fbpx

Kiến thức Ichimoku toàn tập (Từ A đến Z) – Phần 2

Ichimoku Charts được xem là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả nhất được các nhà đầu tư trên toàn thế giới ưa chuộng. Vậy 5 đường trong hệ thống Ichimoku chi tiết như thế nào? 

Tham khảo Kiến thức Ichimoku toàn tập (Từ A đến Z) 

Trong hệ thông Ichimoku thì 5 đường Tenkan Sen, Kijun Sen, Chikou Span, Senkou Span A, Senkou Span B được xem là trái tim của Ichimoku. Chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về từng đường Line này.

1. Tenkan Sen

Tenkan Sen mô phỏng sự chuyển động ngắn hạn của giá. Đa số các nhà giao dịch (trader) sử dụng đường trung bình SMA 10. Nhưng với Tenkan Sen, bằng cách sử dụng trung bình của Highest High và Lowest Low ta đo được mức độ dao động giữa các chu kỳ.

Đường Tenkan Sen trong chỉ báo Ichimoku

Một số điều chúng ta cần ghi nhớ

  • Xu hướng Tăng giá: Nếu giá nằm trên Tenkan Sen
  • Xu hướng Giảm giá: Nếu giá nằm dưới Tenkan Sen

Tenkan Sen hướng cùng với xu hướng, độ dốc càng lớn thì xu hướng càng mạnh. Nếu Tenkan Sen đi ngang, nó cho biết giá đang lình xình trong ngắn hạn, giá có thể sớm đảo chiều.

Tenkan Sen là mức hỗ trợ, kháng cự ngắn hạn

Khi xu hướng đang chạy, nếu giá cắt Tenkan Sen theo hướng ngược với xu hướng thì có 3 kịch bản sẽ xảy ra:

  • Xu hướng hồi nhỏ, ngắn hạn: Khi giá cắt Tenkan Sen nhưng không cắt được Kijun Sen và sẽ nhanh chóng tiếp tục trend ban đầu.
  • Xu hướng hồi mạnh: Giá sẽ cắt cả Tenkan Sen và Kijun Sen theo hướng ngược xu hướng, sau đó sẽ tiếp tục xu hướng.
  • Xu hướng đảo chiều: Giống kịch bản hồi mạnh nhưng giá sẽ không tiếp tục xu hướng nữa. Giá sẽ hoặc là lình xình hoặc tạo xu hướng mới.

Tenkan Sen rất gần với giá, nếu giá và Tenkan Sen gần nhau thì xu hướng đó chậm, ít bị nhiễu. Nếu giá chạy xa khỏi Tenkan Sen thì nó sẽ hầu như quay lại gặp Tenkan Sen để cân bằng. Đôi khi giá chạy mạnh và xa tới Kijun Sen tạo nên một cú hồi mạnh hay có thể đảo chiều luôn. Vì vậy hãy cẩn thận khi giá không cân bằng với Tenkan Sen.

2. Kijun Sen

Kijun Sen mô phỏng sự chuyển động giá trong trung hạn. Cũng giống như Tenkan Sen nhưng thay vì dùng 9 chu kỳ thì nó dùng 26 chu kỳ. Với biểu đồ Daily thì Kijun Sen tương ứng một tháng (26 ngày giao dịch), còn Tenkan Sen ứng với 1 tuần rưỡi (9 ngày ).

Một số điều chúng ta cần ghi nhớ

  • Xu hướng Tăng giá: Nếu giá nằm trên Kijun Sen
  • Xu hướng Giảm giá: Nếu giá nằm dưới Kijun Sen

Kijun Sen hướng cùng với cùng xu hướng, độ dốc càng lớn thì xu hướng càng mạnh. Không giống Tenkan Sen, giá cần phải chạy nhiều thì mới bắt đầu ảnh hưởng đến Kijun Sen. Khi dùng Kijun Sen, ta sẽ lỡ đoạn đầu của xu hướng vì phải đợi xu hướng tự hình thành. Khi Kijun Sen đi ngang, nó phản ánh giá đang lình xình.

Kijun Sen là mức hỗ trợ, kháng cự quan trọng

  • Khi giá cắt Kijun Sen, xu hướng có thể thay đổi. Hồi mạnh hay đảo chiều chưa thể xảy ra nếu giá chưa cắt Kijun Sen.
  • Khi giá cắt Kijun Sen, thì cũng có 3 kịch bản tương tự như khi cắt Tenkan Sen.

Đường Kijun Sen trong chỉ báo Ichimoku

Giá thường có xu hướng di chuyển ra xa rồi quay lại Kijun Sen theo một chu kỳ nào đó vì Kijun Sen giống như một mức cân bằng. Khi Momentum tăng và giá dịch chuyển lên hoặc xuống nhanh thì Kijun Sen sẽ hút giá về vị trí cân bằng như một dây cao su.

Cả Tenkan Sen và Kijun Sen đều đo xu hướng ngắn hạn. Tenkan Sen nhanh hơn Kijun Sen vì nó dùng 9 thay vì 26. Vì vậy độ tin cậy của nó không cao như các thành phần khác của Ichimoku. Tuy nhiên nếu giá cắt Tenkan Sen thì có thể đó là báo hiệu xu hướng đổi chiều sớm và cần được xác nhận bởi các thành phần khác của Ichimoku trước khi giao dịch.

Nếu Tenkan Sen nằm trên Kijun Sen thì đó là dấu hiệu tăng giá và nằm dưới là dấu hiệu giảm giá.

Hà An

Nguồn: nguyenhuuduc.com.vn

Có thể bạn quan tâm
“Hệ thống giao dịch Ichimoku Charts” – Nicole Elliott

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề