Khoảng cách thu nhập đến 46.000 USD gây ra cảnh trong khi người dân ở Thượng Hải, Bắc Kinh rủng rỉnh không khác cư dân ở Thụy Sĩ, thì cư dân nhiều vùng khác ở Trung Quốc có cuộc sống hệt như ở Guatemala.
Theo Bloomberg, khả năng kinh tế của 31 vùng tỉnh lị Đại lục đi từ vùng vành đai gỉ sắt ở phía đông bắc, sang các vùng nông nghiệp ở đồng bằng trung tâm, đến những vùng sắp trở thành Thung lũng Silicon, vốn hỗ trợ các hãng lớn như Alibaba Group, Tencent Holdings và Huawei Technologies.
Sự chênh lệch lớn giúp một số dân cư hưởng cuộc sống tiên tiến không khác các nước đang phát triển. Họ có thể bước vào một chiếc ô tô chạy bằng pin, chạy êm trên đường phố hoặc tiếp cận với công nghệ nhận diện khuôn mặt. Trên khắp Trung Quốc, gần 1 tỉ người tiêu dùng mua sắm hoặc thanh toán bằng các ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Song cũng tại Trung Quốc, ở các thị trấn, người dân vẫn phải uống nước giếng tự tay xách về nhà. Nhà phân tích Qian Wan thuộc Bloomberg Economics, người chuyên nghiên cứu các tỉnh thành, cho hay: “Sự phát triển của các thành phố lớn Trung Quốc ngày nay có thể bắt kịp với bất cứ nơi nào trên thế giới, nhưng đây không phải là toàn bộ câu chuyện. Tại một số vùng của khu vực nội địa, ngay cả một số vùng dọc bờ biển, đô thị hóa và thu nhập vẫn còn tuột lại sâu phía sau”.
Tính đến đầu năm 2018, cho vay tích lũy từ Ngân hàng Thế giới (WB) đến Trung Quốc vượt 60 tỉ USD cho 416 dự án. Nơi có mức sống cao trong các khu đô thị phải kể đến Thượng Hải và Bắc Kinh. GDP bình quân đầu người sau khi điều chỉnh sức mua, một biện pháp tính thu nhập trung bình, cao hơn 53.000 USD một chút trong năm qua. Mức này tương tự như ở Thụy Sĩ và Mỹ.
Ở mức thu nhập này, các đô thị trên thực tế sẽ được xếp vào top 10 đô thị của tất cả các nước với dân số ít nhất 3 triệu người, theo phân tích của Bloomberg dựa trên dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.
Thượng Hải, trung tâm tài chính lớn nhất Đại lục, và Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc, dẫn đầu danh sách phần nhiều là vì hai đô thị này nhỏ gọn hơn, hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của chính phủ. Họ có các trường đại học tốt nhất, có các công việc được trả lương cao nhất và đến gần đây thì có sự phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ.
Trong ít nhất hai thập niên, người lao động nói chung và người lao động có tay nghề cao được thu hút đến các đô thị để phát triển kinh tế, dù họ chỉ sống như cư dân hạng hai vì khó khăn trong việc đăng ký hộ khẩu. Tình hình này khiến họ không có quyền tiếp cận các quyền hợp pháp của cư dân đối với dịch vụ xã hội hay giáo dục.
“Có nhiều nơi nông dân có thể chuyển đến sống, chuyển sang thành dân đô thị hoàn toàn, nhưng có một hệ thống điểm cho các thành phố ưu tú như Bắc Kinh và Thượng Hải. Có nhiều người dân thành thị không muốn những đứa trẻ di cư học chung với con họ”, nhà kinh tế John Giles ở WB cho hay.
Sự chênh lệch kinh tế không chỉ là mối quan tâm của giới học giả, mà còn là một nền tảng trong ba “trận chiến quan trọng” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã vạch ra. “Kinh nghiệm lịch sử từ các nền kinh tế phát triển cho thấy thu nhập hộ gia đình ở vùng giàu và nghèo ở Trung Quốc có thể hội tụ lại theo thời gian. Tại Trung Quốc, hội tụ thu nhập đang diễn ra với tốc độ nhanh. Khoảng cách thu nhập bình quân đầu người giữa các thành phố cấp thấp và các đô thị loại 1 giảm từ 56% năm 2005 xuống 46% năm 2017”, ông Chen cho hay.
Cách đây 10 năm, một người Thượng Hải kiếm được gấp chục lần một công nhân bình thường ở tỉnh Quý Châu, song đến năm 2017, khoảng cách này thu hẹp lại một nửa.
Dù vậy, nó vẫn còn rộng. Các tỉnh Quý Châu và Vân Nam, Cam Túc mỗi nơi có GDP bình quân đầu người dưới 10.000 USD năm ngoái, ngang hàng với Ukraine, El Salvador và Guatemala. Song với tổng dân số là 110 triệu người, gần bằng dân số Nhật Bản, nước có thu nhập trung bình 39.000 USD, ba tỉnh trên có tiềm năng rất lớn. Tiềm năng này chính là yếu tố thu hút các doanh nghiệp như Starbucks vào thị trường Đại lục. Giám đốc tài chính Starbucks Scott Maw cho hay trong vài năm tới sẽ có khoảng 600 triệu khách hàng trung lưu tại Trung Quốc.
Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đang thay đổi từ vùng đất của các làng mạc và đất canh tác thành các siêu đô thị với nhiều thị trấn phát triển chóng mặt. Tỷ lệ đô thị hóa nhìn chung là 59%. Quảng Đông là tỉnh đông dân nhất, đô thị hóa nhiều nhất với tỷ lệ đô thị hóa là 70%. Ở Mỹ, tỷ lệ đô thị hóa là 82% trong khi Thái Lan và Ấn Độ lần lượt chỉ là 50% và 33%, theo số liệu từ Liên Hiệp Quốc.
GDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 4,900 USD. Đây là 1 trong 15 chỉ tiêu chủ yếu được đưa ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 tại Nghị quyết số 158/2024/QH15 của Quốc hội.
Trung Quốc vừa triển khai gói hỗ trợ tài chính 1.400 tỷ USD để giảm áp lực nợ cho các chính quyền địa phương. Với các biện pháp nâng trần nợ và hỗ trợ tài chính dài hạn, nước này kỳ vọng sẽ ổn định hệ thống tài chính và nền kinh tế trước các rủi ro nợ ẩn gia tăng.
Trong một động thái mạnh mẽ nhằm hồi sinh thị trường bất động sản, Trung Quốc vừa công bố kế hoạch giảm chi phí vay đối với các khoản vay thế chấp trị giá lên tới 5,300 tỷ USD. Đây được xem là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh trong việc hỗ trợ một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế.
Trung Quốc vừa công bố một loạt biện pháp kích thích mới để hỗ trợ thị trường nhà ở và chứng khoán. Đáng chú ý nhất là hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) ở các ngân hàng thương mại và giảm lãi suất chính sách.
Bên cạnh quy mô kinh tế, GDP bình quân đầu người là chỉ số quan trọng để đánh giá mức sống và sự phát triển của một quốc gia. Vậy, với dự báo xếp hạng thứ 34 kinh tế thế giới năm 2024, Việt Nam sẽ có mức GDP bình quân đầu người như thế nào?
GDP bình quân đầu người là chỉ tiêu rất quan trọng, không chỉ là kết quả của tăng trưởng kinh tế, mà còn là tiền đề của thu nhập, mức sống, so sánh quốc tế, phân nhóm nước theo mức thu nhập (thấp, trung bình, cao),…
Tương lai kinh tế Trung Quốc đang trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. Nếu không có sự thay đổi, đất nước này sẽ phải đối mặt với một giai đoạn dài trì trệ và kém hiệu quả.