fbpx

Lật tẩy thủ đoạn lừa đảo của CEO Alibaba khiến 4.000 người sập bẫy

Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT đã làm rõ, Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm dùng phương thức, thủ đoạn tinh vi, núp bóng dưới hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng thực chất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức huy động vốn theo phương thức đa cấp.

 Lật tẩy thủ đoạn lừa đảo của CEO Alibaba khiến 4.000 người sập bẫy
CEO Nguyễn Thái Luyện tại cơ quan điều tra. Ảnh CA

Ngày 19/12, Cơ quan CSĐT – Công an TPHCM đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố Nguyễn Thái Luyện (CEO Công ty Địa ốc Alibaba) cùng 22 bị can khác là cấp dưới về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT đã làm rõ phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm thực hiện.

Cụ thể, Luyện và đồng phạm dùng tiền (phần lớn chiếm đoạt từ khách hàng) chỉ đạo các cá nhân là người thân, nhân viên thân tín thuộc Công ty Địa ốc Alibaba đứng tên nhận chuyển nhượng đất ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sau đó, các cá nhân này lập hợp đồng uỷ quyền cho các pháp nhân khác do Nguyễn Thái Luyện tổ chức thành lập (chủ yếu là các công ty) để vẽ các dự án ma phân lô tách thửa trái quy định.

Sau khi vẽ ra các dự án ma, Luyện và đồng phạm tổ chức quảng cáo để câu khách hàng. Dù các dự án này không thực hiện theo đúng các thủ tục quy định về việc lập dự án, không đăng ký với cơ quan quản lý đất để để chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc tách thửa.

Tiếp đó, Nguyễn Thái Luyện chỉ đạo các chủ đầu tư ký hợp đồng hợp tác kinh doanh phân phối bán đất nền trong dự án ma này với Công ty Địa ốc Alibaba, để công ty này trở thành đại lý phân phối đất nền cho các khách hàng. Mục đích của Luyện và đồng phạm là che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của các dự án, tạo ra giao dịch ảo để khách hàng tin tưởng là dự án có đầy đủ pháp lý, đủ điều kiện giao dịch mua bán.

 Lật tẩy thủ đoạn lừa đảo của CEO Alibaba khiến 4.000 người sập bẫy

 Lật tẩy thủ đoạn lừa đảo của CEO Alibaba khiến 4.000 người sập bẫy
Các bị can trong vụ án bị Cơ quan điều tra đề nghị truy tố về tội lừa đảo. Ảnh CA

Cuối cùng, Nguyễn Thái Luyện chỉ đạo các pháp nhân đứng tên trên các dự án ký hợp đồng thoả thuận, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho khách hàng. Tiền thu được nộp về cho Công ty Địa ốc Alibaba.

Theo Công an TPHCM, đây là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có số lượng bị hại đông. Kết quả điều tra, Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm đã lập ra 22 pháp nhân, vẽ ra 58 dự án bất động sản ma tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận. Từ các dự án ma này, các đối tượng phạm tội đã tự ý phân lô, tách thửa trái phép bán cho gần 4000 bị hại, chiếm đoạt hơn 2.300 tỷ đồng.

Các đồng phạm trong vụ án này giữ vai trò giúp sức cho Nguyễn Thái Luyện để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với phương thức, thủ đoạn tinh vi, núp bóng dưới hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng thực chất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức huy động vốn theo phương thức đa cấp (sử dụng đất nền trong dự án “ma” làm mồi nhử).

Tất cả các dự án do Cty Alibaba tự vẽ ra đều không có thật và không thể tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở như các đối tượng quảng cáo. Thực tế khách hàng không nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư như cam kết ban đầu.

Trong vụ án này, Công an đã thu giữ số tiền mặt hơn 9,2 tỷ đồng, tạm giữ tiền trong tài khoản của các cá nhân là nhân viên và pháp nhân của các công ty con của Alibaba với số tiền 45 tỷ đồng. Đồng thời kê biên tổng cộng 650 thửa đất với tổng diện tích 447 héc-ta. Các tài sản này theo công an là để định giá nhằm đảm bảo thi hành án, bồi thường thiệt hại cho người dân.

Vợ Nguyễn Thái Luyện rửa tiền ra sao?

Ngoài tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện, giám đốc Công ty CP Alibaba Firm) và Nguyễn Thái Lực (em trai Luyện), Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán trưởng Alibaba) còn bị cơ quan chức năng đề nghị truy tố thêm tội “Rửa tiền”.

Theo Công an TPHCM, các bị can này đã chuyển 13 tỷ đồng (có nguồn gốc bất hợp pháp, chiếm đoạt được của khách hàng) lần lượt qua các tài khoản khác nhau từ ngày 19/9/2019 đến ngày 20/9/2019 để che giấu nguồn gốc tiền, sau đó rút ra sử dụng cá nhân.

 Lật tẩy thủ đoạn lừa đảo của CEO Alibaba khiến 4.000 người sập bẫy
Công an thu giữ nhiều tài liệu chứng cứ trong vụ án có số lượng bị hại rất đông. Ảnh CA

Cụ thể ngày 19/4/2018, Nguyễn Thái Lĩnh (em trai Luyện, bị đề nghị truy tố tội lừa đảo) yêu cầu Nguyễn Thái Lực đứng tên mở tài khoản tại ngân hàng. Đến ngày 21/11/2018, Mai chỉ đạo Lĩnh chuyển tiền vào tài khoản của Lực, để Lực rút ra đi mở một sổ tiết kiệm 50 tỷ đồng (tiền này của khách hàng thanh toán tiền mua đất của Công ty Địa ốc Alibaba).

Khi mở sổ tiết kiệm xong, Mai chỉ đạo Lực rút 31 tỷ đồng để mở sổ tiết kiệm cho Thắng đứng tên. Sau đó, người này rút tiền ra để mua hai căn nhà ở Đồng Nai. Số tiền còn lại khoản 13 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm.

Ngày 18/9/2019, khi Cơ quan CSĐT-Công an TPHCM khám xét Công ty Địa ốc Alibaba và một số chi nhánh của công ty này, Mai và Thắng cùng chứng kiến. Riêng Lực có đến trụ sở công ty nhưng không vào. Theo công an, cả 3 biết rõ 13 tỷ đồng còn lại trong sổ tiết kiệm có nguồn gốc bất hợp pháp nhưng sau đó đã rút ra đưa Mai giữ. Mai đã sử dụng số tiền này vào mục đích cá nhân.

Tất cả các dự án do Cty Alibaba tự vẽ ra đều không có thật và không thể tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở như các đối tượng quảng cáo. Thực tế khách hàng không nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư như cam kết ban đầu.

Trong vụ án này, Công an đã thu giữ số tiền mặt hơn 9,2 tỷ đồng, tạm giữ tiền trong tài khoản của các cá nhân là nhân viên và pháp nhân của các công ty con của Alibaba với số tiền 45 tỷ đồng. Đồng thời kê biên tổng cộng 650 thửa đất với tổng diện tích 447 héc-ta. Các tài sản này theo công an là để định giá nhằm đảm bảo thi hành án, bồi thường thiệt hại cho người dân.

Nguồn: Cafef, Happy Live sưu tầm.

Các viết cùng chủ đề