặt cược vào một sản phẩm mới có thể có hoặc có thể không thành công hoặc một quy trình công nghiệp mới có thể có hoặc có thể không chiếm được thị phần từ các đối thủ cạnh tranh. Trong những trường hợp này, các công ty này chắc chắn hiểu rõ môi trường cạnh tranh, và họ có thể tiếp cận các nguồn lực cần thiết để thành công và rằng họ có đủ vốn để vượt qua giai đoạn khởi nghiệp, mặc dù thành công lâu dài của họ có thể là không chắc chắn.

Hãy lập một kế hoạch kinh doanh cho các hoạt động giao dịch của bạn

Đây hy vọng sẽ là một kế hoạch đồng hành cùng sự phát triển các kỹ năng giao dịch của bạn. Ban đầu, có lẽ đây là tài liệu tập trung vào sự phát triển của bạn và sẽ là thước đo cho cam kết của bạn. Khi bạn thực sự bắt đầu giao dịch, kế hoạch này có thể được sửa đổi cho phù hợp với các thông số rủi ro, thị trường giao dịch và các hướng đi mới mà bạn đang khám phá (Hãy cân bằng giữa việc cập nhật kế hoạch này đủ thường xuyên để nó là một tài liệu thích hợp và việc có được một kế hoạch có tính kiểm soát tốt. Nếu bạn hay thay đổi kế hoạch, tài liệu này có lẽ không hữu ích lắm). Hy vọng rằng một lúc nào đó bạn sẽ mở rộng kế hoạch này và thậm chí có thể sử dụng nó để tuyển dụng các đối tác hoặc nhà đầu tư khi doanh nghiệp giao dịch của bạn phát triển. Không có gì là giới hạn, nhưng bạn phải coi đây như một công việc kinh doanh cực kỳ cạnh tranh và khó khăn.

Trong khi kế hoạch kinh doanh là tài liệu kiểm soát bao quát, kế hoạch giao dịch có linh động và mềm dẻo hơn. Kế hoạch giao dịch xác định chính xác những gì bạn sẽ làm và sẽ không làm trên thị trường, và nó sẽ phát triển cùng khả năng giao dịch của bạn.

Hãy coi giao dịch như một công việc kinh doanh

Hàng tháng bạn có thể từ chỉnh sửa kế hoạch giao dịch, mỗi cá nhân sẽ tùy chỉnh các ý tưởng về kế hoạch giao dịch, nhưng một kế hoạch tốt sẽ bao gồm tất cả những điều sau:

– Lên lịch nghiên cứu và đánh giá giao dịch hàng ngày hoặc hàng tuần.

– Danh sách các mô hình và ý tưởng bạn sẽ giao dịch, tương tự như Chương 6 trong The Art and Science of technical Analysis – Phân tích kỹ thuật: Sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật trong đầu tư chứng khoán

– Mục tiêu hoạt động và mức độ rủi ro. Bạn sẽ giao dịch bao nhiêu lần 1 ngày/1 tuần/1 tháng? Bạn có thể sở hữu bao nhiêu vị thế một lúc? Phần trăm vốn tối đa bạn có thể chấp nhận rủi
ro bất cứ lúc nào? Bạn sẽ sử dụng vay ký quỹ như thế nào và khi nào? Có một mức lỗ nào đó mà bạn sẽ ngừng giao dịch cho phần còn lại của ngày/tuần/tháng đó không?

– Một kế hoạch quản lý giao dịch rõ ràng. Bạn sẽ vào lệnh tất cả cùng một lúc hay vào lệnh nhiều lần? Bạn có chốt lời một phần không? Nếu có, thì ở đâu và như thế nào?

– Tần suất ra quyết định của bạn là như thế nào? Bạn có thể đưa ra quyết định vào giữa ngày hay bạn muốn bám sát kế hoạch đã lập vào đêm hôm trước nhất có thể trong ngày giao dịch?

Khi bạn có những điều này, phần lớn công việc còn lại của bạn chỉ là tuân thủ kế hoạch. Hãy nhớ rằng, bất kỳ đánh giá nào về hiệu suất của bạn trong bất kỳ khoảng thời gian nào đều là đánh giá về cả kế hoạch của bạn và mức tuân thủ kế hoạch đó của bạn. Càng bám sát kế hoạch càng tốt để loại bỏ các luồng biến động không liên quan đến lợi nhuận của bạn.

Trích từ ấn phẩm The Art & Science of Technical Analysis – Phân tích Kỹ thuật: Sự kết hợp giữa Khoa học và Nghệ thuật trong đầu tư chứng khoán

Phân tích kỹ thuật

Sự kết hợp giữa KHOA HỌC và NGHỆ THUẬT trong đầu tư chứng khoán

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề