fbpx

J.L. Collins chỉ ra: Nếu tiêu xài dưới mức thu nhập, bạn có thể trở thành triệu phú khi nghỉ hưu

Bạn có bao giờ tự hỏi liệu mọi người có thực sự có thể trở thành triệu phú khi nghỉ hưu không? Câu hỏi đầy kích thích đó đã được độc giả đặt ra trên blog của nhà quản lý tài chính nổi tiếng – J.L Collins cách đây vài năm.

Câu trả lời của J.L Collins ngắn gọn chính là “Có!”. Tất cả mọi người làm công ăn lương tầng lớp trung lưu đều có thể trở thành triệu phú sau khi nghỉ hưu. Nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Và lý do cho điều này không phải là bởi vì thu nhập của họ không đủ để trả cho các chi phí cuộc sống.

“Đợi bao lâu để có thể sở hữu được 1 triệu đô la?”

Sở hữu mức lương trung bình liệu có tích luỹ được 1 triệu đô la?

Các con số đã cho chúng ta biết rằng, trên thực tế, khi chúng ta cộng tiền đầu tư của các cá nhân lại theo thời gian, có rất ít khoản đầu tư có thể tăng lên 1.000.000 đô la. Trong vòng 40 năm từ tháng 1 năm 1975 đến tháng 1 năm 2015, thị trường đã đạt mức lợi nhuận trung bình hàng năm là khoảng 11,9% với cổ tức được tái đầu tư (con số sẽ vào khoảng 8,7% nếu bạn chi tiêu cổ tức của mình theo thời gian). Với mức độ lợi nhuận đó, 12.000 đô la bạn đầu tư vào cổ phiếu S&P 500 vào năm 1975 sẽ có giá trị hơn 1 triệu đô la (chính xác là 1.077.485 đô la) ngày nay.

Bạn không có sẵn 12.000 đô la? Vậy cũng không sao cả. Nếu bạn bắt đầu đầu tư vào tháng 1 năm 1975 với con số 130 đô la mỗi tháng (tương đương 1.560 đô la một năm), thì vào tháng 1 năm 2015, bạn sẽ có trong tay 985.102 đô la. Không tới 1 triệu đô la, nhưng cũng không phải là trắng tay.

Nếu bạn kiên quyết muốn có đủ 1 triệu đô la? Vậy bạn có thể đầu tư thêm 20 đến 150 đô la mỗi tháng – hoặc 1.800 đô la một năm – và bạn sẽ kiếm được 1.136.656 đô la. Một triệu đô la bạn muốn, cộng với một chiếc Tesla và Corvette mới.

Nếu bạn xem xét con số này trên tất cả những bất ổn tài chính diễn ra trong suốt 40 năm qua, bạn sẽ thấy con số này rất đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, điều quan trọng mà bạn cần biết ở đây là: Việc ghép lãi tốn rất nhiều thời gian, do đó, bắt đầu đầu tư từ lúc còn trẻ là vô cùng có ích.

Tất nhiên, 1 triệu đô la ở trên là một mục tiêu tuỳ ý đặt ra. Có lẽ câu hỏi hay hơn ở đây chính là:

Tất cả mọi người có thể đạt được sự độc lập tài chính hay không?

Ngày nay bạn dễ dàng đọc và tìm thấy vô số câu chuyện về những người có thu nhập ít ỏi – những người bằng cách sống tối giản và cật lực tiết kiệm – đã đạt được mục tiêu độc lập tài chính trong một thời gian rất ngắn.

Ví dụ: 9x kiếm được 2,7 tỷ đồng mỗi tháng…

Trở nên giàu có cũng giống với việc hạn chế nhu cầu sở hữu tiền của bạn vậy. Điều này không mấy liên quan đến việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền – những người có thu nhập cao thường bị phá sản trong khi những người có thu nhập thấp thường đạt được sự giàu có – mà nó liên quan đến những điều bạn coi trọng. Tiền có thể mua được nhiều thứ, nhưng trong đó, không thứ nào quan trọng hơn sự độc lập tài chính của chính bạn. Đây là công thức đơn giản nhất để đạt được điều này:

– Hãy chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được.

– Đầu tư phần tiền thặng dư.

– Tránh mắc nợ.

“Người ta giàu vì biết lao động, giàu hơn nữa vì biết tiết kiệm chi tiêu.”

Dưới đây là ví dụ minh hoạ

Hãy xem xét một ví dụ sau. Giả sử bạn kiếm được 25.000 đô la mỗi năm, và bạn muốn độc lập về tài chính. Bạn sử dụng một số mẹo tài chính từ các blog ở trên để tổ chức cuộc sống của mình sao cho chỉ cần sử dụng 12.500 đô la hàng năm. Hai điều quan trọng sẽ ngay lập tức xảy ra. Bạn đã giảm bớt những nhu cầu của mình và tạo ra một nguồn tiền mặt để đầu tư. Bây giờ, hãy thử tính toán cụ thể trong một số tình huống có khả năng phát sinh.

Giả sử bạn sẽ độc lập về tài chính khi bạn có thể sống bằng 4% lãi trên giá trị tài sản ròng của mình mỗi năm, vậy bạn sẽ cần 312.500 đô la (312.500 đô la x 4% = 12.500 đô la). Bạn đầu tư 12.500 đô la mỗi năm (Giả sử chúng ta sẽ đầu tư vào VTSAX – Quỹ Chỉ số Thị trường Chứng khoán toàn cầu của Vanguard) và giả sử lợi nhuận hàng năm của thị trường trong 40 năm qua là 11,9%, vậy bạn sẽ có 317.175 đô la trong khoảng 11,5 năm.

Lúc đó, giả sử bạn nói, “OK, tôi đã tiết kiệm xong, nên kể từ bây giờ tôi sẽ tăng gấp đôi chi tiêu của mình lên và chi tiêu toàn bộ số tiền 25.000 đô la kiếm được. Nhưng tôi sẽ không đụng vào ổ trứng trị giá 312.500 đô la của mình”

Trong mười năm ngắn ngủi, khoản đầu tư của bạn sẽ tăng lên 961.946 dù bạn không cần phải đầu tư thêm một xu nào cả. Số tiền đó sẽ mang lại 38.478 đô la một năm với tỷ lệ rút tiền lãi là 4%. Giờ đây, bạn không chỉ có thể nghỉ làm mà còn có thể tự “tăng lương” (ở mức khá lớn cho bản thân mình).

Để ví dụ đơn giản nhất có thể, nên trong phép tính đã được bỏ qua phần thuế. Tuy nhiên, giả sử rằng thu nhập của bạn cũng không hề tăng lên theo thời gian. Thêm nữa, giả định bạn chỉ đầu tư vào VTSAX với tỷ lệ rút tiền lãi là 4%. Đừng lo lắng, chúng ta sẽ xem xét những vấn đề đó sau. Hiện tại, chúng ta chỉ phân tích “điều gì sẽ xảy ra nếu” để giúp bạn thấy rằng, tiền của bạn có thể mua cho bạn những thứ có giá trị hơn nhiều so với đồ đạc. 

Không may là chẳng có nhiều người cân nhắc đến lựa chọn này, thậm chí họ còn không xem đây là một lựa chọn nữa kìa. Có những thế lực truyền thông với sức lan tỏa to lớn và mạnh mẽ đang tìm cách che khuất sự tồn tại của lựa chọn này. Chúng ta bị tấn công không ngừng bởi những thông điệp quảng cáo nói với chúng ta rằng, chúng ta thực sự cần đến những món đồ trang sức mới nhất, và chúng ta phải có được những món thời trang hiện đang thịnh hành nhất. Chúng ta được bảo rằng nếu bạn không có tiền, điều đó cũng không có vấn đề gì cả. Thẻ tín dụng và các khoản vay ngắn hạn sẽ giúp bạn.

Chính suy nghĩ này đã khiến đa số mọi người không thấy được khả năng đạt được 1 triệu đô la với mức thu nhập 25.000 đô la mỗi năm của họ. Điều này không phải là một âm mưu xấu xa nào đó. Các doanh nghiệp chỉ đơn giản là theo đuổi nhu cầu lợi nhuận của riêng họ. Nhưng nó lại đang giết chết sự giàu có tương lai của bạn.

Ngành khoa học đứng đằng sau nghệ thuật thuyết phục này thực sự rất ấn tượng, và các khoản tài chính đặt cược vào nó là rất lớn. Ranh giới giữa nhu cầu và mong muốn liên tục bị làm mờ đi một cách có chủ đích.

Một câu chuyện minh hoạ của J.L Collins: cho vấn đề này: Một người bạn của tôi đã mua một chiếc máy quay phim mới. Nó là chiếc máy tuyệt vời nhất và anh ấy quay lại mọi khoảnh khắc trong cuộc sống của cậu con trai nhỏ của mình. Anh ấy đã hào hứng nói với tôi rằng: “Anh biết đấy Jim, chúng ta không thể nuôi dạy một đứa trẻ đúng cách nếu thiếu những thứ này!”

À, không. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể nuôi dạy con cái mà không cần máy quay phim. Trên thực tế, hàng tỷ trẻ em đã được nuôi dưỡng trong suốt lịch sử loài người dù chưa từng được ghi hình. Và nó vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nghe có vẻ khó tin đối với nhiều người. 

Bạn không cần phải đi quá xa mới gặp được một người nói với bạn về tất cả những điều họ phải có trong cuộc sống. Nhưng nếu bạn muốn trở nên giàu có – cả bằng cách kiểm soát nhu cầu lẫn mở rộng tài sản của mình – thì bạn sẽ cần kiểm tra lại và đặt câu hỏi về những niềm tin đó.

Happy Live Team tổng hợp từ sách Con đường đi đến sự giàu có

Có thể bạn quan tâm:

Con đường đi đến sự giàu có – J.L. Collins

ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề