fbpx

Howard Mark: Điều đáng sợ không phải mắc sai lầm trong đầu tư, mà là không biết mình sai ở chỗ nào

Ngoài những lần mắc sai lầm do vi phạm (ví dụ như mua vào) và những lần bỏ sót (không mua vào), có những lần mắc sai lầm không rõ ràng. Khi tâm lý nhà đầu tư cân bằng, sợ hãi và lòng tham được cân bằng thì giá tài sản dường như khá hợp lý so với giá trị. Trong trường hợp này, có thể không có hành động thuyết phục nào và quan trọng là phải biết điều đó. Howard Mark: Điều đáng sợ không phải mắc sai lầm trong đầu tư, mà là không biết mình sai ở chỗ nào

Thứ hấp dẫn và thách thức đó là sai lầm luôn vây quanh. Đôi khi giá cả quá cao và đôi khi lại quá thấp. Đôi khi giá cả phân kỳ khỏi giá trị ảnh hưởng đến chứng khoán đơn lẻ hoặc đôi khi ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường, đôi khi ảnh hưởng đến thị trường này và đôi khi ảnh hưởng đến thị trường khác.

(*) Bài viết được trích từ sách Điều quan trọng nhất – The Most Important Thing, xem thêm thông tin sách tại đây:

Điều quan trọng nhất

Đôi khi sai lầm nằm ở việc làm điều gì đó và đôi khi không làm điều gì đó, đôi khi lạc quan và đôi khi bi quan. Tất nhiên là theo định nghĩa thì hầu hết mọi người đều cùng mắc sai lầm, vì không có sự nhất trí của họ thì nó không thể tồn tại. Hành động theo hướng ngược lại đòi hỏi phải chấp nhận vị thế đi ngược trào lưu, đơn độc và cảm giác không đúng mà nó có thể mang lại trong thời gian dài.

Với phần còn lại được thảo luận trong cuốn sách này, tránh các cạm bẫy, xác định và hành động dựa theo sai lầm không dễ bị ảnh hưởng tới các quy tắc, thuật toán và lộ trình. Điều mà tôi muốn thôi thúc là nhận thức, tính linh hoạt, khả năng thích ứng và một tư duy tập trung vào việc nhận tín hiệu từ môi trường đầu tư.

Một cách để cải thiện kết quả đầu tư mà tôi cố áp dụng vào Oaktree đó là nghĩ về điều “sai lầm của ngày hôm nay” có thể xảy ra và cố gắng tránh xa nó.

Có nhiều thời điểm trong đầu tư khi có khả năng mắc lỗi sai bao gồm:

– Không mua vào.

– Không mua đủ.

– Không đưa ra một giá thầu cao hơn trong cuộc đấu giá.

– Giữ quá nhiều tiền mặt.

– Không dùng đủ đòn bẩy.

– Không không nhận đủ rủi ro.

Tôi không nghĩ điều đó mô tả năm 2004. Tôi luôn nghe rằng không ai chờ đợi phẫu thuật tim phàn nàn bao giờ. “Tôi ước tôi sẽ đến văn phòng nhiều hơn”. Chà chà, tương tự như vậy thì tôi không nghĩ bất cứ ai trong vài năm tới sẽ nhìn lại và nói: “Tôi ước tôi đầu tư nhiều hơn trong năm 2004”.

Thay vào đó thì tôi nghĩ sai lầm trong năm nay sẽ trở thành:

– Mua vào quá nhiều.

– Mua vào một cách quá liều lĩnh.

– Đấu thầu quá nhiều.

– Dùng quá nhiều đòn bẩy.

– Chấp nhận quá nhiều rủi ro trong việc theo đuổi siêu lợi nhuận.

Có những lần mà các sai lầm trong đầu tư bị bỏ sót: những thứ mà bạn lẽ ra phải làm thì lại không làm. Hôm nay tôi nghĩ sai lầm thì có lẽ là do sụ vi phạm: những thứ lẽ ra bạn không nên làm thị lại làm. Có những lần là do sự mạo hiểm. Tôi nghĩ đây là lúc phải thận trọng.

Cuối cùng, điều quan trọng là phải nhớ rằng ngoài những lần mắc sai lầm do vi phạm (ví dụ như mua vào) và những lần bỏ sót (không mua vào), có những lần mắc sai lầm không rõ ràng. Khi tâm lý nhà đầu tư cân bằng, sợ hãi và lòng tham được cân bằng thì giá tài sản dường như khá hợp lý so với giá trị. Trong trường hợp này, có thể không có hành động thuyết phục nào và quan trọng là phải biết điều đó. Khi  không có gì đặc biệt khôn ngoan để làm thì cạm bẫy tiềm tàng nằm ở việc nhấn mạnh sự khôn ngoan đó.

Có thể bạn quan tâm: Điều Quan Trọng Nhất – The Most Important Thing

Rủi ro đầu tư xuất hiện dưới nhiều hình thức. Nhiều rủi ro là vấn đề đối với một số nhà đầu tư này nhưng không phải là vấn đề đối với một số nhà đầu tư khác, và họ có thể làm cho một khoản đầu tư nhất định có vẻ an toàn đối với một số nhà đầu tư nhưng lại là rủi ro cho những nhà đầu tư khác.  • Không đạt được một mục tiêu nào - Các nhà đầu tư có nhu cầu khác nhau, đối với mỗi nhà đầu tư thì việc không đáp ứng các nhu cầu đó có thể gây rủi ro. Một giám đốc điều hành đã nghỉ hưu có thể cần 4% mỗi năm để thanh toán các hóa đơn, trong khi 6% sẽ đại diện cho sự bất ngờ. Nhưng đối với một quỹ hưu trí thì trung bình là 8% mỗi năm, thời gian kéo dài 6% lợi nhuận sẽ kéo theo rủi ro nghiêm trọng. Rõ ràng rủi ro này mang tính cá nhân và chủ quan, trái ngược với tuyệt đối và khách quan. Một khoản đầu tư nhất định có thể có rủi ro trong vấn đề này đối với một số nhà đầu tư nhưng không có rủi ro cho những nhà đầu tư khác. Do đó, đây không phải là rủi ro mà “thị trường” đòi hỏi phải bù trừ dưới hình thức lợi nhuận tiềm năng cao hơn. • Hiệu suất kém - Giả sử rằng một nhà quản lý đầu tư biết rằng sắp tới sẽ không có nhiều tiền hơn cho dù tài khoản khách hàng hoạt động tốt như thế nào, nhưng rõ ràng là tài khoản sẽ bị thua lỗ nếu không theo kịp chỉ số. Đó là “điểm chuẩn về rủi ro” và nhà quản lý có thể loại bỏ nó bằng cách mô phỏng chỉ số. Nhưng mọi nhà đầu tư, những người không sẵn sàng chấp nhận bỏ cuộc vì hiệu suất vượt trội đã chọn cách đi chệch khỏi chỉ số trong quá trình theo đuổi và sẽ có những giai đoạn đáng chú ý. Thực tế là do nhiều nhà đầu tư giỏi nhất thường kiên quyết nhất với phương pháp của họ và vì không có phương pháp nào sẽ hiệu quả ở mọi thời điểm, nên các nhà đầu tư giỏi nhất có thể có một số giai đoạn kém hiệu quả nhất. Cụ thể, trong thời kỳ điên rồ, các nhà đầu tư có kỷ luật sẵn sàng chấp nhận rủi ro nhưng không đủ để theo kịp. (Hãy nhìn Warren Buffett và Julian Robertson vào năm 1999. Năm đó, sự kém hiệu quả là một huy hiệu của lòng can đảm vì nó biểu thị sự từ chối tham gia vào bong bóng công nghệ). • Rủi ro nghề nghiệp - Đây là hình thức cực đoan của rủi ro hiệu suất kém: rủi ro phát sinh khi những người quản lý tiền và những người có tiền là những người khác nhau.  Trong các trường hợp đó, các nhà quản lý (hoặc “các đại lý”) có thể họ không quan tâm nhiều đến các khoản lợi nhuận mà họ sẽ không chia ra, nhưng họ có thể sẽ quan tâm đến việc họ sẽ bị đuổi việc do sự sợ hãi chết người về thua lỗ gây ra. Hàm ý rất rõ ràng rằng, rủi ro chính là điều gây nguy hiểm cho một nhân viên đại lý trở về mức bị đuổi việc nên nó hiếm khi đáng để thực hiện. (Ý của tác giả là nếu nhà quản lý hoặc đại lý không có lãi là họ bị sa thải)  • Sự khác biệt - Tương tự như các dòng trên, có loại rủi ro là trở nên khác biệt. Người quản lý tiền của người khác có thể cảm thấy thoải mái hơn khi đạt hiệu suất trung bình, bất kể ở đâu trong điều khoản tuyệt đối hơn là khả năng hành động khác biệt mà nếu họ không thành công là bị sa thải… Mối quan tâm về rủi ro này khiến nhiều người không đạt kết quả vượt trội, nhưng điều đó tạo cơ hội cho các khoản đầu tư không chính thống cho những người dám tạo sự khác biệt.  • Tính thanh khoản - Nếu một nhà đầu tư cần tiền để thanh toán tiền phẫu thuật trong ba tháng hoặc mua nhà trong một năm, họ không thể thực hiện một khoản đầu tư mà không thể tính được tiến độ thanh khoản theo đúng kế hoạch. Do đó, đối với nhà đầu tư này, rủi ro không chỉ là mất tiền hoặc biến động, hoặc bất kỳ lý do nào ở trên. Điều đó là không thể khi cần thiết phải đổi một khoản đầu tư thành tiền mặt ở mức giá hợp lý. Đây cũng là một dạng rủi ro cá nhân.

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề