fbpx

“Lạc Quan Tếu” phán gì về hành vi bầy đàn trong đầu tư?

“Lạc Quan Tếu” chia sẻ gì về hành vi bầy đàn và liệu các bao nhiêu nhà đầu tư đang bị “dắt mũi” bởi tâm lý này trên thị trường chứng khoán?

1. Chúng ta có đang thực sự mang theo tư duy độc lập trong đầu tư?

  • Cùng suy ngẫm về câu chuyện dưới đây:

Một cô gái mới bước chân tới một thành phố xa lạ, cô ấy cần chăm sóc mái tóc của mình. Sau khi hỏi thăm đường từ người dân địa phương, cô ấy cuối cùng cũng đứng trước 2 tiệm cắt tóc. Vấn đề là cô sẽ đặt cược vào tiệm nào?

Đặc điểm 2 tiệm cắt tóc:

Tiệm 1: Đây là một cửa tiệm khác khang trang, mọi thứ đều sạch sẽ và các dụng cụ đều mới toanh. Chủ tiệm là người đàn ông trung niên với gu thời trang chẳng chê vào đâu được, đặc biệt mái tóc của ông ấy là kiểu đang rất thịnh hành ở thời điểm hiện tại nhưng tiệm ông ấy lại chưa có một vị khách nào.

Tiệm 2: Tiệm thứ 2 có diện tích nhỏ hơn tiệm trước. Nhìn từ xa có thể thấy cửa hàng này có vẻ hơi tồi tàn. Nếu lại gần thì cô gái lại phát hiện là trên sàn của tiệm này còn vương vãi tóc của những người khách khác. Ông chủ tiệm này là một ông chú lớn tuổi với mái tóc có vẻ bù xù. Điều đáng ngạc nhiên là, ông ta lại đang khá bận bịu với những vị khách của mình.

Chúng ta hãy làm 1 ván cược nhẹ với nhau nào: Nếu là bạn thì bạn sẽ chọn tiệm 1 hay tiệm 2? 

  • Kết quả và câu hỏi về sự chính xác???

Cô gái của chúng ta sau một hồi quan sát đã bước vào tiệm số 2. Tại sao?

Dựa trên quan sát và phán đoán của mình, cô gái phân tích rằng tiệm đầu tuy có vẻ “hoành tráng lệ” theo vẻ bên ngoài nhưng lại không thu hút được vị khách nào, cô tự đặt ra giả thiết: “Nếu mọi thứ không như vẻ bề ngoài thì sao, có thể tiệm nhìn thì chuyên nghiệp nhưng người chủ lại không có kỹ năng làm tóc. Các vị khách trước đó sau khi âm thầm đánh giá 1 sao thì không quay trở lại nữa. 

Kết luận: Tiệm này không đáng tin cậy.”

Về việc tại sao cô ấy lại không bị thu hút bởi vẻ bề ngoài của tiệm cắt tóc 1?

Các nghiên cứu của Asch và Milgram trong cuốn “Lạc Quan Tếu” của Robert Shiller đã chỉ ra rằng:

Trích: “…mọi người sẵn sàng tin vào quan điểm của đa số hoặc tin vào các chuyên gia ngay cả khi họ hoàn toàn mâu thuẫn với phán xét thực tế… Hầu hết mọi người đều đã có nhiều kinh nghiệm trước đây về việc mắc lỗi khi họ mâu thuẫn với các phán đoán của một nhóm lớn hơn hoặc của chuyên gia, và họ đã học được từ những kinh nghiệm này…”

Có thể cô gái trong câu chuyện này đã từng mắc sai lầm trong việc đánh giá cao vẻ bề ngoài, đồng thời cô cũng đã từng bị bẽ mặt khi không thuận theo ý kiến số đông trong quá khứ. Cô đang áp dụng những kinh nghiệm này kết hợp với quan sát của bản thân để đưa ra kết luận cho mình.

Trong “Lạc Quan Tếu” hành vi như vậy được đánh giá là đầy lý trí và thông minh nhưng…

Vấn đề về sự chính xác

Kết quả cô gái chọn không tương đồng với việc đưa ra được kết luận tiệm cắt tóc nào tốt hơn vì không có sự xem xét thực sự về bằng chứng kết hợp vốn có trong tất cả quan sát cũng như trải nghiệm của cô ấy về hai tiệm cắt tóc.

Có thể cô ấy đã đúng hoặc sai?

2. Mối tương quan giữa hành vi bầy đàn và dòng thác thông tin trong “Lạc Quan Tếu”

Câu chuyện trên thì liên quan gì đến đầu tư? 

Trong “Lạc Quan Tếu”, Robert Shiller đã nhấn mạnh

Trích: “Ngay cả những người hoàn toàn lý trí cũng có thể tham gia vào hành vi bầy đàn khi họ suy tính đến các phán xét của người khác, và ngay cả khi họ biết rằng những người khác đang cư xử theo cách giống như bầy đàn…”

Trong đầu tư, nhất là về thị trường chứng khoán, ngay cả các nhà đầu tư lý trí có thể cũng bị dẫn dắt lạc lối. Họ có thể bị ảnh hưởng bởi các nhà đầu tư khác và tin rằng nếu số đông đang đổ tiền vào một công ty nào đó tiềm năng hay nếu họ cảm thấy số đông đều đua nhau bán tháo các cổ phiếu đang giảm giá trị của một công ty nào thì họ cũng sẽ làm vậy. 

Vấn đề này lại làm tôi nhớ đến sự giải thể của công ty Munger Wheeler vào năm 1974, khi ấy các đối tác của công ty đã đồng loạt rút vốn ra khỏi công ty dẫn đến việc Charlie Munger phải tuyên bố giải thể. Lúc bấy giờ, tuy Charlie vẫn củng cố được giá trị và tiềm năng vực dậy công ty ấy sau cuộc biến động nhưng ông lại không thể đối mặt với áp lực đến từ sự thua lỗ của những đối tác của mình.

3. Tạm Kết

Tâm lý bầy đàn có khả năng chi phối các nhà đầu tư ngay cả khi họ đưa ra các quyết định dựa trên các lập luận được hình thành từ sự quan sát sâu sắc và những kinh nghiệm từ thất bại trước đây. 

Vậy làm sao để chắt lọc thông tin tối ưu nhất khi đối diện với dòng thác thông tin tả pín lù trên thị trường đầu tư? 

Mà khoan, khi nãy bạn chọn tiệm cắt tóc nào nhỉ? Bạn có muốn biết Robert Shiller chọn đáp án nào không? 

Cùng tôi kiểm tra trong “Lạc Quan Tếu” nào!

Tác giả: Happy Live Team

Có thể bạn quan tâm: Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance

Nhận diện SIÊU BONG BÓNG

Cơ hội làm giàu từ sự phi lý trí của thị trường chứng khoán

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề