fbpx

KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH CÁ NHÂN

Một dự toán ngân sách nên thay đổi khi hoàn cảnh của bạn thay đổi. Đừng nghĩ rằng dự toán ngân sách mà bạn thực hiện năm 25 tuổi vẫn còn phù hợp khi bạn 35 tuổi. Thậm chí đến năm 27 tuổi, nó đã không còn phù hợp nữa rồi.

Thu nhập và chi phí của bạn sẽ thay đổi theo thời gian, thường là hàng năm. Bạn cũng có thể phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp về tài chính hoặc nhận được một vận may bất ngờ, chẳng hạn như một khoản thừa kế. Cho dù bạn trải qua một sự kiện tài chính lớn hoặc nhỏ hơn như được tăng lương, bạn sẽ luôn muốn cập nhật dự toán ngân sách của bạn cho phù hợp. Trong phần này, chúng tôi sẽ thảo luận về một số thay đổi phổ biến với cuộc sống của bạn và kết quả là bạn có thể muốn điều chỉnh dự toán ngân sách của mình.

1. ĐƯỢC TĂNG LƯƠNG

KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH CÁ NHÂN
Khi bạn được tăng lương, bạn nên có ý thức lựa chọn cách bạn sẽ chi tiêu số tiền tăng thêm như thế nào. Đầu tiên, hãy nhớ rằng nếu bạn được tăng lương thêm 1 triệu một tháng, nó sẽ không được nhiều như vậy sau khi tính thuế.

Nếu thuế thu nhập cá nhân của bạn là 15% thì thêm 1 triệu đồng một tháng sẽ chỉ mang lại cho bạn 850 nghìn sau thuế. Tương tự như với những khoản tiền khác, hãy “đối xử” với khoản tiền tăng thêm này theo cách tối ưu nhất mà bạn có thể. Liệu bạn có muốn đem gửi tiết kiệm số tiền ấy? Hay nâng cấp số kênh truyền hình cáp của bạn? Đi ăn tiệm nhiều hơn? Nếu bạn không quyết định điều mình muốn làm với số tiền này, chúng sẽ bốc hơi nhanh chóng.

2. MẤT VIỆC

Nếu bạn bị sa thải, bạn sẽ gần như chắc chắn cần phải cắt giảm chi tiêu của mình.

Hãy kiểm tra dự toán ngân sách của bạn để xem bạn có thể cắt giảm khoản nào. Bạn có thể cắt bỏ hoàn toàn một mục cụ thể, như là đi ăn ngoài. Hoặc phân bổ cắt giảm theo từng mục, như giảm tiền đi chợ 200 nghìn mỗi tháng. Dù tiết kiệm nhiều hay ít, bạn vẫn dành ra một khoản dự phòng để dùng đến trong trường hợp khẩn cấp, điều này là rất cần thiết.

Nếu bạn chưa bắt đầu lập dự toán ngân sách, và bạn vừa bị mất đi công việc của mình, hãy chọn một công việc bán thời gian, vì dù thu nhập có thể ít đi nhưng đây sẽ là cách giúp bạn chi trả phần nào các hóa đơn khi đang phải thắt chặt chi tiêu của mình.

Một ngoại lệ là nếu bạn đã làm việc ở một công ty đủ lâu để nhận được một khoản bồi thường thôi việc hào phóng mà với chúng bạn có thể duy trì chất lượng sống hiện tại của mình trong một thời gian dài. Ngoại trừ điều đó, một khoản bồi thường thôi việc nhỏ hơn hoặc bảo hiểm thất nghiệp nhà nước có thể giúp bạn qua khỏi khó khăn, nhưng không thứ nào trong chúng cung cấp cho bạn mức thu nhập hoặc sự ổn định tài chính bạn từng có trước đây.

3. PHÁT SINH TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP VỀ TÀI CHÍNH

KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH CÁ NHÂN

Mất việc chắc chắn có thể được tính là một trường hợp khẩn cấp về tài chính, nhưng nó không phải là vấn đề duy nhất bạn có thể gặp phải. Chiếc xe yêu quý của bạn đột nhiên có thể chết giữa đường, hoặc nó sẽ chết máy sớm nếu bạn không chịu chi trả cho việc sửa chữa tốn kém. Nếu bạn không có phương tiện công cộng tốt nơi bạn sinh sống hoặc một người sẵn sàng đưa bạn đến làm việc, bạn sẽ cần phải tìm mua một chiếc xe mới nhanh chóng hoặc thuê xe khi chờ sửa. Một lần nữa, bạn lại cần rút tiền từ quỹ dự phòng trong tình huống này. Thật trớ trêu nếu bạn không có quỹ khẩn cấp ấy! Vậy nên, cho dù hiện tại bạn chưa gặp phải bất kì bất trắc gì trong cuộc sống, nhưng biết đâu đấy nó lại diễn ra trong vài tháng tới, do vậy luôn đề phòng cẩn thận trước mọi tình huống bằng việc lập riêng một quỹ khẩn cấp trong dự toán ngân sách của bạn.

4. THỰC HIỆN MỘT KHOẢN CHI TIÊU LỚN

Điều chỉnh ngân sách để bạn có thể đủ khả năng chi trả cho một khoản chi tiêu lớn, như mua một chiếc xe mới hoặc một đám cưới, cũng tương tự như điều chỉnh dự toán ngân sách khi bạn mất việc hoặc rơi vào một trường hợp tài chính khẩn cấp. Bạn sẽ cần phải tìm nhiều cách để cắt giảm một hoặc một vài mục chi tiêu hay cách để tăng thu nhập của mình. Dù là bằng cách nào thì bạn cũng đã chuẩn bị sẵn tâm lý cho điều đó, do đó nếu có kế hoạch tài chính từ trước bạn sẽ bớt choáng ngợp hơn.

5. PHẢI GÁNH CHỊU MỘT CHI PHÍ LỚN PHÁT SINH

KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH CÁ NHÂN

Nếu bạn mua nhà, sinh con, đóng học phí cho con hoặc những việc tương tự, bạn sẽ cần phải điều chỉnh ngân sách của bạn lâu dài (cho ít nhất một vài năm). Điều này đòi hỏi bạn phải suy nghĩ lại về mọi khía cạnh về cả thu nhập và chi tiêu. Ví dụ, có cách nào bạn có thể kiếm nhiều tiền hơn không? Bạn có thực sự cần truyền hình cáp? Bạn có thể cắt dịch vụ điện thoại dây và sử dụng Viber để thay thế?

Để chuẩn bị cho sự thay đổi và chắc chắn rằng bạn có khả năng chi trả, điều chỉnh dự toán ngân sách vài tháng trước đó và giả vờ như thể chi phí mới ấy đã phát sinh. Bằng cách này, nếu bạn nhận ra bạn không thể đáp ứng tất cả các nghĩa vụ của mình, bạn sẽ có thời gian để sửa chữa những thứ này trước khi chi phí thực tế xảy ra mà chưa phải chịu tổn thất thực sự nào.

6. XEM LẠI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA BẠN

Nếu bạn từ một người thích ở nhà thành một dân chơi, tình hình tài chính của bạn chắc chắn cũng sẽ thay đổi. Ngoài ra, nếu bạn bắt đầu hẹn hò với một người mới, điều này có thể thay đổi tình hình tài chính của bạn. Nó có thể tốt hơn hoặc xấu đi, tùy thuộc vào việc bạn được nhận hay phải chi trả trong mối quan hệ này cũng như phong cách của người bạn đang hẹn hò.

7. THAY ĐỔI THÓI QUEN CỦA BẠN

Bất kì sự thay đổi nào trong thói quen sống sẽ luôn ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng thái chính của bạn. Ví dụ, nếu bạn quyết định thay đổi chế độ ăn hàng ngày của mình bằng việc tăng lượng rau xanh và protein như trứng, thịt và cá, bạn hẳn sẽ thấy tiền hóa đơn tăng lên đáng kể. Hay như bạn bắt đầu thói quen tập thể dục, bạn sẽ phải dành tiền để làm thẻ thành viên phòng gym hoặc mua đôi giày thể thao mới. Ngược lại, nếu bạn giảỉ thoát bản thân khỏi một thói quen không tốt như hút thuốc lá, điều này không chỉ giúp bạn ngay lập tức giảm những tác động không tốt tới dự toán ngân sách mà còn làm giảm tác động không tốt tới hệ thống tim mạch của bạn.

8. CẮT GIẢM MỘT CHI PHÍ LỚN

Cuối cùng, nếu bạn đã trả hết tiền thế chấp mua nhà, hoặc đã hoàn thành trách nhiệm đóng học phí 4 năm đại học của con, con cái bạn cũng đã sống riêng và có công ăn việc làm ổn định, bạn không chỉ ngừng việc chi trả số học phí ấy mà còn được miễn hoàn toàn tiền thực phẩm, quần áo và chi phí thêm của người khác. Vậy, bây giờ bạn sẽ làm gì với số tiền nhản rỗi này? Các dự toán ngân sách sẽ giúp bạn thực hiện điều đó. Có lẽ bạn muốn làm việc ít hơn và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn, có một kỳ nghỉ dài hoặc xây dựng khoản tiết kiệm hưu trí của mình, hãy thực hiện một cách hợp lý.

Như bạn có thể thấy, nhiều yếu tố có thể thay đổi tình hình tài chính của bạn từ tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Điều quan trọng là phải linh hoạt và điều chỉnh dự toán ngân sách để phù hợp trước những thay đổi, điều này giúp bạn có thể duy trì sử dụng khoản tiền bạn có một cách thông minh.

Nguồn: Saga

 

Thiết Kế Cuộc Đời Thịnh Vượng – Thái Phạm

Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng cuộc đời đáng mơ ước của bạn

Sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng - Thái phạm

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề