fbpx

Kazuo Hirai – cựu chủ tịch Sony, từng bị xem là “người Nhật kỳ quặc”

Với vẻ ngoài thân thiện, phong thái giản dị, ông Kazuo Hirai – cựu CEO và chủ tịch toàn cầu của tập đoàn Sony, không bao giờ cao giọng với nhân viên trong công việc. Thế nhưng ít ai ngờ rằng đằng sau người đàn ông giàu tình cảm đó lại là một người từng có tuổi thơ và thời niên thiếu rất đặc biệt.

Kazuo Hirai - cựu chủ tịch Sony, từng bị xem là "người Nhật kỳ quặc"
Kazuo Hirai

Lạc lõng ở trường học

Năm đầu tiên Kazuo Hirai vào cấp hai, bố của ông – một chuyên viên ngân hàng, phải nhận việc tại New York. Cả gia đình chuyển qua sống trong một khu chung cư tại đây, Kazuo Hirai được gia đình gửi đi học ở trường công.

Những ngày đầu tiên quả thực vô cùng khó khăn với Hirai. Cậu bé Nhật bị ném vào môi trường mới hoàn toàn, trong khi cậu không nói được dù chỉ một câu tiếng Anh, khoảng thời gian đó cậu cảm thấy cô đơn đến tuyệt vọng.

Chắc chắn nhiều người không tin điều này, nhưng khi đó cậu bé Kazuo Hirai phải luôn mang theo 3 mảnh bìa nhỏ có dòng chữ ghi bằng tiếng Anh và tiếng Nhật với nội dung “Tôi bị ốm”, “Tôi muốn đi vệ sinh”, và “Hãy gọi cho bố mẹ tôi ngay lập tức”.

Kazuo Hirai - cựu chủ tịch Sony, từng bị xem là "người Nhật kỳ quặc"
Hirai mất rất nhiều thởi gian để hòa nhập ở môi trường mới (Ảnh minh họa)

Dần dần, cậu bé Hirai cũng bắt đầu có bạn. Cậu chơi với hai cậu bé cùng tuổi sống trong cùng khu chung cư. Mẹ của Kazuo Hirai luôn cố gắng thuyết phục con mời bạn đến nhà chơi, mời bạn của con ăn mì ramen của Nhật để giúp Hirai có bạn. Hirai vui Halloween và Lễ Tạ ơn cùng các bạn của mình và sau một năm, Hirai đã được bạn bè xung quanh chấp nhận.

Nhưng cuộc sống không hề dễ dàng, khi bắt đầu quen với cuộc sống ở trường học Mỹ thì sau đó 2 năm bố mẹ Kazuo Hirai lại trở lại Nhật, ở thời điểm đó, Hirai đã quên đi cách học và môi trường học ở Nhật. Và Hirai lại phải bắt đầu làm quen lại môi trường học tập ở chính bản quốc của mình.

Vào thời gian đó, trường hợp những đứa trẻ trở về từ nước ngoài như Kazuo Hirai không hề phổ biến, và những học sinh Nhật quanh Hirai lúc đó không thể quen với hình ảnh một học sinh Nhật cao lớn đã bị Mỹ hóa với giọng nói tiếng Anh cực chuẩn.

Hirai lại phải rất cố gắng để thích nghi. Sau khoảng thời gian sống ở Mỹ, Kazuo Hirai cảm thấy nước Nhật như một nước mới chứ không phải chính quốc của mình.

‘Những người Nhật kỳ quặc’

Một tuổi thơ sống ở nhiều đất nước với nhiều môi trường văn hóa và giáo dục khác nhau, đã mang đến cho Hirai nhiều tính cách riêng. Sau này, Kazuo Hirai vào học ở Đại học Thiên Chúa giáo (ICU) ở Tokyo. Lẽ ra ở thời điểm đó, Hirai có thể chọn đến Mỹ và học đại học ở Mỹ, tuy nhiên ông nghĩ rằng suy cho cùng mình vẫn là người Nhật và muốn sống ở Nhật lâu dài.

ICU có nhiều học sinh Nhật trở về từ nước ngoài hơn nhiều so với các đại học Nhật khác, thế nhưng so với tổng sinh viên ở trường, họ vẫn chỉ thuộc nhóm thiểu số. Những sinh viên như Kazuo Hirai có khả năng nói tiếng Anh rất giỏi, nhưng họ thường bị gọi là “những người Nhật kỳ quặc” để phân biệt với “những người Nhật thuần túy” hưởng thụ nền giáo dục thuần Nhật.

Mỗi nhóm này thường chủ yếu chơi trong nhóm với nhau và thỉnh thoảng mới có những sự tiếp xúc, giao lưu. Trong bối cảnh Nhật lúc đó, ICU là một trong những nơi hiếm hoi chấp nhận sự khác biệt, sự đa dạng của những sinh viên bị coi như “những người Nhật kỳ quặc”. Ban đầu, cuộc sống với Hirai tất nhiên không hề dễ dàng, nhưng anh quyết định sẽ sống cuộc đời của một người Nhật. Sau này khi đã trưởng thành, Hirai cho biết đó là một trong những quyết định thay đổi cuộc đời của mình.

Kazuo Hirai - cựu chủ tịch Sony, từng bị xem là "người Nhật kỳ quặc"
ICU là một trong số ít ngôi trường chấp nhận người Nhật kỳ quặc

Cuộc sống sinh viên của Kazuo Hirai đã vô cùng có ý nghĩa. Hirai kiếm được nhiều tiền, số tiền gấp đôi một sinh viên Nhật có thể kiếm được ở thời điểm ấy, Hirai làm phiên dịch, dạy tiếng Anh và nhiều công việc khác. Hirai lái xe ô tô thể thao Mazda RX-7 đi học, Hirai chơi nhạc với người bạn cũ Jon Kabira, sau này Jon Kabira trở thành nhân vật khá nổi tiếng trên truyền hình Nhật.

Kazuo Hirai - cựu chủ tịch Sony, từng bị xem là "người Nhật kỳ quặc"
Jon Kabira

Là một người Nhật nhưng Kazuo Hirai cũng gặp khó khăn với chữ Kanji (Hán tự), vì vậy ông đã phải nỗ lực rất nhiều. Bị coi như một người Nhật kỳ quặc cũng giống như việc bạn thuộc về một cộng đồng thiểu số. Giữa những người Nhật kỳ quặc và người Nhật truyền thống tồn tại sự khác biệt rất lớn về văn hóa. Nhiều người Nhật kỳ quặc kiên quyết không chịu hạ mình xuống chỉ để được chấp nhận, họ cũng không phản bác sự khác biệt của người khác. Họ chấp nhận sự khác biệt và đa dạng. Cách sống của Hirai cũng như vậy.

Được chọn vì quá nổi bật

Kể từ khi ông lên nắm quyền năm 2012, gã khổng lồ Nhật Bản đã vực dậy với mô hình cân bằng nhiều hoạt động kinh doanh đa dạng từ điện tử cho đến tài chính.

“Kazuo Hirai là một giám đốc điều hành tập trung trên toàn thế giới về công nghệ và điện toán đám mây và được đánh giá rất cao, lĩnh vực kỹ thuật số chuyển đổi là bản năng thứ hai” Howard Stringer (cựu CEO của Sony) nói về người thay thế ông.

“Tôi tin rằng kỹ năng lãnh đạo cứng rắn của Kazuo Hirai sẽ làm tăng lợi ích lớn cho công ty và khách hàng của mình trong những tháng và những năm tới.” Stringer và hội đồng quản trị Sony đã bắt đầu tìm kiếm các nhà lãnh đạo thay thế trong năm 2009, và Hirai đã là một ứng cử viên nổi bật hàng đầu.

Kazuo Hirai - cựu chủ tịch Sony, từng bị xem là "người Nhật kỳ quặc"Kazuo Hirai - cựu chủ tịch Sony, từng bị xem là "người Nhật kỳ quặc"
Hirai là ứng viên sáng giá cho vị trí CEO

Kazuo Hirai lúc đó vẫn đang đảm nhiệm chức lãnh đạo của Sony’s Consumer Products & Services Group, bao gồm công ty truyền hình, video gia đình, âm thanh, hình ảnh kỹ thuật số, máy tính, máy chơi game, và các sản phẩm điện thoại di động cùng với các dịch vụ mạng.

“Con đường chúng ta phải bước tiếp đó là chèo lái con thuyền Sony với sự tăng trưởng trong các lĩnh vực cốt lõi của Sony đó là điện tử – chủ yếu là hình ảnh kỹ thuật số, điện thoại thông minh và máy chơi game, sự trở lại trong việc kinh doanh truyền hình và đẩy nhanh sự đổi mới cho phép chúng ta tạo ra các lĩnh vực kinh doanh mới cho Sony” Kazuo Hirai tuyên bố.

“Nền tảng cơ bản hiện nay là tạo sự vững chắc ở các vị trí quản lý mới và tôi sẽ xúc tiến các danh mục đầu tư đa dạng của Sony trong sản phẩm điện tử, kết hợp với các lĩnh vực giải trí phong phú của chúng tôi và mảng phát triển dịch vụ kết nối mạng để mang lại cho khách hàng của chúng tôi trên khắp thế giới hướng tới trải nghiệm mới và thú vị (“exciting ways”)”, Kazuo Hirai nói tiếp.

Kazuo Hirai - cựu chủ tịch Sony, từng bị xem là "người Nhật kỳ quặc"
Mục đích cuối cùng của Sony là mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị

Đầu tháng 5/2013, Kazuo Hirai có lãi trở lại sau 4 năm thua lỗ. Khi đó, Sony đã lãi ròng 43 tỷ yên. Thế nhưng, kể từ đó, vị tổng giám đốc của Sony liên tục đón nhận hung tin.

Chỉ một năm sau ngày ăn mừng chiến thắng, công ty đã quay trở lại với điệp khúc lỗ với mức lỗ 128 tỷ yên (1,25 tỷ USD) trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2014. Sony cũng dự kiến sẽ tiếp tục lỗ trong năm tài chính hiện tại nhưng mức lỗ sẽ nhẹ nhàng hơn, chỉ 50 tỷ yen.

Nhưng rồi giữa tháng 9 năm 2014, Sony lại điều chỉnh con số lỗ cho năm tài chính 2014/2015 gấp gần 5 lần so với mức dự báo hồi tháng 5. Mức lỗ ròng dự kiến lên tới 230 tỷ yên (2,15 tỷ USD), do Sony ghi giảm giá trị sổ sách của bộ phận di động. Cổ phiếu đã giảm tới 13%, mức giảm sâu nhất trong một phiên kể từ tháng 3/2011 sau thông tin trên.

Những diễn biến của Sony đã khẳng định điều mà các chuyên gia lo ngại. Đó là Sony sẽ không là một người chơi lớn trên thị trường điện thoại thông minh, một trong những hy vọng cuối cùng của ông Kazuo Hirai nhằm lội ngược dòng bộ phận điện tử tiêu dùng đang gặp khó khăn.

Kazuo Hirai - cựu chủ tịch Sony, từng bị xem là "người Nhật kỳ quặc"
Kazuo Hirai liên tục găp phải khó khăn khi nhậm chức

Ông Hirai cho biết ông muốn tái thiết lại bộ phận điện tử tiêu dùng, nhưng ông đang hết sự lựa chọn. Đầu năm nay, công ty đã bán đi bộ phận máy tính cá nhân không sinh lời và chia tách bộ phận tivi làm ăn thua lỗ thành một công ty riêng lẻ – một động thái mà giới chuyên gia phân tích cho rằng có thể là bước đi chuẩn bị cho việc bán bộ phận tivi sau này.

Trong khi đó, mảng điện thoại di động, vốn cách đây hơn một năm là mảng điện tử sinh lợi nhất của công ty, thì bắt đầu va vấp. Số lượng điện thoai thông mình của Sony bán ra không nhiều do là sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ châu Á ở phân khúc trung cấp như Huawei và Xiaomi của Trung Quốc. Không chỉ vậy, ở phân khúc cao cấp hơn Sony còn gặp phải các đối thủ đáng gờm như Apple và Samsung, LG.

Ông Hirai đã rất vất vả để đưa bộ phận di động trở thành một đối thủ xứng tầm với Apple và Samsung kể từ khi Sony mua lại hết số cổ phần của đối tác Ericsson (Thụy Điển) trong liên doanh di động vào năm 2012. Và mặc dù nhiều đối thủ Nhật của Sony đã rút khỏi mảng di động nhưng ông vẫn cho rằng mảng di động vẫn là một động lực tăng trưởng trong bộ phận điện tử.

“Chúng tôi tin rằng di động vẫn là một mảng quan trọng cùng với mảng trò chơi và hình ảnh. Chúng tôi vẫn thấy nhiều dư địa tăng trưởng và sẽ xây dựng một nền tảng để chúng tôi có thể tấn công mạnh vào các thị trường bên ngoài điện thoại thông minh như thiết bị có thể mang trên người”, ông nói.

Kazuo Hirai – làn gió mới vào Sony già nua

Được biết đến với văn hóa tự do và cởi mở nhưng thực chất Sony lại là một tổ chức đa lớp phức tạp. Mảng kinh doanh video game và âm nhạc của Hirai lúc đó còn tương đối mới mẻ, trong khi đó các thiết bị nghe nhìn như TV, máy quay có lịch sử lâu đời và được coi là “bộ mặt” của công ty.

Hai bộ phận này có văn hóa hoàn toàn khác biệt. Khi Hirai tới thăm một văn phòng của bộ phận thiết bị nghe nhìn tại quận Shinagawa, Tokyo, các lãnh đạo tại đây đều xuất hiện trong bộ vest màu nâu sáng, trong khi đó ông mặc đồ khá thoải mái. Với cả hai bên, đối phương đều là những kẻ “kỳ quặc”.

Kazuo Hirai - cựu chủ tịch Sony, từng bị xem là "người Nhật kỳ quặc"

Sony từng chủ yếu sử dụng những nhân viên tốt nghiệp đại học trong nước, nhưng khi công ty phải đối mặt áp lực toàn cầu hóa ngày càng lớn, vai trò và ảnh hưởng của Hirai tăng lên đáng kể. Dù hiện có nhiều người từng theo học quốc tế như Hirai giữ vị trí quan trọng trong các công ty nước ngoài, có lẽ ông là người đầu tiên trở thành lãnh đạo của một công ty lớn “thuần Nhật”.

Không bị “mắc kẹt” trong các truyền thống cố hữu, Hirai đã bắt tay cải tổ mảng kinh doanh TV và laptop của công ty. Lợi nhuận của sony từ chỗ lỗ nặng khi ông bắt đầu lên làm CEO, đã cải thiện đáng kể và đạt mức kỷ lục trong năm tài chính 2016.

Cuộc thi kinh doanh nội bộ để tìm kiếm các ý tưởng mới từ nhân viên do ông tổ chức giúp Sony tung ra các sản phẩm mới như đồng hồ thông minh hay máy khuếch tán tinh dầu di động.

Kazuo Hirai - cựu chủ tịch Sony, từng bị xem là "người Nhật kỳ quặc"

Kazuo Hirai - cựu chủ tịch Sony, từng bị xem là "người Nhật kỳ quặc"
Chú chó Aibo của Sony

Năm 2017, hãng này đưa chú chó máy (robot) AIBO trở lại sau một thập kỷ ngừng sản xuất. Đây được xem là nỗ lực xây dựng lại uy tín về sáng tạo sau nhiều năm tái cơ cấu của Sony.

Sau khi nhường lại vị trí CEO của Sony cho giám đốc tài chính Kenichiro Yoshida. Yoshida cũng là cái tên nổi tiếng khi đã cùng với Hirai đem lại những thành công về mảng tài chính suốt 6 năm và vượt qua thời kỳ khó khăn, đen tối nhất với tất cả các mảng kinh doanh của tập đoàn. 

Happy Live tổng hợp từ Thương gia online, Đại kỷ nguyên và Nhịp cầu đầu tư

Các viết cùng chủ đề