fbpx

Lên kế hoạch cuộc đời để không bối rối trước những câu hỏi: bạn là ai, bạn muốn trở thành người như thế nào?

Bạn có bao giờ bị nhà tuyển dụng đánh trượt khi hỏi về định hướng nghề nghiệp mình chưa? Câu hỏi vì sao bạn chọn nghề này và kế hoạch định hướng cho 5 năm tới?

Định hướng tương lai giúp nhà tuyển dụng quyết định có nên chọn bạn hay không
Định hướng tương lai – một trong những câu hỏi gây bối rối cho người xin việc

Lấp lửng không biết mình sẽ làm gì, đã làm được gì và cuối cùng mình đang làm gì và để làm gì? Tất cả những suy nghĩ mông lung này sẽ làm cho nhà tuyển dụng thấy bạn không có định hướng cũng như không có sự chuẩn bị kế hoạch cho cuộc đời. Bạn đã có “tấm bản đồ” cho cuộc đời mình?

Có một tác phẩm nổi tiếng mang tên “Yes or No – Những quyết định thay đổi số phận” của nhà văn Spencer Johnson kể về hành trình của một thanh niên đi tìm bí quyết của thành công và hạnh phúc từ những quyết định của mình.

Chàng thanh niên ấy luôn trăn trở: “Tại sao mình lại không thể giải quyết được việc gì cho ra hồn? Mình phải làm gì bây giờ? Làm gì để có thể thành công và hạnh phúc như biết bao nhiêu người khác?”. Một ngày, đang lúc buồn chán và không biết làm gì để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực đang bủa vây, anh tình cờ được mời tham gia vào một cuộc hành trình thú vị… Khu rừng mà chàng thanh niên sắp thám hiểm là một vùng đất nguy hiểm, hoang vu, ít người đặt chân tới. Anh tỏ ra rất hào hứng với chuyến đi này nên đã thức dậy từ tờ mờ sáng để khăn gói lên đường.

Chàng thanh niên ấy luôn trăn trở: “Tại sao mình lại không thể giải quyết được việc gì cho ra hồn? Mình phải làm gì bây giờ? Làm gì để có thể thành công và hạnh phúc như biết bao nhiêu người khác?”
Chàng thanh niên ấy luôn trăn trở: “Tại sao mình lại không thể giải quyết được việc gì cho ra hồn? Mình phải làm gì bây giờ? Làm gì để có thể thành công và hạnh phúc như biết bao nhiêu người khác?” (Ảnh minh họa)

Nhưng đi được một lúc, anh ta mới chợt nhớ ra mình không mang theo tấm bản đồ. Anh định quay về nhà lấy nhưng lại sợ không kịp thời gian nên vẫn tiếp tục đi. Và đến khi bị lạc đường, anh ta mới tự trách mình: “Giá mà mình chuẩn bị cẩn thận hơn thì đã không quên tấm bản đồ. Giá như lúc phát hiện không mang theo, mình bỏ chút thời gian quay về nhà lấy thì có lẽ mọi việc đã trở nên tốt đẹp hơn”.

Câu chuyện về chàng thành niên cũng là bài học cho tất cả chúng ta khi quyết định bất cứ một vấn đề nào bởi vì chúng ta chính là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho những quyết định đó. Cuộc sống luôn có đủ thời gian cho bạn sửa chữa những sai lầm. Song cuộc sống cũng vô cùng ngắn ngủi nếu bạn mãi lạc lối, đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác.

Cuộc sống luôn có đủ thời gian cho bạn sửa chữa những sai lầm.
Cuộc sống luôn có đủ thời gian cho bạn sửa chữa những sai lầm.

Bất kể bạn tìm đường đi đơn thuần hay tìm kiếm con đường dẫn tới tương lai hạnh phúc, bạn đều cần trang bị cho mình một “tấm bản đồ” để không mệt mỏi vì đi sai đường và không mất nhiều thời gian, công sức, thậm chí phải đánh đổi hay trả giá để sửa chữa những sai lầm không đáng có. Bạn sẽ biết rõ xuất phát điểm cũng như mục tiêu bạn định đi tới và quan trọng hơn, bạn sẽ định vị chính xác lộ trình mà bạn cần phải đi để có thể tới đích một cách nhanh nhất, ít rủi ro nhất.

Lập kế hoạch cho cuộc đời

Đã nói đến bản đồ là nói đến đường đi nước bước. Có con đường thẳng tắp để đi đến đích, có con đường ngoằn ngoèo và nếu chịu khó nghiên cứu ta thấy thêm những con đường tắt… vô vàn đường đi, ta phải biết quyết định hướng đi và quyết định đi theo con đường nào. Bạn biết cách lựa chọn đường đi thuận lợi nhất cho mình, hãy kiên trì sẽ thấy được điều lý thú.

 Ta phải biết quyết định hướng đi và quyết định đi theo con đường nào.
Ta phải biết quyết định hướng đi và quyết định đi theo con đường nào.

Nếu bạn chấp nhận để cho cuộc sống chỉ mang lại cho bạn những thứ không có gì là mới mẻ thì bạn sẽ chỉ cứ thế trôi dạt theo dòng chảy của cuộc sống. Không phải tất cả các tấm bản đồ đều dẫn đến kho báu. Nhưng ít nhất bạn sẽ chộp được cơ hội tốt hơn nếu bạn có bản đồ kho báu và một chiếc xẻng thay cho việc bạn chỉ đào bới một cách hú họa hoặc như hầu hết những người khác, bạn chẳng hề chạm vào chiếc xẻng.

Để lập được một kế hoach cho cuộc đời, bạn cần chú ý đến những điều sau:

* Định hướng cuộc đời:

Bạn phải suy nghĩ nghiêm túc xem mình muốn trở thành người như thế nào ở cuộc đời này? 5 – 10 năm nữa, bạn là ai? Có như vậy, bạn sẽ vẽ chính xác đường bản đồ cuộc đời của mình.

* Chia định hương cuộc đời thành những mục tiêu nhỏ hơn:

Những mục tiêu này được thực hiện theo từng giai đoạn thời gian. Bản đồ được hoàn thành chính là những kế hoạch trong tương lai, những bài học kinh nghiệm ở quá khứ và những thách thức phải đối mặt với hiện tại. Kế hoạch chính là tấm bản đồ vẽ ra những đoạn đường đi cụ thể để đạt tới đích.

Có người đi tới đích bằng xa lộ thẳng tắp – ví dụ như được cha mẹ có đủ điều kiện cho ta ăn học đến nơi đến chốn. Nhưng đa số chúng ta phải chọn những con đường ngoằn ngoèo – ví dụ như phải vừa học vừa làm, phải nghỉ vài năm giữa hai thời kỳ học để tích lũy tiền đóng học phí. Những đoạn đường nhỏ này cũng phải được vẽ trên bản đồ để ta có thể dự trù, tính toán để không bị động trong kế hoạch.

Đoạn đường nhỏ này cũng phải được vẽ trên bản đồ để ta có thể dự trù kế hoạch của mình
Đoạn đường nhỏ này cũng phải được vẽ trên bản đồ để ta có thể dự trù kế hoạch của mình

Các nhà khoa học cho rằng – Có kế hoạch là đã đi được 2/3 đoạn đường. Nếu không có sẵn bản đồ ta sẽ mất nhiều công sức và thời gian để mò mẫm.

* Kế hoạch phải khả thi:

Bạn sẽ không với quá cao để rồi nếu không đạt được sẽ thất vọng và chán nản bỏ cuộc. Bạn phải tự biết khả năng của chính mình, mặt mạnh lẫn mặt yếu. Bạn phải trả lời cho mình các câu hỏi (4 W và 1 H) sau đây:

WHAT: Cái gì? Tôi định làm gì, trở thành ai, theo đuổi mục đích nào?

WHY: Vì sao? Vì sao tôi theo đuổi ngành này? Vì cha mẹ thúc ép, vì bạn bè rủ rê? Vì nó đang là thời thượng? Hay vì tôi yêu thích, vì nó thật sự có ý nghĩa cho cuộc đời tôi?

WHO: Ai? Ai có liên quan? Trước tiên là tôi? Liệu tôi có đủ năng lực và kiên nhẫn để đeo đuổi mục đích cho đến cùng? Tôi có dễ chán nản hay bỏ cuộc không? Sức khỏe của tôi có tốt đủ để theo đuổi ngành học không?… Những người có liên quan nghĩ sao? Ai là người hỗ trợ đắc lực cho tôi trong những người thân (Cha mẹ, thầy cô, bạn bè…)? Đâu là trở lực? Nếu bố không đồng ý, làm sao thuyết phục? Nhờ mẹ hay anh chị lớn, hoặc cô chú nói giúp?

WHEN: Lúc nào? Vào thời điểm nào tôi sẽ khởi đầu và kết thúc giai đoạn nào của kế hoạch?

HOW: Bằng cách nào? Tôi sẽ cố gắng tích lũy học phí như thế nào? Tìm học bổng ra sao? Chọn trường nào để học ngoại ngữ tốt nhất? Trình bày ước muốn của mình với cha mẹ ra sao để thành công? Không phải chỉ lập một kế hoạch lớn, tổng quát mà phải chia nó ra thành nhiều kế hoạch nhỏ theo từng năm, từng sáu tháng, từng tháng và thậm chí từng tuần với công việc và giờ giấc cụ thể.

Tiến xa để thành công

Muốn thực hiện tốt kế hoạch lớn phải hoàn thành kế hoạch nhỏ. Muốn làm chủ cuộc đời mình phải làm chủ bản thân trong việc nhỏ. Sống kỷ luật, làm ra làm, chơi ra chơi, tuân thủ đúng kế hoạch. Dĩ nhiên, không ai có thể thực hiện tốt kế hoạch cuộc đời mình nếu mất đi nghị lực và niềm tin trong cuộc sống. Bên cạnh những kế hoạch đã dự định sẵn, bạn vẫn phải lưu tâm đến những rủi ro có thể gặp phải và tìm cách khắc phục. Vì thế kế hoạch đặt ra vẫn có thể được xem xét lại để hoàn thiện hơn hoặc thay đổi khi cần thiết.

Theo TH.S HOÀNG YẾN từ ESUHAI

Có thể bạn quan tâm: Làm chủ tuổi 20 – Kim chỉ nam thành công tuổi trẻ

Làm chủ tuổi 20

ĐẶT SÁCH

 

Các viết cùng chủ đề