Làm sao để quản lý giao dịch hiệu quả trước biến động giá?
Quản lý giao dịch thành công là chìa khóa thành công của giao dịch và nó cũng quan trọng như chất lượng của kế hoạch giao dịch mà bạn đã lập ra.
Khi nói đến quản lý giao dịch, thì nhà giao dịch nên nghĩ ngay về việc đề cập đến những gì họ làm với vị thế của mình sau khi họ vào lệnh và trước khi bạn thoát lệnh.
Câu chuyện về 2 phong cách quản lý giao dịch khác nhau
Hai nhà giao dịch cùng tham gia một cơ hội giao dịch với cùng một chiến lược. Giao dịch diễn ra thuận lợi theo đúng như họ dự đoán nhưng sau đó lợi nhuận lại giảm đi một chút. Người đầu tiên lo sợ không giữ được lợi nhuận và đã nhanh chóng chốt lời chỉ để thu về một khoản ít ỏi.
Còn người kia tiếp tục gia tăng vị thế khi lợi nhuận đi xuống và đạt một khoản lợi nhuận lớn hơn nhiều. Cùng một ý tưởng nhưng kết quả khác nhau, đó là kết quả của hai lối tư duy và hai phong cách quản lý giao dịch khác nhau.
Sự khác biệt của nhà giao dịch chuyên nghiệp trong quản lý giao dịch
Việc quản lý các giao dịch đúng đắn tạo ra sự khác biệt giữa những nhà giao dịch có lợi nhuận đều đặn và những kẻ thất bại. Các nhà giao dịch mới vào nghề tin rằng khi họ đã vào lệnh, họ không nên làm gì khác ngoài việc kiên nhẫn chờ giá chạm lợi nhuận hoặc mức cắt lỗ mục tiêu.
Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì các nhà giao dịch chuyên nghiệp làm, họ biết rằng làm như vậy là không đủ. Khi lập kế hoạch giao dịch và vào một vị thế, bạn có một lượng thông tin tối thiểu về thị trường và do đó, căn cứ để đưa ra các quyết định của bạn cũng chỉ ở mức tối thiểu. Thị trường sẽ tiếp tục dao động sau khi bạn vào lệnh, bạn sẽ nhận được biến động giá và dữ liệu mới: biến động giá của cổ phiếu sẽ đi theo hoặc chống lại ý tưởng ban đầu của bạn. Do đó, bạn cần quản lý vị thế mở của mình.
Ví dụ cụ thể:
Nếu bạn đang mong đợi giá sẽ giảm mạnh và phá vỡ một ngưỡng hỗ trợ vững chắc nào đó, và bạn muốn bán khống, bạn có thể bắt đầu với việc bán khống 100 cổ phiếu. Khi cổ phiếu tạo đáy mới từ mức đó, những nhà đầu cơ lướt sóng trong ngày (scalper) và các thuật toán thường sẽ bắt đầu lướt sóng với hy vọng kiếm được 5 đến 10 xu mỗi cổ phiếu, khi ngưỡng hỗ trợ cũ bị phá vỡ. Thời điểm những người này chốt lời, giá thường được kéo trở lại ngưỡng hỗ trợ cũ, và thị trường đang kiểm tra ngưỡng này như một ngưỡng kháng cự mới.
Nếu giá không thể vượt qua được ngưỡng hỗ trợ này (bây giờ đang đóng vai trò là ngưỡng kháng cự mới), bạn có thể bắt đầu gia tăng thêm vị thế bán khống của mình. Ngược lại, nếu giá đi lên, bạn sẽ phải thoát vị thế và chỉ bị lỗ chút ít vì bạn chỉ bán khống 100 cổ phiếu.
Trích từ quyển sách: “Kỹ thuật giao dịch nâng cao để kiếm tiền hàng ngày trên thị trường chứng khoán – Advanced Techniques in Day Trading”.
Có thể bạn quan tâm
KỸ THUẬT GIAO DỊCH ĐỂ KIẾM TIỀN HÀNG NGÀY
(HOW TO DAY TRADE FOR A LIVING) – Andrew Aziz