Huyền thoại đầu tư Bill Gross cảnh báo sắp có khủng hoảng
Mỗi người gửi tiền vào ngân hàng đều tin rằng họ có thể rút tiền bất kì lúc nào mình muốn, nhưng Bill Gross thì rất hoài nghi về điều này. Bạn cần nên biết cách thức hoạt động của ngân hàng và cần học cách sử dụng tiền từ các ngân hàng.
Hầu hết mọi người đều thích tán gẫu trên bàn ăn về việc gửi tiền ngân hàng lấy lãi suất và có thể rút tiền bất cứ khi nào cần. Nhưng nhà đầu tư lừng danh Bill Gross, nhà đồng sáng lập quỹ Pimco, thì không nghĩ như thế. Ông hay kể lại cho con cháu nghe những câu chuyện về các cạm bẫy của đòn bẩy tài chính, và những nghi ngờ của mình về hệ thống ngân hàng dự trữ theo tỷ lệ và cách dùng tiền của ngân hàng (fractional–reserve banking).
Trong báo cáo triển vọng đầu tư mới nhất của mình, ông Gross, hiện đang quản lý quỹ Janus nắm hàng tỷ USD,ông chia sẻ một câu chuyện thích thú vị mà ông đã nghĩ ra trong khi ngồi chơi với các cháu của mình: “Giả sử bạn gửi vào ngân hàng 100 đồng, và bạn có thể rút tiền bất kì lúc nào bạn muốn. Nhưng ngân hàng thì lại nghĩ rằng ‘Anh ta sẽ không cần số tiền này trong một thời gian, vì thế chúng tôi sẽ cho Joe vay, do anh này đang cần mở một nhà hàng pizza’. Joe mượn tiền ngân hàng này và trả tiền cho công ty cung cấp nguyên liệu Sally’s, hãng này lại gửi tiền vào tài khoản ở cùng một ngân hàng”.
“Khoản tiền của bạn giờ đã được nhân lên gấp đôi. Bạn có tài khoản ngân hàng với 100 đồng và tài khoản của Sally’s cũng có cùng số tiền. Cả 2 bên đều nghĩ đây là số tiền của mình, ngay cả khi thực tế chỉ có 100 đồng trong két của ngân hàng. Ngân hàng đã tăng gấp đôi tài sản và nợ của mình. Tài sản của ngân hàng là khoản tiền mà bạn gửi vào, và khoản tiền mà họ cho Joe vay; nợ của ngân hàng là số tiền mà bạn và Sally’s đã gửi vào. Quy trình này cứ tiếp tục cho tới khi 100 đồng ban đầu trở thành hàng trăm đồng, giống như nhà ảo thuật gia có thể rút bao nhiêu con thỏ ra khỏi nón tùy thích”.
Mỗi người gửi tiền vào ngân hàng và đều tin rằng họ có thể rút tiền bất kì lúc nào mình muốn. Nhưng theo Gross thì điều đó không phải lúc nào cũng đúng.
Tham gia bàn luận về chuyên này, con trai Jeff của ông cho rằng hệ thống ngân hàng dự trữ tiền tệ theo tỷ lệ là một điều tích cực: Xét cho cùng, nó đã và đang góp phần thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng kinh tế thuộc hàng mạnh mẽ nhất trong lịch sử loài người. Nhưng Jeff cũng đồng ý rằng bên cạnh những điều tích cực nó cũng sẽ phát sinh một số vấn đề khi các nhà hàng pizza như của Joe không thể thanh toán khoản nợ của mình. Đó là lúc những người chủ nợ cảm thấy bất an và sẽ tranh nhau đòi lại cùng một số tiền gửi vào một ngân hàng,điều đó giống như những gì xảy ra với Lehman Brothers vào năm 2008.
Điểm cốt yếu mà Bill Gross muốn nói đến là: Một trường hợp tương tự như sự việc ngân hàng Lehman Brother đăng ký nộp đơn phá sản nữa có thể xảy ra với nền kinh tế thế giới, nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng cứ tiếp tục tăng như hiện nay.
Tỷ lệ tín dụng trên GDP của nước Mỹ đã tăng đáng kể so với trước thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính 2008. Ở Trung Quốc, mọi chuyện còn tệ hơn: Nền kinh tế thứ 2 thế giới này đã tăng thêm 24 nghìn tỷ USD dư nợ tín dụng kể từ năm 2007, đẩy tỷ lệ tín dụng trên GDP lên hơn 300%.
Các ngân hàng Trung ương nỗ lực phòng tránh thảm họa bằng một biện pháp thận trọng: giữ lãi suất đủ thấp để không ảnh hưởng đến người đi vay, và cũng đủ để những người gửi tiết kiệm kiếm được một khoản tiền lãi.
Nhưng bất kể nỗ lực như thế nào đi nữa, thì hệ thống tài chính với đòn bẩy cao của Mỹ hiện nay nhự một chiếc xe tải đầy thuốc nổ đi trên một con đường gập ghềnh. Một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến bong bóng tín dụng phát nổ, đây là điều mà Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không hề muốn xảy ra.
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 xảy ra, các ngân hàng trung ương vẫn có thể xử lý tình hình bằng cách giảm lãi suất và tung ra chương trình mua trái phiếu khổng lồ để cứu thị trường tín dụng.
Nhưng hiện nay, lãi suất cho vay hiện vẫn đang rất thấp, và chương trình mua lại tài sản của các ngân hàng trung ương đang đi đến những giới hạn cuối cùng về hiệu quả (những lợi ích và hiệu quả từ việc mua lại tài sản)
Vì thế, ông Gross cảnh báo các nhà đầu tư đừng để bị đánh lừa bởi hứa hẹn của Tổng thống Donald Trump về mức tăng trưởng 3-4%, hay là chứng khoán Mỹ tăng lên mức cao mọi thời mà đánh mất đi sự cảnh giác của mình.
Bởi vì theo Gross, nền kinh tế thế giới đang trong tình trạng có thể đổ vỡ bất cứ khi nào, khi bong bóng đã bơm quá căng và chuyện phát nổ là chuyện đương nhiên xảy ra, chúng ta không thể nói chính xác là khi nào nó sẽ xảy ra nhưng những dầu hiệu của nó đã cho ta thấy nó sẽ xảy ra trong tương lai gần. Vì thế thay vì tham gia những phi vụ đầu tư hứa hẹn lãi suất ngất trời, nhà đầu tư hãy tìm cách bảo đảm là mình có thể thu tiền về giữ trước đã.
Nguồn: MarketWatch
Có thể bạn quan tâm: Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance
Nhận diện SIÊU BONG BÓNG
Cơ hội làm giàu từ sự phi lý trí của thị trường chứng khoán