fbpx

Honda Soichiro: trông con cho chủ để được học nghề, từ kẻ đi sau trở thành ông trùm đế chế xe hai bánh

Với 3 phương châm làm việc thú vị: “vừa làm vừa vui”, “vừa bán vừa vui”, “vừa mua vừa vui”, Honda Soichiro đã làm nên giá trị riêng biệt cho tập đoàn của mình.

Honda được xem là một trong những “Vị thần kinh doanh” của Nhật Bản. Ông đã có công định vị chất lượng xe máy và xe hơi Nhật Bản trên toàn thế giới. Thành công của Honda phần ít đến từ may mắn, chính óc kinh doanh tinh nhạy, sự quyết đoán và niềm đam mê đã giúp ông tạo nên một “đế chế” động cơ phát triển mạnh mẽ, bền vững. 

Honda Soichiro: trông con cho chủ để được học nghề, từ kẻ đi sau trở thành ông trùm đế chế xe hai bánh
Honda Soichiro

“Honda Soichiro, sinh ngày 17 tháng 11 năm 1906 tại Hamamatsu, phía Tây Shizu thuộc đảo Honshu Nhật Bản, là con trai cả trong gia đình. Hamamatsu là một thành phố phát triển và công nghiệp dệt sợi, máy đan và nhạc cụ… Cha của Honda là một thợ rèn, nên tuổi thơ của cậu lớn lên cùng với tiếng búa đập và tiếng quạt lò. Cậu thường phải cõng em gái đi học và phụ giúp cho quạt lò ngoài giờ học. Việc chế tạo và sửa chữa các nông cụ là niềm yêu thích của cậu..

Dù là người khéo léo, có thể làm ra nhiều đồ vật khác nhau nhưng Honda Soichiro không mấy hứng thú với việc học.

Đứa trẻ nghịch ngợm với niềm đam mê xe hơi

Một lần, trên đường đi học về, cậu bé Honda Soichiro tình cờ lần đầu tiên nhìn thấy một chiếc xe hơi đang lăn bánh chậm chạp trên con đường quê chật hẹp. Khi đó, cậu đã tự nhủ: “Rồi mình sẽ làm ra xe hơi.” Mỗi khi có xe hơi của ai đó đến làng, cậu liền cõng em gái đến tận nơi để xem. Ước mơ tiếp theo của cậu bé yêu thích máy móc này chính là máy bay. Có lần, cậu đã đạp xe 20 cây số chỉ để tận mắt nhìn thấy máy bay.

Honda Soichiro: trông con cho chủ để được học nghề, từ kẻ đi sau trở thành ông trùm đế chế xe hai bánh
Kể từ lần đầu tiên nhìn thấy xe hơi, Honda đã tự nhủ “Rồi mình sẽ làm ra xe hơi.”

Cậu thậm chí còn trèo lên cây để được ngắm chiếc phi cơ nhãn hiệu Niles Smith đậu trong khu vực doanh trại quân đội. Cũng vì việc này, cậu bị cha đánh một trận sau khi về nhà.

Niềm đam mê xe hơi dẫn đường đến Tokyo

Sau khi Honda Soichiro tốt nghiệp trung học, cha cậu đã biến lò rèn thành cửa hàng bán xe đạp.

Một ngày nọ, Honda vô tình nhìn thấy cha đang đọc cuốn tạp chí Thế giới xe hơi và cậu đọc thấy trong mục rao vặt có quảng cáo tuyển nhân viên ở xưởng sửa chữa xe hơi Art ở Tokyo. Không thể từ bỏ niềm đam mê xe hơi, cậu háo hức gửi thư xin ứng tuyển đồng thời cũng giấu không để cha mình biết về việc này.

Năm ngày sau, lá thư hồi đáp mà cậu ngày đêm mong đợi cũng đến, với nội dung vỏn vẹn vài chữ: “Cậu đã trúng tuyển, xin mời đến cơ quan chúng tôi gấp.” Khi cả gia đình có mặt đông đủ, cậu mới thưa với mọi người về chuyện này. Cậu nói rằng muốn lên Tokyo để học về xe hơi.

Mùa xuân năm 1922, khi ấy Honda 16 tuổi, người cha đã dẫn cậu lên Tokyo, gửi gắm cho Thương hội Art rồi lên đường trở về nhà, cậu vô cùng phấn khích và háo hức với hy vọng sắp chạm tay vào xe hơi.

Honda Soichiro: trông con cho chủ để được học nghề, từ kẻ đi sau trở thành ông trùm đế chế xe hai bánh
Honda rất háo hức khi được gia đình chấp thuận cho theo đuổi đam mê tại Thương hội Art

Đứng đầu thương hội Art là ông Yuzo Sakakibara, một kỹ thuật viên xuất sắc, tỉ mỉ và cũng là một doanh nhân tâm huyết với nghề sửa chữa xe hơi. Thế nhưng hiện thực khác hoàn với những gì cậu mơ tưởng. Công việc của Honda trông con cho nhà chủ.

Vì hằng ngày phải trông em bé nên thứ tôi cầm trên tay không phải là cờ-lê như trong giấc mơ mà là chiếc khăn lau. Vô cùng thất vọng và buồn rầu nên hết lần này đến lần khác, tôi đã đóng gói hành lý rồi định lén chạy trốn. Nhưng những lúc như vậy, hình ảnh của bố định của tôi. mẹ lại thoáng hiện lên trong đầu, làm lung lay quyết định của tôi.

Cứ thế, ngày qua ngày, thấm thoắt cũng được nửa năm. Thương hội Art ngày càng hưng thịnh, trở thành một trong những xưởng sửa chữa xe hơi có tiếng ở Tokyo. Một ngày nọ, ông chủ bảo tôi: “Này nhóc kia, hôm nay ta bận lắm, mau lại đây giúp ta đi.” Lúc đó, tôi đã rất là vui. Đang là mùa đông, tuyết rơi nặng hạt nỉ nhưng mặc kệ giá lạnh, tôi vẫn trải chiếu, trườn vào gầm xe hơi như bị thôi miên. Việc chính thức đầu tiên của tôi là sửa tua-bin bị đứt dây.

Kể từ ngày đó, ông chủ đã bớt giao việc trông trẻ cho tôi, thay vào đó, ông ấy để tôi làm nhiều việc của một thợ sửa chữa hơn. Tôi cảm thấy chỉ cần nhớ lại những vất vả và niềm vui trong thời gian đó là có thể quên hết mọi đau khổ hiện đang phải chịu đựng. Nếu suy nghĩ sâu xa hơn thì trong cuộc đời mỗi người không có sự hy sinh nào là vô ích cả.
– Honda Soichiro, “Hãy gắn bó với công việc bạn yêu thích”

Thách thức trong lĩnh vực kỹ thuật và thành công trong sự nghiệp

Honda Soichiro làm thợ sửa chữa cho Thương hội Art được 6 năm thì trở về quê hương vào năm 1928, khi ấy cậu 22 tuổi. Tại quê nhà, anh mở đại lý Hamamatsu của Thương hội Art khi tuổi đời còn rất trẻ.

Honda Soichiro: trông con cho chủ để được học nghề, từ kẻ đi sau trở thành ông trùm đế chế xe hai bánh

Biển hiệu của cửa hàng nghe có vẻ hoành tráng nhưng chỉ có anh và một nhân viên học việc phụ công việc ở cửa hàng. Do định kiến “Kẻ mới vào nghề thì làm được gì chứ” nên cửa hàng rất vắng khách. Tuy nhiên, các khách hàng đến đây đều rất hài lòng.

Có những lỗi mà xưởng khác không sửa được, vào tay Honda chỉ một loáng là máy lại chạy êm ru. Tiếng lành đồn xa, cửa hàng dần đông khách hơn. Thậm chí, có người còn cho rằng ở tiệm của anh, không gì là không thể sửa được. Cuối năm đó, Honda kiếm được 80 yên tiền lãi.

Thời đó mọi loại xe hơi đều có nan được làm bằng gỗ – một điều khiến anh rất băn khoăn và trăn trở. Nhờ phát minh ra chiếc nan sắt, anh không những được cấp bằng sáng chế mà còn được khách hàng đánh giá rất cao, có nhà sản xuất đã mua lại bản quyền của phát minh này để sản xuất hàng loạt. Sản phẩm đó được xuất khẩu sang tận Ấn Độ, giúp Honda thu về phí bản quyền 1 nghìn yên mỗi tháng. Cùng lúc đó, quy mô nhà xưởng của anh ngày càng mở rộng, số lượng nhân viên lên đến 50 người. Thật là một thành công đáng kinh ngạc.

Phát triển xe gắn máy

Một lần, Honda đến thăm nhà bạn, ông vô tình phát hiện ra một động cơ cỡ nhỏ dùng để cấp điện cho máy bộ đàm của quân đội. Đột nhiên, một ý tưởng lóe lên trong đầu ông. Nếu gắn động cơ vào xe đạp thì không cần đạp xe nữa mà vẫn có thể đi được.

Honda Soichiro: trông con cho chủ để được học nghề, từ kẻ đi sau trở thành ông trùm đế chế xe hai bánh
Một lần, Honda đến thăm nhà bạn, ông vô tình phát hiện ra một động cơ cỡ nhỏ dùng để cấp điện cho máy bộ đàm của quân đội (Ảnh minh họa)

“Nếu gắn động cơ vào xe đạp thì con người sẽ thoải mái hơn rất nhiều.” Honda nghĩ điều đó vừa có thể giúp cho con người thoải mái hơn vừa có thể kiếm được tiền. Đầu tiên, ông chế tạo ra một chiếc xe và đề nghị vợ đi thử. “Thấy việc đi chợ bằng xe đạp khá vất vả nên tôi đã chế tạo ra chiếc xe này. Trước hết, tôi muốn chế tạo một chiếc xe để nữ giới cũng có thể điều khiển một cách dễ dàng.”

Nhưng khi bắt tay vào làm, ông mới thấy thiếu thốn đủ thứ. Không có nguyên liệu để làm thùng đựng xăng, ông bèn mua một thùng đựng nước rồi lắp vào xe đạp để làm thùng đựng xăng. Tuy sau đó đã có thêm nhiều vật liệu mới, nhưng lại không có nhiều động cơ, bởi động cơ vốn chỉ dùng để cung cấp cho quân đội. Không còn cách nào khác, ông phải bắt đầu tự sản xuất, vận hành nhà xưởng. Đó là điểm xuất phát mới của ông.

Sau chiến tranh, quân đội Mỹ là hồi của chế độ quân phiệt ở Nhật nên đa việc sản xuất xe hơi. Ngay cả xăng cũng khan hiếm. Xe điện cũng phải ngừng sử dụ khi mất điện, xe buýt lại đông đúc và phức tạp. Trong tình hình giao thông khó khăn như vậy, xe đạp đã trở thành phương tiện giao thông chính. Nếu xe đạp có thể chạy bằng động cơ thì nó sẽ trở thành phương tiện vận chuyển quan trọng hơn. 

Chiếc xe gắn máy của Honda thực sự là một cú đột phá lớn. Tốc độ bán quá nhanh nên số động cơ đã mua để dự phòng cũng hết sạch. Trong tháng đầu, số lượng sản xuất chỉ dự định khoảng 200 – 300 chiếc, nhưng sau đó, đã phải tăng lên đến một nghìn chiếc. Xe gắn máy có thể chở được hàng hóa cồng kềnh. Chủ các cửa hàng xe đạp ở những địa phương xa xôi hay những tay lái buôn cũng đến để đặt mua xe.

Honda Soichiro: trông con cho chủ để được học nghề, từ kẻ đi sau trở thành ông trùm đế chế xe hai bánh
Xe đạp gắn máy của Honda thực sự là một cú đột phá lớn

Tin đồn lan xa, người ở khắp nơi đổ xô đến đặt hàng. Lượng xe bán chạy đến mức các động cơ cỡ nhỏ đã mua không thể cung ứng kịp với lượng tiêu dùng. Do đó, Honda đành phải tự sản xuất cả động cơ. Lấy sự phát triển của xe gắn máy làm bàn đạp, Honda thâm nhập vào thị trường xe máy. Vốn có niềm đam mê với máy móc nên ông nảy ra ý định sản xuất động cơ.

Ông sửa lại những chiếc máy bị hư hỏng do bom mìn, rồi bắt vít, lau chùi, tra dầu rồi làm cả động cơ nữa. Những động cơ được chế tạo như thế đã trở thành kiểu mẫu đầu tiên cho động cơ xe máy Honda ngày nay.

Tháng 9 năm 1948, Honda thành lập công ty sản xuất động cơ ở quê hương Hamamatsu với số vốn là 1 triệu yên. Ông đã làm ra loại xe máy gắn động cơ ba mã lực. Honda đã đặt tên cho xe máy kiểu mới này là “Dream” (tiếng Anh, có nghĩa là “ước mơ”) với ý nghĩa “gửi gắm ước mơ tốc độ”.

Honda Soichiro: trông con cho chủ để được học nghề, từ kẻ đi sau trở thành ông trùm đế chế xe hai bánh
Chiếc Dream “đời đầu” của hãng Honda

Tuy nhiên, chiếc Dream khá đắt nên không dễ bán đại trà ở Nhật – nơi có mức thu nhập thấp thời bấy giờ. Vào một ngày nọ, Fujisawa đã nói với Honda: “Liệu có thể tạo ra chiếc xe máy nhẹ hơn không nhỉ? Nhẹ hơn khoảng phân nửa thì thật tốt.”

Động có xe máy của Honda nặng khoảng 14kg, nhưng Fujisawa nhận thấy nếu làm chiếc xe nhẹ hơn thì có thể tăng lượng bán hàng. Và Honda đã thành công khi giảm trọng lượng của động cơ xuống còn 7kg. Động cơ màu đỏ với bình xăng màu trắng của ông thiết kế cũng nhận được nhiều sự yêu mến. Ông đặt tên cho chiếc xe máy với thiết kế mềm mại nhẹ nhàng này là “CUB”.  

Honda Soichiro: trông con cho chủ để được học nghề, từ kẻ đi sau trở thành ông trùm đế chế xe hai bánh

Khó khăn khi tiến vào thị trường kinh doanh xe hơi

Khi Honda Soichiro bước vào lĩnh vực kinh doanh xe máy, số công ty sản xuất xe máy ở Nhật Bản đã vượt quá con số 200. Ông đã chế tạo động cơ và xe máy, trải qua cạnh tranh khốc liệt và đã tạo dựng nên một công ty xe máy hàng đầu Nhật Bản. Ước mơ của ông không chỉ dừng lại ở xe máy. Ông còn muốn chế tạo cả xe hơi nữa. Do vậy, Honda bắt đầu mày mò chế tạo động cơ xe hơi.

Tuy nhiên, lúc bấy giờ, Chính phủ Nhật Bản ra quyết định hạn chế những hoạt động kinh doanh nội địa không cần thiết nhằm mục đích tăng sự cạnh tranh của xe hơi Nhật Bản. Do đó, Chính phủ tiến hành phương án hạn chế số lượng công ty sản xuất xe hơi. Các quan chức Nhật Bản cho rằng hạn chế sự cạnh tranh trong đất nước là điều quan trọng.

Honda Soichiro: trông con cho chủ để được học nghề, từ kẻ đi sau trở thành ông trùm đế chế xe hai bánh
Chính phủ Nhật Bản ra quyết định hạn chế công ty sản xuất xe hơi

Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Nhật Bản đã đưa ra ý tưởng sẽ cải tổ và sáp nhập các công ty sản xuất xe hơi thành ba công ty lớn. Chính phủ trình lên Quốc hội luật chấn hưng nền công nghiệp đặc biệt và xác định ban điều hành đặc quyền cho nền công nghiệp đặc biệt như xe hơi, công nghiệp nặng, sợi hóa học

Nhận được thông tin này, Honda đã phản kháng mạnh mẽ: “Từ trước đến nay đã có doanh nghiệp nào thành công nhờ sự bảo trợ của nhà nước chưa?”.

“Tôi hành động một cách dữ dội. Tôi tìm đến Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Nhật Bản. Thật vô lý khi cho rằng nếu không giảm số lượng công ty xe hơi thì xe hơi Nhật sẽ thua xe hơi Mỹ. Nghe thấy điều này tôi lại càng tức giận hơn. Khi đó, tôi là người đi sau trong lĩnh vực sản xuất xe máy, dù vậy tôi đã vươn lên và vượt qua những công ty sản xuất xe máy ở Anh, Đức và Mỹ. Vậy có lý do nào khiến chúng tôi không thể dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất xe hơi?”

Nhằm để thể hiện ý chí mạnh mẽ hướng về ngành xe hơi, Honda tuyên bố sẽ tham dự vào cuộc đua xe Công thức 1 (F1). Tham gia vào cuộc đua, kiểm tra sức mạnh của bản thân và tạo nên sản phẩm tuyệt vời chính là phong cách của Honda.

“Tất cả nghĩ rằng tôi mất trí. Họ hỏi rằng chế tạo xe máy để tham gia vào cuộc đua xe hơi có phải là điều hợp lý hay không. Cuộc đua là cơ hội tốt để kiểm tra độ an toàn khi xe hơi tăng tốc độ. Lúc đó, nếu không tham gia cuộc đua F1 thì sẽ không có Honda của bây giờ.”

Năm 1964, Honda tham dự cuộc đua Grand Prix của Đức. Do lỗi thiết bị nên chiếc xe hơi của Honda đã đâm vào bức tường bê tông. Người điều khiển bình an vô sự, nhưng chiếc xe bị hư hỏng nặng. Cũng năm đó, ở giải Grand Prix tại Ý, xe của ông bị cháy do động cơ bị quá nhiệt và phải bỏ cuộc giữa chừng. Tại Mỹ, động cơ của Honda cũng gặp vấn đề nên 1 còn cách nào khác là phải rời cuộc đua.

Honda Soichiro: trông con cho chủ để được học nghề, từ kẻ đi sau trở thành ông trùm đế chế xe hai bánh
Honda đã thất bại rất nhiều lần trước khi chiến thắng tại trường đua

Mọi người có thể cười nhạo nhưng không vì thế mà Honda bị mất tinh thần. Honda đêm ngày dốc sức cải tiến chiếc xe. Một năm sau, chiếc xe của Honda đã chạy hết quãng đường ở cuộc đua Monaco. Cuối cùng, tại cuộc đua ở Mexico, ông đã giành chiến thắng.

Khắc phục thiếu sót

Vì các công ty mãi theo đuổi những tính năng cao cấp nên xe hơi liên tục xuất hiện những thiếu sót. Một luật sư người Mỹ, ông Ralph Nader, đã phát hành cuốn Dù ở tốc độ nào thì xe cũng không an toàn, trong đó lên án những thiếu sót của General Motors. Cuộc vận động người tiêu dùng của ông đã thu hút sự chú ý và dấy lên làn sóng mới gọi là chủ quyền người tiêu dùng. Do ảnh hưởng từ Mỹ, ở Nhật Bản, người ta cũng phê phán về tính ổn định của Toyota Corolla, Nissan Eko, Honda N360.

Sau đó là sự xuất hiện của các bài báo được đăng tải với tựa đề Honda hay sự khiếm khuyết. Doanh thu của chiếc N360 đã thay đổi đột ngột, lượng xe bán ra giảm từ 200 nghìn chiếc váo năm 1969 xuống chỉ còn 40 nghìn chiếc vào một năm sau đó.

Honda Soichiro: trông con cho chủ để được học nghề, từ kẻ đi sau trở thành ông trùm đế chế xe hai bánh
Honda N360 được gắn với sự khiếm khuyết

Tình thế khó khăn buộc Honda phải đau đáu tìm cách thoát khỏi hình ảnh chiếc xe khiếm khuyết. Đúng lúc đó, cơ hội xuất hiện. Thượng nghị sĩ Edmund Muskie đã đệ trình lên Quốc hội Mỹ về dự thảo sửa đổi Luật ô nhiễm không khí và luật này bắt đầu có hiệu lực từ cuối năm 1970. Luật này còn được gọi là Lueejt Muskie, có tiêu chuẩn nghiêm ngặt về lượng khí thải của xa hỏi chỉ được bằng 1/10 so với trước đây.

Mùa hè năm 1969, 60 kỹ sư trẻ tuổi của Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Honda đã tập trung lại để thảo luận về vấn đề này. “Động cơ kiểu làm mát bằng không khí quá nặng. Xe sẽ bị dồn trọng lực ở nhiều đoạn ví dụ như lốp xe chỉ bị mài mòn một phía. Giá thành sản phẩm lại đắt hơn. Có đường đơn giản hơn thì cớ sao phải chọn con đường khó khăn này?”

Đây là ý kiến của đa số mọi người. Viện trưởng Viện nghiên cứu suy ngẫm: “Nhà sáng lập của công ty tuy cứng rắn nhưng lại là người đứng ở đỉnh cao của kỹ thuật. Vì có vị lãnh đạo như thế, nên công ty chúng ta phải cố gắng làm hết sức mình, tuyệt đối không từ bỏ giữa chừng.”

Honda Soichiro: trông con cho chủ để được học nghề, từ kẻ đi sau trở thành ông trùm đế chế xe hai bánh
Nhà sáng lập của công ty tuy cứng rắn nhưng lại là người đứng ở đỉnh cao của kỹ thuật. Vì có vị lãnh đạo như thế, nên công ty chúng ta phải cố gắng làm hết sức mình, tuyệt đối không từ bỏ giữa chừng.

Tuy nhiên, lần này tình hình lại khác. Để phát với thông thường phải mất tới 4 – 5 năm. Vì vậy mọi người e ngại sẽ không đủ thời gian để phát triển động cơ kiểu làm mát bằng không khí được ra mắt từ trước tới nay. Cuối cùng, Viện trưởng đã tìm gặp Honda.

“Dù làm thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể đáp ứng được quy định về lượng khí thải của Mỹ theo kiểu động cơ làm mát bằng không khí. Chúng ta hãy thử theo kiểu làm lạnh nước xem sao!”

Sau một hồi suy nghĩ, Honda đã ưng thuận với ý kiến đó.

Honda Soichiro: Sự rút lui êm đẹp của nhà sáng lập

Ba năm sau, Honda phát triển động cơ CVCC. Đó là động cơ có mức ô nhiễm thấp thành công đầu tiên trên thế giới. Ông đã dẫn đầu đội ngũ nghiên cứu phát triển đứng ra trả lời các câu hỏi với nét mặt đầy vẻ đắc ý. Động cơ CVCC đã góp phần đưa kỹ thuật của ông đứng ở đỉnh cao thế giới.

Honda Soichiro: trông con cho chủ để được học nghề, từ kẻ đi sau trở thành ông trùm đế chế xe hai bánh
Động cơ CVCC đã góp phần đưa kỹ thuật của ông đứng ở đỉnh cao thế giới. (ảnh minh họa)

Năm 1975, động cơ mới của Honda được chọn làm động cơ đầu tiên đạt tiêu chuẩn theo Luật Muskie. Sau khi Honda công khai kỹ thuật này, Toyota, doanh nghiệp lớn nhất Nhật giá rất cao kỹ thuật của Honda và quyết định tiếp nhận kỹ thuật đó. Những nhà sản xuất các nước trên thế giới cũng yêu cầu Honda giải thích về động cơ này và họ cũng đã đến tham quan Viện nghiên cứu. Sau Toyota là các nhà sản xuất nổi như Ford, Chrysler, Isuzu cũng tìm đến với Honda. Có thể nói, Honda là doanh nghiệp xe hơi xuất phát muộn nhất nhưng lại phát triển một kỹ thuật dẫn đầu trước các nhà sản xuất tầm cỡ thế giới.

Honda đặt tên cho chiếc xe cỡ nhỏ sử dụng động cơ này là C Big. Chiếc C Big có động cơ được làm mát bằng nước, đơn giản và giá rẻ. Kiểu dáng độc đáo cũng góp phần vào sự nổi tiếng của chiếc xe. Năm 1973, nó được bầu chọn là “Chiếc xe của năm”.

Sau khi C Big ra đời, vào tháng 10 năm 1973, Honda và Phó Giám đốc Fujisawa tuyên bố về hưu. Khi đó Honda 67 tuổi, Fujisawa 63 tuổi.”

Trích từ sách: Bộ ba xuất chúng Nhật Bản

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Thay thói quen – Đổi vận mệnh

Bộ sách Thay thói quen - Đổi vận mệnh
                           ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề