fbpx

Lịch sử nước cam ép: Từ loại đồ uống chẳng ai thèm đến biểu tượng dinh dưỡng tại Mỹ, rồi lại bị người tiêu dùng quay lưng

Một chuyên gia marketing đã làm thay đổi quan điểm về nước cam tại Mỹ và từ một loại đồ uống chẳng ai thèm trở thành thứ không thể thiếu trong mọi bữa sáng.

Quay ngược dòng lịch sử, việc tiêu thụ nước ép trái cây đã là một hoạt động tồn tại từ lâu đời với loài người. Hoạt động ép nho lấy rượu đã có từ năm 6000 trước Công nguyên (BC), trong khi táo cũng được ủ thành rượu từ lâu và bằng chứng khảo cổ lâu nhất là vào năm 55 BC ở thời Julius Ceasar của đế chế Lã Mã. Đối với nước chanh, bằng chứng khảo cổ lâu nhất là vào năm 900 sau Công nguyên (CE).

Ngoài những lý do ngon miệng và dễ trồng, việc ép nước trái cây cho dinh dưỡng cao cũng là một yếu tố khiến con người dùng chúng như một loại ẩm thực. Thế nhưng cho đến trước thập niên 1900, hầu như chẳng có ai để ý đến nước cam bởi hương vị của nó không được ưa chuộng bằng những loại hoa quả khác. Thậm chí việc uống nước cam cũng chẳng hợp với khẩu vị của các loại đồ ăn thời kỳ đó.

Thế nhưng ngày nay, nước cam ép lại xuất hiện ở khắp mọi nơi và trở thành thứ đồ uống yêu thích của người Mỹ cho bữa sáng. Vậy điều gì đã khiến nước cam ép trỗi dậy trở thành loại đồ uống yêu thích của người Mỹ và vì sao lượng tiêu thụ nó lại suy giảm dần trong vài năm trở lại đây?

Lịch sử nước cam ép: Từ loại đồ uống chẳng ai thèm đến biểu tượng dinh dưỡng tại Mỹ, rồi lại bị người tiêu dùng quay lưng

Khởi nguyên từ marketing  

Vào đầu thập niên 1900, Liên hiệp những người nông dân trồng hoa quả tại California (CFGE) đã có một quyết định điên rồ khi chặt bỏ những cây cam mà họ đã tốn nhiều công sức trồng. Nguyên nhân chính là sản lượng cam quá nhiều, cung vượt cầu khiến giá cam hạ thảm hại. Tất nhiên quyết định này đẫm nước mắt của người nông dân khi phải mất 15 năm để trồng hạt giống đến một cây cam trưởng thành cho thu hoạch đầu tiên.

Trong thời kỳ này, cam chủ yếu được dùng để ăn thường và chẳng mấy ai uống nước cam do vị của chúng không hợp với hầu hết đồ ăn.

Quyết định của CFGE đã đến tai một trong những nhà marketing giỏi nhất thời đó là Albert Lasker. Ông đã thuyết phục các trang trại ở California hợp nhất sản phẩm dưới tên 1 thương hiệu duy nhất: Sunkist. Sau đó tích cực quảng bá cho dòng nước cam thương hiệu này.

Cũng chính Lasker là người đề nghị bán nước cam ép tại Mỹ đầu tiên. Theo Lasker, uống mộc cốc nước cam tương đương bán 3 quả cam, qua đó sẽ dễ dàng giải quyết tình trạng thừa cung. Hơn nữa nếu người tiêu dùng uống nước cam ép, họ sẽ phải mua dụng cụ vắt cam, qua đó tăng doanh số cho công ty.

Để kích thích người mua, Lasker đề nghị phát những chiếc thìa sắt mang biểu tượng của Sunkist để đổi lấy 24 vỏ gói quả cam. Chương trình khuyến mãi này đã khiến Sunkist thành người mua đồ bạc nhiều nhất tại Mỹ thời gian đó. Tuy nhiên đây chưa phải là yếu tố chính khiến nước cam thành trào lưu tại Mỹ.

Áp dụng bài bản chiến lược marketing, Lasker gắn nước cam với hình ảnh dinh dưỡng, sức khỏe. Ông tài trợ cho hàng loạt báo cáo khoa học chỉ ra rằng nước cam giàu dinh dưỡng và nên được uống trong mọi bữa ăn. Hệ quả là khách hàng bắt đầu tin, qua đó làm tăng 400% doanh số của Sunkist.

Động thái quảng cáo này đã làm thay đổi quan điểm về nước cam tại Mỹ và từ một loại đồ uống chẳng ai thèm trở thành thứ không thể thiếu trong mọi bữa sáng.

Lịch sử nước cam ép: Từ loại đồ uống chẳng ai thèm đến biểu tượng dinh dưỡng tại Mỹ, rồi lại bị người tiêu dùng quay lưng

Mở rộng nhờ chiến tranh

Dù nước cam đã được quảng bá nhưng các nhà cung ứng lại gặp khó khăn trong việc giữ chất lượng chúng tươi ngon. Trong khi nước táo hay cà chua có thể để lâu trong quá trình vận chuyển thì nước cam lại để được rất ngắn ngày. Việc đựng lâu trong hộp sẽ khiến chúng biến màu xỉn và mất vị tươi ngon. Vậy là dù nhu cầu nước cam tăng cao nhưng chúng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi cho đến Thế chiến II.

Trong chiến tranh, binh lính thường ăn không đủ dinh dưỡng và mắc nhiều bệnh. Đặc biệt việc thiếu Vitamin C khiến nhiều binh lính gặp tình trạng mệt mỏi, sưng đau, teo xương hay thậm chí là lở loét miệng. Bởi vậy vào năm 1942, quân đội Mỹ đã tuyên bố trao thưởng cho bất kỳ ai có khả năng giải quyết thách thức vận chuyển nước cam lâu ngày mà vẫn giữ được Vitamin C.

Năm 1945, các nhà khoa học của Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (USDA) chi nhánh Florida đã phát minh ra công nghệ cô đọng cam thành bột, pha cùng chút nước và thêm chút nước cam tạo vị để ra một thành phẩm mới có thể vận chuyển lâu ngày. Ngay lập tức quân đội Mỹ đã đặt hàng 500.000 thùng nước cam ép dạng này cho binh lính.

Thế nhưng Thế chiến II lúc này đã chấm dứt và nước cam ép nhân tạo kiểu này bắt đầu được bán ra thị trường. Ban đầu loại đồ uống mới này không thu hút người tiêu dùng mấy và các nhà sản xuất đã tung hàng triệu USD cho quảng cáo. Sau 3 năm kể từ khi chiến dịch quảng bá nước cam ép nhân tạo bắt đầu vào năm 1949, hãng sản xuất lớn nhất thời đó là Minute Maid đã thu về 30 triệu USD.

Kể từ đây, nước cam bắt đầu lan rộng ra toàn nước Mỹ cũng như thế giới. Năm 1950, bình quân mỗi người Mỹ tiêu thụ khoảng 3,6 kg cam mỗi năm thì vào năm 1960, con số này đã vượt 9kg/năm.

Nhu cầu nước cam ép ngày một tăng và đến năm 1970, khoảng 90% sản lượng cam tại bang Florida-Mỹ là được dùng cho sản xuất nước hoa quả.

Thế nhưng nước cam ép không giữ được vị thế của mình lâu. Kể từ năm 1998 đến nay, lượng tiêu thụ nước cam bắt đầu suy giảm. Vậy phải chăng người dân đã chán vị của loại quả này?

Lịch sử nước cam ép: Từ loại đồ uống chẳng ai thèm đến biểu tượng dinh dưỡng tại Mỹ, rồi lại bị người tiêu dùng quay lưng04

Thoái trào của nước cam đóng hộp

Một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng quay lưng với nước cam đóng hộp là do trình độ dân trí lên cao, mức sống cải thiện khiến mọi người chú ý hơn đến sức khỏe. Kể từ đây, người tiêu dùng phát hiện nước cam ép thực tế chẳng tốt cho sức khỏe như vẫn quảng cáo. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy chúng quá nhiều đường, không có nhiều chất dinh dưỡng và thậm chí một số báo cáo còn cho rằng nước cam ép đóng hộp chẳng khác gì một chai nước ngọt không có ga.

Do đó, nhiều người Mỹ hiện đã chuyển sang tự tay pha đồ uống cho bữa sáng của mình. Thế nhưng đây không phải là yếu tố duy nhất khiến lượng tiêu thụ nước cam ép đi xuống. Khảo sát cho thấy vào năm 1970, khoảng 89% người dân Mỹ ăn sáng thì con số này chỉ còn khoảng 75% vào năm 2016.

Cuộc sống bận rộn khiến giới trẻ Mỹ ngày nay bỏ bữa sáng càng nhiều và hiển nhiên, biểu tượng nước cam cũng trôi đi theo đó. Với bữa trưa và bữa tối, nước cam dường như không hợp vị cho ẩm thực phương Tây.

Bên cạnh đó, việc giá nước cam ép quá cao so với điều kiện kinh tế khủng hoảng thời gian gần đây cũng khiến người Mỹ không còn mặn mà. Giá nước cam ép tại Mỹ rẻ nhất trong khoảng 1995-2005 và liên tục biến động theo chiều đi lên. Chúng chạm đỉnh vào năm 2016 và dù đã hạ nhưng cũng ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của người tiêu dùng.

Nguồn: Sưu tầm

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách LÀM GIÀU TỪ KINH DOANH

10 cuốn sách kinh doanh thực chiến thời đại "bình thường mới"

Đọc thêm

Các viết cùng chủ đề