fbpx

Sự ám ảnh về “Hội chứng loài ve chó” của nhà giao dịch

“Hội chứng loài ve chó” là gì mà nhiều nhà giao dịch mắc phải đến vậy? Hãy theo dõi bài viết này!

“Hội chứng loài ve chó” là gì mà nhiều nhà giao dịch mắc phải đến vậy?

Mọi người nói rằng, loài ve chó Mỹ thường chờ đợi ở các nhánh cây, khi một con vật đi qua phía dưới, mùi của con vật đó sẽ kích hoạt phản ứng khiến cho con ve chó rơi xuống, bám vào vật chủ để hút máu và có bữa ăn nóng sốt từ vật chủ không hay biết gì.

Nếu chẳng may, con vật đi qua trước khi con ve chó rớt xuống và không kịp bám lấy, thì con ve chó sẽ rơi xuống đất, ví dụ như một tảng đá chẳng hạn, nó sẽ cố gắng “đào” vào tảng đá cho đến khi kiệt sức và chết thì thôi. Tôi gọi hiện tượng này là “hội chứng loài ve chó” mà nhiều nhà giao dịch mắc phải. Họ cứ gan lì đào vào tảng đá, căn bản là tiếp tục thực hiện loại chiến lược không phù hợp với tình hình của thị trường và bị thị trường trừng phạt. Hãy cẩn thận với “hội chứng loài ve chó”, tôi định nghĩa tình huống này có thể xảy ra những lúc bạn thấy mình bị dính lệnh dừng lỗ ở cùng một giao dịch hai lần hoặc hơn.

Điều tôi đã làm vào tháng 03 năm 2009 hoàn toàn đi ngược với phương pháp thông thường của tôi là “đi theo thị trường”. Sự thực tôi đã chọn cách “chống lại thị trường” và chỉ riêng điều này đã là tín hiệu cho thấy tôi đi sai đường. Đến tận hôm nay, tôi vẫn luôn tự hỏi bản thân mình: Tôi đang đi theo thị trường hay chiến đấu chống lại thị trường? Trả lời câu hỏi đó giúp tôi tỉnh ngộ và quay lại đúng con đường.

Phân tích hậu giao dịch cho thấy rõ ràng sai lầm của tôi hoàn toàn nằm ở vấn đề tâm lý. Bên cạnh đó, một chuỗi các sự kiện và tình huống làm tôi quá tự tin vào những gì “tôi nghĩ là mình biết”, điều khiến tôi cảm thấy sợ hãi về sự mất ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu, và tiềm năng xuất hiện thêm cuộc khủng hoảng tiếp theo.

Biến cố vào tháng 03 năm 2008 đã để lại trong tôi nỗi sợ hãi về sự mất an toàn, sau đó phát triển thành “sự mất niềm tin” vào hệ thống tài chính, khiến tôi bị ám ảnh bởi “các yếu tố cơ bản” (theo đó, tôi tin rằng sẽ có nhiều ngân hàng sẽ tiếp tục phá sản). Tôi đã bắt đầu đăng ký trở thành thành viên (subscribe) để đọc rất nhiều bức thư Gloom and Doom (Ảm Đạm Và Sụp Đổ), điều càng củng cố niềm tin tiêu cực trong tôi về thị trường. Bên cạnh đó, việc bỏ lỡ cơ hội kiếm khoản tiền lớn từ việc bán khống vào tháng 09 năm 2008, và dựa trên những gì “tôi nghĩ là mình biết” là các tổ chức tài chính sẽ sụp đổ, tôi cho rằng có thể kiếm được khoản tiền kếch xù bằng việc bán khống ngân hàng, các công ty chứng khoán, bảo hiểm, các REIT (Quỹ Đầu Tư Tín Thác Bất Động Sản) thương mạị, hoặc bất cứ cái gì tôi tin chắc là sắp sụp đổ như là kết quả của “giải pháp cuối cùng” cho cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009.

Mặc dù tất cả những thông tin tối tăm và tiêu cực này nhìn từ góc độ “trí thức” thì có lý, nó không có nghĩa thị trường sẽ đi theo con đường mà những kết luận có vẻ “khôn ngoan và logic” này đề ra. Hãy nhớ nguyên tắc cơ bản: thị trường sẽ làm điều mà nó sẽ làm tại bất cứ thời điểm nào, chứ không phải điều bạn nghĩ nó nên làm. Do đó, đừng bao giờ cho phép bản thân rơi vào tình huống giải thích hành động giá của thị trường dưới góc nhìn mà bạn cho rằng thị trường “nên” xảy ra. Thay vào đó, hãy tập trung vào hành động giá hiện tại và để thị trường nói cho bạn biết nó đang làm điều gì. Nếu tôi tuân thủ nguyên tắc này, có lẽ tôi đã tránh được hầu hết các vấn đề rắc rối.

Trích từ Cách kiếm lợi nhuận 18.000% từ thị trường chứng khoán.

Có thể bạn quan tâm:

Cách kiếm lợi nhuận 18.000% trên thị trường chứng khoán

(Bước tiến hóa tuyệt vời của hệ thống giao dịch CANSLIM)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

 

Các viết cùng chủ đề