fbpx

Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 (P3): Những bài học rút ra

Có quá nhiều bài học từ khủng hoảng 2008. Dựa vào những gì đã nêu, chúng ta kết luận bằng cách xác định nhiều điểm then chốt phù hợp với Việt Nam và khu vực Đông Á.

Phần 1: Nguyên nhân tức thời của khủng hoảng

Phần 2: Những nguyên nhân cơ cấu của khủng hoảng

Trong tương lai sẽ như thế nào?

Nền kinh tế thế giới đã phục hồi từ đáy khủng hoảng. Chúng ta hiện đang đối mặt với giai đoạn sau khi các chính sách tiền tệ và ngân sách đã được áp dụng trong cuộc khủng hoảng để ngăn chặn một Đại khủng hoảng khác.

khủng hoảng kinh tế

Sự hỗ trợ của IMF được cầu viện ở Iceland và Đông Âu, khu vực nặng nợ vay trước khủng hoảng. Hy Lạp và Ireland đã được các đối tác châu Âu giải cứu, và có thể có những nước nợ như chúa chỗm khác gia nhập trước khi điều tồi tệ nhất trôi qua. Chính phủ Liên bang Mỹ không lâm nguy, nhưng chính quyền bang và thành phố có thể vỡ nợ trong những năm sắp tới.

Vấn đề chính đối mặt với kinh tế thế giới là mô hình tăng trưởng đã tạo ra tăng trưởng từ 2000-2007 không còn khả thi nữa. Trong giai đoạn này, hộ gia đình Mỹ là “người tiêu dùng cứu cánh của thế giới”. Các nước châu Á tiết kiệm và đầu tư vào tiêu dùng Mỹ, còn người Mỹ vay và tiêu xài. Bắt đầu 2008, hộ gia đình Mỹ buộc phải cắt giảm tiêu dùng để trả nợ. Các chính phủ phải bước vào để bù phần cầu thiếu hụt, trong phạm vi có thể được.

Với mức nợ cao của các hộ gia đình Mỹ và thị trường nhà ở tiếp tục suy yếu, ít có khả năng người tiêu dùng Mỹ trở lại vai trò trước đó là “những cỗ máy tiêu dùng” cho nền kinh tế thế giới. Hơn nữa, chính phủ Mỹ không thể, hoặc có thể nói là sẽ không, tiếp tục bù phần cầu thiếu hụt nữa. Vậy thì cầu sẽ ở đâu ra để thúc đẩy nền kinh tế thế giới?

Ngắn gọn là các nước châu Á sẽ phải bớt tiết kiệm và tiêu dùng nhiều hơn. Trong dài hạn, điều này có ý nghĩa. Người lao động Trung Quốc muốn lương hưu, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Nhưng có được các hệ thống này, cũng như hệ thống thuế cần thiết để tài trợ cho nó, sẽ không sớm xảy ra. Tiền Trung Quốc sẽ tăng giá, hàng Trung Quốc vào Mỹ sẽ đắt hơn, qua đó giảm lợi nhuận và tiết kiệm ở Trung Quốc. Chúng ta không biết điều gì nằm bên kia sự chuyển dịch này. Liệu tiết kiệm có giảm đủ để chống đỡ sức cầu thế giới? Nguồn cầu mới có xuất hiện kịp thời hay không?

Bài học từ cuộc khủng hoảng 2008

Có quá nhiều bài học từ khủng hoảng 2008. Dựa vào những gì đã nêu, chúng ta kết luận bằng cách xác định nhiều điểm then chốt phù hợp với Việt Nam và khu vực Đông Á.

Thứ nhất, mô hình tự bảo hiểm trước thất bại đồng tiền thông qua tích lũy dự trữ ngoại hối khổng lồ thời hậu khủng hoảng Đông Á là không bền vững. Chi phí cơ hội mà mô hình này đặt lên các nước là quá cao, và mô hình này thể hiện sự bòn rút sức cầu thế giới. Những dàn xếp mới toàn cầu là cần thiết để quản lý rủi ro tỉ giá mà không nhất thiết phải duy trì mức dự trữ quá lớn như vậy.

Thứ hai, tất cả các nước, kể cả Mỹ, cần áp đặt qui định chặt chẽ lên hoạt động cho vay cầm cố và tránh lặp lại khủng hoảng nợ dưới chuẩn. Cả Đan Mạch và Canada hầu như tránh được những tác động xấu nhất của cuộc khủng hoảng vì họ có những qui định cứng rắn đối với thị trường cầm cố. Các qui định gồm mức trần vốn vay ứng với giá trị bất động sản ở mức 80% hay thấp hơn, và buộc ngân hàng phát hành nợ phải chịu lỗ đầu tiên nếu có vỡ nợ.

Thứ ba, khi Mervyn King, thống đốc ngân hàng Anh quốc, tuyên bố hồi tháng 6/2009, các ngân hàng “quá lớn để thất bại” trở thành “quá lớn để tồn tại”. Đạo luật Bảo vệ người tiêu dùng và Cải cách Wall Street Dodd-Frank được ký thành luật ở Mỹ tháng 7/2010, cố gắng đối phó với vấn đề này bằng cách tăng cường kiểm soát quản lý các ngân hàng lớn hơn. Nó tạo ra Hội đồng giám sát và bình ổn tài chính trong Bộ Tài chính để giám sát các ngân hàng với hơn 50 tỉ đô-la tài sản. Hội đồng có thể hạn chế hoạt động của các ngân hàng lớn và buộc họ phải tách bạch tài sản.

Mervyn King, thống đốc ngân hàng Anh quốc
Mervyn King, thống đốc ngân hàng Anh quốc

Ý tưởng là khi các ngân hàng lớn hơn thì sẽ chịu quản lý nhiều hơn. Như vậy chủ trương là khuyến khích ngân hàng không lớn hơn nữa. Nhưng có khả thi? Ngân hàng lớn có những lợi thế khác, như tài chính rẻ hơn và quyền lực thị trường. Liệu quản lý nhiều hơn có đủ để khuyến khích họ thôi không tăng trưởng? Năng lực của các biện pháp tránh có thêm giải cứu từ Khu vực công sẽ phụ thuộc vào cách thức những qui định mới được triển khai.

Thứ tư, hoạt động ngân hàng thương mại phải được tách khỏi hoạt động ngân hàng đầu tư rủi ro. Paul Volcker, cựu chủ tịch Fed, đề xuất rằng các ngân hàng nhận tiền công chúng và được liên bang bảo hiểm phải bị cấm giao dịch tự doanh (proprietary trading).

Quan điểm này nổi tiếng thành “nguyên tắc Volcker” và được luật hóa một phần vào đạo luật Dodd-Frank, hạn chế mức tiếp xúc của ngân hàng với các quỹ đầu tư hay quỹ vốn chủ sở hữu tư nhân ở mức 3% vốn ngân hàng. Mức này có thể không đủ để cản trở các ngân hàng không tham gia vào những hoạt động rủi ro dẫn đến đợt cứu hộ khác của chính phủ.

Thứ năm, các hợp đồng phái sinh cần phải chuẩn hóa và giao dịch trên thị trường chứng khoán mở để đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh và biên lợi nhuận đủ an toàn. Bảo hiểm vỡ nợ tín dụng phải được hạn chế đối với các nhà đầu tư có rủi ro bảo hiểm được, hoặc cấm hoàn toàn.

Cuối cùng, các tổ chức đánh giá tín dụng không được bán kết quả xếp hạng cho các tổ chức phát hành chứng khoán. Hệ thống này tạo ra mâu thuẫn lợi ích khi bên bán trái phiếu có thể dò giá để được xếp hạng tốt hơn. Cũng cần có những cơ chế khác. Ví dụ, tổ chức phát hành chứng khoán phải ký quỹ, quỹ này dùng để trả cho các tổ chức độc lập thực hiện đánh giá theo yêu cầu của bên mua.

Jonathan R. Pincus, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI: Làm giàu từ cú đổ vỡ siêu bong bóng 2017- 2019

thương vụ để đời

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề